chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở việt nam - cần giải pháp mạnh

46 910 11
chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở việt nam - cần giải pháp mạnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO là một mốc vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế như đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Một năm sau hội nhập, kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến ngoạn mục mà cả bạn bè quốc tế lẫn các nhà làm chính sách Việt Nam cũng không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, Việt Nam một năm sau WTO cũng phải đối diện với không ít vấn đề phát sinh, hệ quả của tăng trưởng nóng và vẫn chưa hết lúng túng khi giải quyết chúng. Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo với mức GDP đạt 836 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý… có sự chênh lệch so với các nước phát triển. Một trong những vấn đề nóng đó là gian lận thương mại ngày càng gia tăng. Hiện nay, việc gian lận xuất xứ hàng hoá nhằm các mục đích khác nhau diễn ra hết sức tinh vi, gây ra thất thu thuế lớn cho Ngân sách nhà nước. Việc phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ có ý nghĩa thiết thực trong việc chống thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu lớn cho ngân sách, giúp cán cân thanh toán thu - chi ngân sách cân bằng, đúng kế hoạch và góp phần tích cực cho việc tích luỹ vốn để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam - cần giải pháp mạnh”. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 1 Về lý luận: Đề tài đưa ra những kiến thức cơ bản về xuất xứ và phân loại xuất xứ của hàng hóa, sự cần thiết phải xác định xuất xứ của hàng hóa và các quy tắc áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa gian lận xuất xứ và sự cần thiết chống gian lận xuất xứ, các hình thức gian lận chủ yếu, dấu hiệu và biện pháp hạn chế. Về thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác chống gian lận thương mại nói chung và chống gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Đề tài được giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu về chống gian lận xuất xứ của hàng hóa, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước đang được áp dụng trong công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế và ảnh hưởng của các xu hướng này đến tình hình gian lận xuất xứ, đến công tác chống gian lận xuất xứ trong thời gian tới. Đưa ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả của công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng kết hợp vận dụng với các biện pháp như tổng hợp, phân tích, thống kê để tổng hợp về lý luận, phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu. Những nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện những lí luận chung về xuất xứ hàng hóa và công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong điều kiện gia nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời, về thực tiễn, đề tài kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 phần như sau: Chương 1: Lí luận chung về xuất xứ hàng hóachống gian lận xuất xứ hàng hóa. Chương 2: Thực trạng công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam. 3 Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁCHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ 1.1. Xuất xứ hàng hoá và xác định xuất xứ hàng hoá. 1.1.1. Xuất xứ hàng hoá. Xuất xứ hàng hoáxuất xứ của một sản phẩm hàng hoá. Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), xuất xứ hàng hoá “là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”. Còn theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, tại Điều 3, xuất xứ hàng hoá được định nghĩa như sau: “Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”. Như vậy, tuy có khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ, nhưng hai định nghĩa của quốc tế và quốc gia có cùng nghĩa với nhau. Đó là, xuất xứ hàng hoá là “quốc tịch” của hàng hoá đó. Nếu việc chuyên môn hoá quốc tế dẫn đến hàng hoá được sản xuất từ nhiều quốc gia, qua nhiều công đoạn chế biến, thì quốc tịch của hàng hoá đó được xác định là nơi hàng hoá đó được sản xuất, chế biến, gia công hay lắp ráp và đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phù hợp với các thoả thuận thương mại giữa các nước, khối kinh tế, khu vực hoặc các vùng lãnh thổ. 1.1.2. Xác định xuất xứ hàng hoá và sự cần thiết xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu. Xuất xứ hàng hóacăn cứ để xác định nguồn gốc của hàng hóa, áp và tính thuế xuất, nhập khẩu cũng như các công việc khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu 4 I.1.2.1. Xuất xứ hàng hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương Các nước phát triển sử dụng xuất xứ hàng hóa như phương tiện để áp dụng các biện pháp bảo vệ như hạn ngạch nhập khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phá giá để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển. Hiện nay trên thế giới có 3 thị trường lớn đang sử dụng việc cấp hạn ngạch nhập khẩu như một biện pháp kiểm soát hoạt động ngoại thương đối với các nước đang phát triển (thực chất đây là biện pháp kiểm soát hoạt động ngoại thương, bảo vệ thị trường nội địa) là Mỹ, Cộng đồng kinh tế Châu Âu và Nhật Bản. Hàng hóaxuất xứ từ các nước đang phát triển nhập vào thị trường này, nếu nằm trong hạn ngạch được phép thì có thuế nhập khẩu rất thấp, ngược lại thì phải chịu thuế suất cao. Điều này khẳng định vai trò của xuất xứ hàng hóa như một phương tiện định vị chính sách kiểm soát hoạt động ngoại thương đối với một số nước. I.1.2.2. Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được thừa hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu Hàng hóa xuất khẩu chỉ được hưởng ưu đãi từ các nước có những hiệp định song phương và đa phương khác nhau. Xác định chính xác xuất xứ sẽ đảm bảo sự thuận lợi và công bằng của việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập đối với hàng hóa của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu. I.1.2.3. Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế suất của thuế nhập khẩu Ví dụ: Việt Nam đang áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóaxuất xứ từ các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận FTA ( khu vực mậu dịch tự do AFTA) hoặc thuế suất ưu đãi tối huệ quốc (MEN) hoặc ưu đãi đặc 5 biệt khác đối với hàng hóaxuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam, danh sách các nước và vùng lãnh thổ được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt được Bộ Thương mại cập nhật hàng năm ( ví dụ tại công văn số 0622/BTM-PC ngày 26/01/2007). Như vậy, các nước khác nhau chưa ký thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì hàng hóaxuất xứ từ các nước này nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng theo biểu thuế suất thông thường. Do đó, xuất xứ hàng hóa là cơ sỡ để áp dụng các chính sách thuế khác nhau của quốc gia trong hoạt động thương mại. I.1.2.4. Khẳng định uy tín, trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, khách hàng và vị trí của nước xuất trong thương mại quốc tế Vai trò này thể hiện rất rõ khi hàng hóa xuất khẩu đứng vững trên thị trường thương mại quốc tế. Uy tín chất lượng của hàng hóa đôi khi gắn liền với xuất xứ được khách hàng thừa nhận. Chẳng hạn, hàng hóa của hãng Honda có xuất xứ từ Nhật Bản có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Nó không những khẳng định chất lượng hàng hóa của hãng Honda mà còn khẳng định uy tín của Nhật Bản trên thị trường thương mại quốc tế. I.1.2.5. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Trong những trường hợp cần thiết, kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhằm xácđịnh hàng hóaxuất phát từ vùng có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc bệnh dịch. Khi đó, hải quan căn cứ vào xuất xứ để kiểm tra về mặt dịch tễ, hoặc không cho hàng hóa vi phạm nhập khẩu để ngăn chặn việc lây lan của dịch bệnh, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Ví dụ: trường hợp cấm nhập khẩu thịt bò có xuất xứ từ nước Anh khi có dịch 6 bệnh bò điên, cấm nhập khẩu thit lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn có xuất xứ từ Đài Loan, Hồng Kông sau khi có dịch bệnh lở mồm long móng, cấm nhập khẩu đối với gia cầm từ nước Trung Quốc và một số nước khi có dịch bệnh cúm H5N1… Thông qua xuất xứ hàng hóa các quốc gia có thể kiểm soát cả xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu phương hại đến lợi ích cộng đồng, an ninh chính trị và bảo vệ môi sinh. Ví dụ: các Chính phủ không cho nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ các nước có sử dụng lao động khổ sai của trẻ em, lao dịch tù nhân, các sản phẩm hoặc buôn bán các sản phẩm nhằm tài trợ cho khủng bố, bạo lực. Chính phủ có thể cấm xuất nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại một nước không tuân thủ tiêu chuẩn về môi trường hoặc bản thân sản phẩm tác hại cho môi trường chung như chất CFC (phá hủy tầng Ôzôn).v.v…. I.1.2.6. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc thống kê ngoại thương Xuất xứ hàng hóa là tiêu chí quan trọng và cần thiết để thực hiện thống kê ngoại thương theo từng nước hoặc từng khu vực. Qua các số liệu thống kê ngoại thương, các Chính phủ và các tổ chức quốc tế có thể dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thương mại phù hợp điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc quốc tế. Đối với Việt Nam, số liệu thống kê hải quan chủ yếu dựa trên các tiêu chí trên tờ khai hải quan bao gồm tiêu chí xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu. Số liệu thống kê được lập theo tiêu chí xuất xứ giúp cho Chính phủ đưa ra các biện pháp và chính sách trong việc cân bằng cán cân thương mại đối với từng nước, từng khu vực trên thế giới, điều hành cơ chế xuất nhập khẩu một cách kịp thời và chính xác. 7 1.1.3. Các quy tắc xác định xuất xứ hàng hoá. 1.1.3.1. Quy tắc xuất xứ phổ biến. 1.1.3.1.1. Xuất xứ thuần túy ( Wholly obtained - WO ) Các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ hàng hóa thuần úy, bao gồm: - Cây trồng và các sản phảm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. - Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó - Các sản phẩm từ động vật sống tại quốc gia và vùng lãnh thổ đó - Các sản phẩm thu được từ săn bắt, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. - Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. - Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế. - Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với các quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó. - Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm đánh bắt được quốc gia, vùng lãnh thổ đó và tàu được đăng ký với quốc gia đó, được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. - Các vật phẩm có được quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế. 8 - Các hàng hóa có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên quốc gia, vùng lãnh thổ 1.1.3.1.2. Xuất xứ không thuần túy(not whollyobtained) Hàng hóaxuất xứ không thuần túy là hàng hóa được sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu của hai hoặc nhiều nước. Hàng hóaxuất xứ không thuần túy được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này. Như vậy, nước xuất xứ là nước mà nguyên vật liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu hàng hóa đã được gia công chế biến đủ tại đó. 1.1.3.1.3. Xuất xứ cộng gộp (Accumulation) Xuất xứ cộng gộp cho phép sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nước được hưởng ưu đãi để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi ; không phải đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số HS (CTC) hoặc gia công chế biến Nước xuất xứ của hàng hóa được hưởng ưu đãi theo quy tắc cộng gộp là nước tham gia sản xuấtxuất khẩu hàng hóa đó sang nước có thỏa thuận cho hưởng ưu đãi thuế quan (cộng gộp ASEAN, ACFTA, ) 1.1.3.1.4. Quy tắc vận tải trực tiếp (Direct consignment) Quy tắc vận tải trực tiếp hàng hóa, hàng hóa phải được huyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng, không qua lãnh thổ một quốc gia nào khác, có hoặc không chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời với điều kiện : - Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc yêu cầu vận tải - Không được mua bán hoặc tiêu thụ tại đó - Không xử lý gì trừ việc bốc dỡ, tái xếp hàng nhằm đảm bảo giữ hàng trong tình trạng tốt 9 1.1.3.2. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể. 1.1.3.2.1. Quy tắc chuyển đổi mã số HS Chuyển đổi mã số hàng hóa hay chuyển đổi mã số HS là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hay vùng lãnh thổ này. Quy tắc này được xây dựng phù hợp với hệ thống danh mục hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa HS (Harmonized System) của tổ chức hải quan thế giới và thường được dùng làm phụ lục của FTA. Quy tắc này đòi hỏi nguyên vật liệu tham gia trong quá trình sản xuất phảiđạt được chuyển đổi cơ bản để hàng hóa được công nhận là có xuất xứ tại nước chuyển đổi cơ bản đó. Ví dụ: Thịt bò đông lạnh (0202) nhập khẩu từ Úc; gia vị quế, hồi (0906- 0909) nhập từ Trung Quốc; được sử dụng để sản xuất xúc xích thịt bò (1601) tại Indonesia. Thịt bò đông lạnh thuộc chương 2 và gia vị chương 9 là nguyên vật liệu không có xuất xứ đã đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số HS, do vậy, xúc xích bò được coi là có xuất xứ tại Indonesia. Ví dụ: Máy bán đồ uống tự động (8476.21) sản xuất tại Singapore từ các nguyên vật liệu, bộ phận nhập khẩu. Nguyên vật liệu nhập khẩu được phân loại theo các bộ phận phụ tùng tương đương với mã số HS (trừ phân nhóm 8476.21 – 8476.89). Bộ phận chỉ được thiết kế để sử dụng cho các loại máy bán hàng tự động được phân loại vào nhóm 8476.90. Nhà xuất khẩu có thể sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và các bộ phận của máy bán hàng chuyên dụng (8476.90) để sản xuất máy bán đồ uống tự động (8476.21) để đủ điều kiện hưởng ưu đãi. Quá trình sản xuất máy bán đồ uống tự động bao gồm nguyên vật liệu nhập khẩu của một số nước, được gia công chế biến tại Singapore, đạt được sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng đó là cho ra một sản phẩm mới và khác với nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất (Phụ lục K, Công ước Kyoto). 10 [...]... doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến pháp luật, vận động hướng doanh nghiệp tới sự tuân thủ, tự nguyện trong công tác khai báo xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu 17 Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Các quy định pháp lý về chống gian lận xuất xứ hàng hoá Việt Nam Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy định... hợp (4203.29), được cắt và may thành hình hoặc được lắp ráp tại lãnh thổ của một nước được công nhận xuất xứ 1.2 Gian lận xuất xứ hàng hóachống gian lận xuất xứ hàng hóa 1.2.1 Gian lận xuất xứ hàng hóa Gian lận thương mại qua xuất xứ được hiểu là mọi mưu toan vi phạm hay lạm dụng các quy tắc xuất xứ và/hay các quy định về hải quan trong các thỏa thuận song phương và đa phương đang có hiệu lực tại... hàng hóa để chủ động phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật 16 1.2.2.2 Các biện pháp cơ bản hạn chế gian lận xuất xứ hàng hóa Để làm tốt công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu, Hải quan cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Một là, phối hợp với các Bộ ngành... hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính 13 1.2.1.1 Các hình thức gian lận xuất xứ hàng hóa - Cung cấp các tài liệu , chứng từ không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp - Làm sai hoặc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả - Đưa hàng hóa. .. phạm pháp luật trong lĩnh vực xác định, kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu cho phù hợp với Hiệp định về quy tắc xuất xứ và quy định về xuất xứ của công ước Kyoto sửa đổi, xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O) Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc kiểm tra, xác minh và chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất. .. việc chống gian lận thương mại sẽ bảo đảm cho các nhà sản xuất trong nước phát triển 1.2.2 Chống gian lận xuất xứ hàng hóa Các hoạt động cơ quan Hải quan thực hiện để chống gian lận xuất xứ bao gồm tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thông tin trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan và xuất xứ hàng hóa để chủ động phòng, chống gian. .. chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ không ưu đãi, thống nhất các quy tắc ưu đãi mà các bên tham gia và phối hợp kiểm tra, xác minh chống gian lận về xuất xứ hàng hóa Hợp tác Hải quan với các Bộ Ngành trong công tác xây dựng quy tắc xuất xứ, xác định xuất xứ hàng hóa và trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa Hải quan hướng dẫn quy trình xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh... bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa của Hiệp định Quy 18 tắc xuất xứ và Phụ lục K của công ước Kyoto sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam 2.2 Thực trạng việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam hiện nay Việc các C/O (giấy chứng nhận nguồn gốc) giả đang gây ra những hậu quả rất xấu cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong việc... quy phạm pháp luật, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam 2.2.1.2 Khó khăn: Một là, khung pháp lý cho hoạt động chống gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hoá còn hạn chế Việt Nam đã phát triển kinh tế thị trường nhưng lại thiếu những thể chế hỗ trợ đi kèm Đó là trừng phạt những hành vi gian dối, gian lận thương... hàng hóa giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam - Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ 1.2.1.2 Các dấu hiệu phát hiện gian lận thương mại qua xuất xứ Gian lận thương mại ngày càng xảy ra nhiều với nhiều hình thức khác nhau và tinh xảo hơn Ví dụ sau đây phần nào cho biết cách thức gian lận thương mại của các doanh nghiệp trong thời buổi nền kinh tế mở cửa, gia nhập WTO Công ty Sony Việt Nam đã phát hiện . nhận xuất xứ. 1.2. Gian lận xuất xứ hàng hóa và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. 1.2.1. Gian lận xuất xứ hàng hóa. Gian lận thương mại qua xuất xứ được. luận chung về xuất xứ hàng hóa và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Chương 2: Thực trạng công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay. Chương

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan