khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2015

76 667 0
khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2010 - 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── LỜI MỞ ĐẦU Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí liền kề thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài Vì vậy Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Khi mới được tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% bình quân cả nước, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 12,9% trong cơ cấu GDP, trình độ công nghệ, thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thấp kém, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đạt dưới 100 tỷ đồng. Xác định xuất phát điểm thấp, để tránh nguy cơ tụt hậu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tiềm năng và lợt thế, cố gắng nỗ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, kết quả từ năm 2000 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước, riêng công nghiệp tốc độ phát triển đứng vào loại cao nhất nhì cả nước. GDP đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Kết quả này có được là do tác động của khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Với bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 Vĩnh Phúctỉnh có các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp và tới năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, để đạt được điều này thì tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục khai thác các thế mạnh công nghiệp của tỉnh Xuất phát từ lý do trên, với đề tài em đã lựa chọn đề tài: “ Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015” đề tài đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng quá trình khai thác tiềm năng thế mạnh tỉnh Vĩnh Phúcgiai đoạn 2000 – 2010 để từ đó rút ra những kinh nghiệm và các giải pháp ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── khai thác tiềm năng thế mạnh công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương: Chương I: Tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Chương II: Thực trạng khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010. Chương III: Giải pháp thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. Để hoàn thành đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Phạm Văn Vận cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là chú Nguyễn Kim Khải – Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, anh Hoàng Xuân Phú trưởng phòng Tổng hợp – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cùng các anh chị phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, hơn nữa trong một vài năm gần đây tỉnh Vĩnh Phúc có thay đổi về danh giới tỉnh và một số huyện nên việc cập nhật, xử lý số liệu còn gặp nhiều khó khăn và đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô để hoàn thiện hơn nữa chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── CHƯƠNG I : TIỀM NĂNGTHẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm ngành công nghiệp: Công nghiệpngành kinh tế quan trọng và gần như không thể thiếu được đối với bất kì quốc gia nào. Trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia ít nhiều nói lên sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Công nghiệpngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất gồm 3 loại hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tính chất tác động của hoạt động này cắt đứt các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. - Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội. Chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về vật chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong sinh hoạt. Quá trình chế biến từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng; và cũng có thể một loại sản phẩm nào đó được tạo ra từ những loại nguyên liệu khác nhau. - Sản xuất và phân phối điện, nước, ga: Vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước ga cho nhu cầu sản xuất cũng như cho tiêu dùng trong đời sống hàng ngày. Để thực hiện ba hoạt động đó, dưới tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành các ngành công nghiệp : ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── - Công nghiệp khai thác: Là khai thác tài nguyên khoáng sản, động, thực vật. Công nghiệp khai thác bao gồm: Khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than; khai thác các quặng kim loại; khai thác các quặng phi kim loại (chủ yếu là vật liệu xây dựng); khai thác các quặng đặc biệt. - Công nghiệp chế biến: Là sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân, công nghiệp chế biến bao gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu: + Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất bao gồm ngành cơ khí, chế tạo máy, các ngành kỹ thuật và điện tử. Đây là ngành công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. + Công nghiệp chế biến trên đối tượng lao động như công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim, hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng. + Công nghiệp chế biến thực phẩm và các vật phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày như công nghiệp sản xuất gỗ, giấy, sành sứ, thủy tinh, may mặc và da giầy, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người. - Công nghiệp điện, nước, ga vừa sản xuất vừa phân phối điện, nước, ga cho hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt. Như vậy chúng ta có thể hiểu công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều hình thức khác nhau. 2. Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp: Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp được xem xét trên cả 2 mặt: Mặt kĩ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Bởi nếu xét trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người thì quá trình sản xuất là sự tổng hợp của hai mặt: Mặt kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── 2.1 Các đặc trưng về mặt kĩ thuật - Đặc trưng về công nghệ sản xuất: Trong công nghiệp, chủ yếu là quá trình tác động trực tiếp bằng phương pháp cơ lí hoá của con người, làm thay đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm thích ứng với nhu cầu của con người. Công nghệ cơ lý làm thay đổi hình dạng, kích thước cũng như những biến đổi về lượng nói chung của đối tượng lao động, biến chúng thành các nguồn nguyên liệu ban đầu, song các đặc tính của chúng thì hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Công nghệ hóa học tác động làm biến đổi các đặc tính ban đầu của đối tượng lao động hay nói cách khác là tạo ra những sự thay đổi về chất ở đối tượng lao động. Ngày nay, phương pháp công nghệ sinh học cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Công nghệ sinh học tác động vào đối tượng lao động làm biến đổi đối tượng lao động theo hướng tích cực, tức là phát huy được những đặc tính tốt và hạn chế được những đặc tính không tốt hay không cần thiết với nhu cầu của con người. - Đặc trưng về sự biến đổi các đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất: Các đối tượng lao động của quá trình sản xuất công nghiệp, sau mỗi chu kì sản xuất, được thay đổi hoàn toàn về chất từ công dụng cụ thể này chuyển sang sản phẩm có công dụng cụ thể hoàn toàn khác. Hoặc một loại nguyên liệu sau quá trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có công dụng khác nhau. - Về công dụng kinh tế của sản phẩm: Sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp ứng nhiều loại nhu cầu ở trình độ ngày càng cao của xã hội. Sản xuất công nghiệp đã biến đổi một loại nguyên liệu ban đầu thành rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thỏa mãn được nhu cầu phong phú và đa dạng của con người. Như vậy, sản xuất công nghiệp là hoạt động sản xuất duy nhất tạo ra các sản phẩm thực hiện chức năng là các tư liệu lao động trong các ngành kinh tế. Đặc trưng này cho thấy vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất của quá trình sản xuất đó. ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── 2.2 Đặc trưng kinh tế xã hội của sản xuất công nghiệp - Do các đặc điểm về mặt kĩ thuật của sản xuất như đã nêu trên, trong quá trình phát triển, công nghiệp luôn luôn là ngành có điều kiện phát triển về kĩ thuật, tổ chức sản xuất; lực lượng sản xuất phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Cũng do đặc điểm kĩ thuật của sản xuất, công nghiệp đào tạo ra được một đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỉ luật cao, có tác phong lao động “công nghiệp”. Đội ngũ lao động đó trong giai cấp công nhân luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia. - Cũng do đặc trưng kĩ thuật sản xuất về công nghệ và sự biến đổi về đối tượng lao động, trong công nghiệp có điều kiện và cần thiết phải phân công lao động ngày càng sâu, tạo điều kiện, tiền đề để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở trình độ và tính chất cao hơn các ngành khác. Việc nghiên cứu các đặc trưng về mặt kinh tế - xã hội của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong tổ chức sản xuất cũng như trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với các ngành kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Trong hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp cũng như thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp không thể không xem xét tới các đặc trưng này. 3. Vai trò của công nghiệp trong phát triển Kinh tế: Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong nền Kinh tế Quốc dân, là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành mũi nhọn có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên sản xuất theo quy mô lớn và hiện đại. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành tiếp tục chế biến các nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── phẩm trung gian để sản xuất ra vật phẩm cuối cùng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Công nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp lớn vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo của công nghiệp được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: 3.1 Vai trò cung cấp tư liệu sản xuất: Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệpngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, cho nên công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển công nghiệp càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại và tiện dụng - mà cao nhất là tự động hóa, có thể nâng cao năng suất lao động cũng như tạo ra sự vượt trội về sản phẩm công nghiệp. Vai trò là ngành kinh tế duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất cho thấy công nghiệpngành kinh tế không thể thiếu được đối với bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia không thể phát triển các ngành kinh tế nếu công nghiệp lạc hậu, kém phát triển. Bởi không có tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công nghiệp không phát triển thì không tạo ra được những tư liệu sản xuất phục vụ các ngành kinh tế khác, sản xuất chỉ ở mức thủ công, năng suất thấp và không tận dụng hết được khả năng sản xuất cũng như không có cơ hội phát triển một số ngành nghề đòi hỏi trình độ cao của công nghệ sản xuất. Vì thế, ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── trình độ phát triển công nghiệp thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của rất nhiều ngành nghề cũng như các ngành kinh tế của một quốc gia nói chung. Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đã và đang đưa thế giới bước vào trình độ sản xuất cao nhất, đó là các tư liệu sản xuất có khả năng thay thế hoàn toàn hoặc phần lớn cho sức lao động của con người, đó chính là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hóa trong một số khâu sản xuất hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Thiết bị tự động hóa thể hiện sự phát triển kỳ diệu của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành sản xuất khác trong đó có cả công nghiệp. Công nghiệp càng phát triển thì trình độ tư liệu sản xuất tương ứng càng cao và ngược lại, yếu tố này có tác động rất lớn tới trình độ sản xuất nông nghiệp. 3.2 Vai trò phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng ta chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu động, thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: Phân bón, kỹ thuật, cũng như những cải tiến làm nâng cao năng suất trong nông nghiệp; Ngoài ra CN còn có vai trò xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. Ngày nay nhờ có CN cung cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại mà công việc sản xuất nông nghiệp đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Cơ giới hóa giảm bớt thời gian, công sức người nông dân bỏ ra cho sản xuất nông nghiệp, như việc tạo ra máy gặt lúa, tuốt lúa, việc nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu, trừ cỏ - Công nghiệp cũng góp phần điều chỉnh và tác động vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ có sự nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp ngày nay đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, tạo ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── ra những cây trồng vật nuôi cú đặc tính ưu việt như: thịt lợn siêu nạc, gà siêu trứng, các loại hoa quả trái vụ và một số loại quả không hạt, các loại hoa đa sắc màu - Công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Như chúng ta biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá trị sản phẩm thấp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giỏ trị từ các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Công nghiệp cũng góp phần tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Như chúng ta biết, sản phẩm nông nghiệp thường có tính thời vụ và không thể bảo quản lâu được do đặc tính sinh học. Nếu không có công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp không thể tồn tại lâu dài được, dẫn tới tình trạng tồn đọng và mau hỏng. Nhất là các loại hoa quả không thể để lâu. 3.3 Vai trò cung cấp hàng tiêu dùng Sản xuất nông nghiệp chỉ cung cấp cho con người những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người còn công nghiệp cung cấp cho chúng ta hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng da dạng và phong phú của con người. Mọi sản phẩm chúng ta tiêu dùng trong sinh hoạt phục vụ cho ăn uống, đi lại, giải trí đều có vai trò cung cấp to lớn của công nghiệp. Trước đây, khi công nghiệp chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp còn giữ vai trò chủ đạo thì những sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng chủ yếu là chỉ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người. Công nghiệp càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và càng được nâng cao về chất lượng. Điều đó cho thấy công nghiệp có vai trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp những vật phẩm tiêu dùng cho con người. Công nghiệp phát triển cũng làm tăng năng lực của con người và tiết kiệm được nhiều thời gian trong các hoạt động hàng ngày như vui chơi, làm việc, đi lại 3.4. Thu hút lao động nông nghiệp Công nghiệp đã tác động vào sản xuất nông nghiệp làm tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lao động của người nông dân nhờ nâng cao năng suất lao động. Điều đó ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── làm cho người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế khác, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân. Đồng thời là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghiệp đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh. Người nông dân mất đất trở thành thất nghiệp. Khi đó, công nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm cho các lao động nông nghiệp, biến các lao động nông nghiệp thành các công nhân công nghiệp. Thực tế cho thấy tốc độ tăng lao động công nghiệp luôn lớn hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành kinh tế khác. Bởi công nghiệp có khả năng phát triển vượt trội và có khả năng tạo ra nhiều ngành sản xuất mới. Theo quy luật phát triển và xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm dần và tỷ trọng công nghiệp sẽ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một vùng. Sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho sự phát triển như vũ bão của công nghiệp. Bởi khi các nhu cầu cơ bản - nhất là nhu cầu về lương thực, thực phẩm đó được thỏa mãn thì vai trũ cung cấp các vật phẩm thô phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nông nghiệp cũng sẽ dần nhường chỗ cho những nhu cầu khác cao hơn, do chính sản xuất công nghiệp đem đến cho chúng ta. Từ đó ta thấy rằng không chỉ thu hút lao động cho nông nghiệpcông nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như: Tăng thu nhập dân cư và ổn định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi … cũng như những vấn đề bức xúc trong xã hội nảy sinh do dư thừa lao động nông nghiệp gây ra như các tệ nạn xã hội, các vấn đề về truyền thống đạo đức phát sinh ở nông thôn 3.5. Công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội Khi xem xét vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế thì không thể không nhắc tới vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hoá. Khi nói đến công nghiệp là nói đến một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, còn khi ───────────────────────────────────────────── Sinh viên thực tập: Đỗ Trung Hiếu Kinh tế Phát triển 48A [...]... Phúc: 3.1 Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp: Với các yếu tố lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích ở trên thì có thể nhận thấy những điều kiện thuận lợi để các chuyên ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống phát triển -. .. lợi thế về địa lý, trình độ nhân công và, tình hình thu hút đầu tư ngành công nghiệp cơ khí là ngànhtiềm năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và có quy mô lớn nhất của tỉnh và là ngành có triển vọng thúc đẩy các chuyên ngành khác phát triển theo - Với lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tin học thì với những lợi thế của ngành công nghiệp. .. TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 -2 009: I TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2009: 1 Kết quả đạt được: Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tuy còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Đây chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của tỉnh trong... đấu tới năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, và tới năm 2020 thì đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp Với đà tăng trưởng như vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng Vĩnh Phúc sẽ sớm trở thành một tỉnh Công nghiệp phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc 1 Số lượng cơ sở công nghiệp - TTCN: 1.1 Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo nhóm ngành: Theo... sự phát triển ổn định lâu dài II TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP: 1 Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp: - Tiềm năng phát triển được đánh giá bởi: Tiềm lực kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng về tài chính và tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động sản xuất và dịch... trong giai đoạn này số cơ sở của ngành công nghiệp khai thác đã tăng lên đáng kể, dần khẳng định tiềm năng, lợi thế riêng của nhóm ngành còn số cơ sở công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng nên không có sự thay đổi 1.2 Số lượng cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế: Theo số liệu niên giám thống kê, năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc có 7 cơ sở sản xuất công nghiệp. .. doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 75 – 80 % tổng kim ngạch nhập khẩu Với chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu đòi hỏi phải có biện pháp tăng mạnh xuất khẩu, đặc biệt cần phát huy thế mạnh các mặt hàng xuất khẩu để tạo lợi thế cạnh tranh Giá trị xuất khẩu hiện nay vẫn chưa tương xứng với quy mô nền kinh tế và tiềm năng của tỉnh II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 200 0- 2009: Công nghiệp. .. lợi thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tuy nhiên nguồn nguyên liệu không được phong phú vì vậy ngành công nghiệp khai thác không có khả năng phát triển bùng nổ - Ngoài ra một số ngành khác như ngành công nghiệp dệt may, da giày , công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm… thì nguồn nguyên liệu khá phong phú nhưng chưa được đánh giá cao để có thể trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của toàn tỉnh. .. thế của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cùng với những tiến bộ về trình độ lao động, trình độ KHCN là điều kiện tốt thu hút luồng đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh kéo theo thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử, tin học của tỉnh phát triển trong thời gian tới Ngành công nghiệp điện tử, tin học phát triển cũng là tiền đề tốt để tạo nên một nền công nghiệp hiện đại - Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu... tế Phát triển 48A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân ────────────────────────────────────────────── kinh tế vẫn ở mức cao: 56,04%( tỷ trọng toàn ngành CN XD là 58,34% ) năm 2010 dự kiến là 56,59% Theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thì tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 là 22,01%/năm; giai đoạn 2006 -2 010 là 21,195 năm; tiếp tục duy trì mức . I: Tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Chương II: Thực trạng khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai. Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010. Chương III: Giải pháp thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. Để hoàn

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

    • I. KHÁI NIỆM:

      • 1. Khái niệm ngành công nghiệp:

      • Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và gần như không thể thiếu được đối với bất kì quốc gia nào. Trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia ít nhiều nói lên sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

      • Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất gồm 3 loại hoạt động chủ yếu:

      • 2. Đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp:

      • 3. Vai trò của công nghiệp trong phát triển Kinh tế:

        • - Công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp. Như chúng ta biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá trị sản phẩm thấp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giỏ trị từ các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người. Công nghiệp cũng góp phần tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Như chúng ta biết, sản phẩm nông nghiệp thường có tính thời vụ và không thể bảo quản lâu được do đặc tính sinh học. Nếu không có công nghiệp chế biến các sản phẩm của nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp không thể tồn tại lâu dài được, dẫn tới tình trạng tồn đọng và mau hỏng. Nhất là các loại hoa quả không thể để lâu.

        • II. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH TỈNH VĨNH PHÚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP:

          • 1. Quan niệm về tiềm năng thế mạnh phát triển ngành công nghiệp:

          • - Tiềm năng phát triển được đánh giá bởi: Tiềm lực kinh tế hiện tại, mức huy động vốn, khả năng về tài chính và tiền tệ, khuôn khổ pháp lý, môi trường pháp lý có phù hợp với việc thu hút vốn đầu tư cũng như triển khai các hoạt động sản xuất và dịch vụ hay không, cơ chế quản lý hoàn thiện (theo nghĩa phù hợp với thị trường hay vẫn quan liêu làm méo mó các quyết định sản xuất). Những khó khăn trong hội nhập với khu vực và thế giới.

          • 2. Các lợi thế phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc:

            • 2.1.1. Vị trí địa lý:

            • 2.1.2. Địa hình:

            • 2.1.3. Khí hậu:

            • 2.1.4 Thủy văn:

            • 2.1.5 Tài nguyên nước:

            • 2.1.6 Tài nguyên khoáng sản:

            • 2.1.7 Tài nguyên đất đai:

            • 2.1.8 Tài nguyên lâm nghiệp:

            • 2.1.9 Tài nguyên du lịch:

            • 2.3.1. Giao thông:

            • 2.3.2. Điện lực:

            • 2.3.3. Thông tin liên lạc:

            • 2.3.4. Tình hình cung cấp nước sạch:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan