Đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam

25 444 0
Đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NGYUỄN THỊ PHƯƠNG DUNG ĐẨY MẠNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ:260.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢ LÝ Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Minh An HÀ NỘI _ 2010 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet là một trong những chính sách lớn của mỗi quốc gia nhằm phát triển đi trước một bước, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và Internet của mọi người dân, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Hiện nay, mức độ phổ cập đối với các dịch vụ viễn thông Việt Nam mới chỉ làm tốt khu vực thành thị. Trái lại, các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, việc phổ cập dịch vụ cho người dân còn khó khăn, các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng để phát triển dịch vụ, phí sử dụng dịch vụ còn cao chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân. Trong bối cảnh đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về dịch vụ viễn thông công ích và phổ cập dịch vụ viễn thông công ích. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu là các chủ trương, chính sách, văn bản hướng dẫn của Nhà nước và hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005 - 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp tổng hợp - phân tích số liệu, phương pháp thực nghiệm như tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của ngành. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1.1. Khái niệm sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ viễn thông công ích 1.1.1.1. Sản phẩm dịch vụ công ích: Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh; Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. 1.1.1.2. Dịch vụ viễn thông công ích gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cậpdịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, điều kiện, chất lượng và giá cước do Nhà nước quy định. Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Bản chất hoạt động viễn thông công ích Do ý muốn chủ quan của Nhà nước, Nhà nước quy định và hỗ trợ cho các hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước; Hoạt động vì lợi ích chung, lợi ích lâu dài của quốc gia; Hoạt động công ích được pháp luật bảo trợ, Chính phủ quản lý về đối tượng, phạm vi, chất lượng, giá cả và các chế độ khác; Doanh nghiệp được Nhà nước giao kế hoạch, đặt hàng hoặc nhận thầu hoạt động viễn thông công ích phải tuân thủ các chỉ tiêu Nhà nước quy định. 1.1.3. Danh mục dịch vụ viễn thông công ích 1.1.3.1. Dịch vụ viễn thông phổ cập a. Dịch vụ điện thoại tiêu chuẩn là dịch vụ điện thoại trong phạm vi vùng nội hạt giữa các thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến hoặc vô tuyến của mạng PSTN hoặc IP với giá cước nội hạt và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. b. Dịch vụ truy nhập Internet tiêu chuẩn là dịch vụ truy nhập Internet bằng phương thức quay số hoặc băng rộng với giá cước và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 1.1.3.2. Dịch vụ viễn thông bắt buộc a. Liên lạc khẩn cấp về cấp cứu y tế (115), cứu hỏa (114), công an (113). b. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao nội hạt (116). c. Các dịch vụ viễn thông và Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phục vụ theo đối tượng, phương thức liên lạc, phạm vi liên lạc, trong khoảng thời gian cụ thể đối với các trường hợp khẩn cấp sau: Khẩn cấp về quốc phòng, an ninh; Khẩn cấp phục vụ chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác;Khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch bệnh; Khẩn cấp phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; Hoạt động điều hành, ứng cứu khẩn cấp sự cố nhằm đảm bảo an toàn của mạng lưới viễn thông và Internet; Các liên lạc khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. 1.1.4. Vai trò của dịch vụ viễn thông công ích Đảm bảo công bằng xã hội; Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; Góp phần phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng; Thúc đẩy và tạo điều kiện để thị trường viễn thông phát triển. 1.2. PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.2.1. Dịch vụ phổ cập và sự cần thiết phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Tại Việt Nam, Luật Viễn thông quy định: Dịch vụ viễn thông phổ cậpdịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo danh mục, điều kiện, chất lượng và giá cước do Nhà nước quy định. Theo quyết định số 43/2006/QĐ-BBCVT quy định dịch vụ viễn thông phổ cập bao gồm dịch vụ điện thoại tiêu chuẩn và dịch vụ truy nhập Internet tiêu chuẩn. Ngày nay, viễn thông được coi là dịch vụ thiết yếu của con người. Việc phổ cập dịch vụ viễn thông đảm bảo việc truy nhập của mọi đối tượng xã hội trong thế kỷ 21; tạo điều kiện phát triển hài hoà giữa chính trị, kinh tế và văn hoá; thúc đẩy phát triển kinh tế; thúc đẩy phân bố dân cư hợp lý hơn; xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. 1.2.2. Mục tiêu của dịch vụ viễn thông phổ cập - Giai đoạn hình thành mạng lưới: Mục tiêu hướng vào giải pháp kỹ thuật đối với dịch vụ điện thoại đường dài kết nối với các thành phố trung tâm chính. - Giai đoạn phát triển mạng lưới: Hướng mục tiêu vào việc cung cấp dịch vụ tới tất cả các khu vực địa lý với điều kiện tương đương nhau. - Giai đoạn thứ ba: Hướng tới cước phí truy cập sử dụng dịch vụ cơ bản để thu hút người sử dụng dịch vụ. - Giai đoạn thứ tư: Nâng cao mật độ điện thoại tại hộ gia đình. - Giai đoạn cuối cùng: Các nhu cầu truyền thông cơ bản được đáp ứng và các dịch vụ thông tin được cung cấp cho người dân. 1.2.3. Nội dung của dịch vụ phổ cập Các dịch vụ truyền thống cơ bản thay đổi theo mức độ phát triển mạng lưới và khả năng của người dân. Tại các quốc gia kinh tế đang phát triển thì mục tiêu chủ yếu hướng đến vấn đề kết nối công cộng cơ bản, trong khi các quốc gia phát triển đã có dịch vụ phổ cập thì không chỉ cung cấp các dịch vụ điện thoại cơ bản mà còn cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ Internet, các dịch vụ truyền thanh, truyền hình 1.2.4. Triển khai phổ cập dịch vụ 1.2.4.1. Các nguyên tắc chung về chính sách Tại các quốc gia đang phát triển, chính sách thường hướng đến mục tiêu phát triển kết nối mạng để thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới và phát triển kinh tế, nhằm mục đích hoàn thành truy cập phổ cập đại chúng. 1.2.4.2. Trợ cấp chi phí a. Bao cấp chéo: Nhà khai thác sử dụng các dự án có lãi của họ để trang trải cho phần lỗ khi triển khai dịch vụ phổ cập. b. Tái cân đối giá cước và bù đắp thâm hụt kết nối Tái cân đối giá cước là bước cải cách cơ cấu tính giá cước theo phương pháp bao cấp chéo nhằm mục đích điều chỉnh về giá cước và hướng tới yêu cầu về cơ chế giá cước dựa trên chi phí thực tế. Bù đắp thâm hụt kết nối được hiểu là các nhà khai thác viễn thông cạnh tranh (nhà khai thác mới) cần phải trả tiền cho các nhà khai thác chi phối để bù đắp các khoản thâm hụt kết nối của họ. c. Quỹ dịch vụ phổ cập: là một loại quỹ đặc biệt của Chính phủ được dùng để triển khai và xây dựng dịch vụ viễn thông phổ cập. Để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc phổ cập dịch vụ, hiện nay các nước thường sử dụng hình thức quỹ để phổ cập dịch vụ. 1.2.5. Vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của doanh nghiệp 1.2.5.1. Vai trò của Nhà nước: Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các giai đoạn dịch vụ phổ cập. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng môi trường hành lang pháp lý đầy đủ cũng như đưa ra được các chủ trương, chính sách về phổ cập dịch vụ một cách rõ ràng, minh bạch, hợp lý để lôi kéo các doanh nghiệp vào thực hiện nghĩa vụ phổ cập dịch vụ. 1.2.5.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp: Hoặc trực tiếp cung cấp dịch vụ phổ cập cho người dân, hoặc tham gia đóng góp kinh phí vào quỹ dịch vụ phổ cập. 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Môi trường thể chế; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Môi trường cạnh tranh; Sự phát triển mạng viễn thông. 1.3. KINH NGHIỆM PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.3.1. Phổ cập dịch vụ một số nước Phổ cập dịch vụ Trung Quốc; Phổ cập dịch vụ Ma-lai-xi-a; Phổ cập dịch vụ Thái Lan; Phổ cập dịch vụ Úc; Phổ cập dịch vụ Mỹ 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Đảm bảo thực thi chính sách dịch vụ viễn thông công ích thống nhất trên cả nước được thực hiện thành các chương trình cụ thể. - Mục tiêu trước hết là hỗ trợ dịch vụ cho cộng đồng; tạo điều kiện để người dân có cơ hội được sử dụng dịch vụ viễn thông thiết yếu. - Hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam không chỉ là bù đắp chi phí duy trì mạng lưới viễn thông vùng kinh doanh không có lợi nhuận, mà còn hỗ trợ phát triển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích đối với vùng khó khăn. - Việc định ra nghĩa vụ đóng góp tài chính của các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ phải đảm bảo sự công bằng. - Việc cân đối giữa công nghệ và nội dung phổ cập cần được quan tâm hơn nữa trong việc phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam. - Việc lắp đặt các trung tâm thông tin cộng đồng, điểm truy nhập công cộng nên tính đến khoảng cách hợp lý tới mỗi địa điểm của người dùng, phương tiện đi lại, mật độ dân cư và vị trí. - Tích cực khai thác các nguồn tài chính trong và ngoài nước. Chương 2 THỰC TRẠNG PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCHVIỆT NAM 2.1.TỔNG QUAN QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ ra đời là một yêu cầu tất yếu và phù hợp với thông lệ, kinh nghiệm chung của thế giới trong quá trình phát triển ngành viễn thông nói chung và phổ cập dịch vụ viễn thông nói riêng. Quỹ hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích các khu vực mà theo cơ chế thị trường doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ này không có khả năng bù đắp chi phí; hỗ trợ thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông Việt Nam. Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn: Vốn điều lệ; Các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông; Các khoản vốn khác. Hoạt động của Quỹ bao gồm: Hỗ trợ các đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công; Các hoạt động khác. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm: Hội đồng Quản lý, Ban Kiểm soát và cơ quan điều hành Quỹ. 2.2.TÌNH HÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCHVIỆT NAM 2.2.1. Tổng quan về viễn thông Việt Nam Sau hơn 20 năm thực hiện tăng tốc, hội nhập và phát triển; cơ sở hạ tầng mạng viễn thông và Internet Việt Nam đã được hiện đại hoá, bao phủ rộng khắp đất nước. Các dịch vụ viễn thông cơ bản, Internet ngày càng phát triển sôi động. Đối với khu vực đồng bằng và trung du hiện nay, nhìn chung bước đầu đã tiệm cận với khu vực thành phố về tốc độ phát triển hạ tầng, loại hình và chất lượng dịch vụ. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng viễn thông rất tốn kém nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp nên các doanh nghiệp viễn thông không chú trọng đầu tư vào khu vực đặc biệt khó khăn này. Theo số liệu cuối năm 2005, có 30/670 huyện (4,5%) có mật độ điện thoại cố định dưới 1 máy/100 dân; 82/670 huyện (12,2%) có mật độ điện thoại khoảng từ 1 đến 2 máy/100 dân; gần 200 huyện (30%) có mật độ điện thoại dưới 2,6 máy/100 dân. Mật độ thuê bao Internet tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là 0,018 máy/100 dân. Nhà nước đã thực hiện chính sách hỗ trợ việc cung ứng và sử dụng dịch vụ cho các doanh nghiệp viễn thông và người dân thông qua Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. 2.2.2. Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 2.2.2.1. Mục tiêu - Mục tiêu tổng thể: Đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2010, bảo đảm mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt 5 máy/100 dân; 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng; 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ Internet công cộng; mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc. 2.2.2.2. Nhiệm vụ: Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng; Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông chi phí duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích; Hỗ trợ các nhiệm vụ công ích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2.2.2.3. Phạm vi, đối tượng (1) Phạm vi thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: Vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; Các xã ngoài vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chưa có điểm truy nhập điện thoại và Internet công cộng; Các dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ cung cấp trên toàn quốc. (2) Đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là các đối tượng truy nhập dịch vụ viễn thông công ích tại các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng do Quỹ tài trợ và các chủ thuê bao là cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại các khu vực được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2.2.2.4. Kinh phí thực hiện ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng. 2.2.3. Tình hình hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông công ích 2.2.3.1. Phổ cập dịch vụ thuộc vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Trước năm 1995, Tổng công ty Bưu chính và Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) là đơn vị duy nhất cung ứng dịch vụ viễn thông nước ta, được Nhà nước giao nhiệm thực hiện trách nhiệm cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Giai đoạn 1995 đến 2005, mặc dù có một số doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ, tuy nhiên, trong giai đoạn này các doanh nghiệp cũng chỉ mới đầu tư được hạ tầng mạng. Nhà nước vẫn giao trách nhiệm phổ cập dịch vụ cho VNPT thực hiện. Trong hai năm 2005 và 2006, một số doanh nghiệp đã tiến hành cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, đầu tiên là Viettel tiếp theo là EVN Telecom, nhưng trên thực tế VNPT vẫn là doanh nghiệp tiếp tục triển khai cung ứng dịch vụ viễn thông phổ cập vùng sâu, vùng xa là chủ yếu. Đến năm 2006, nước ta vẫn có khoảng cách lớn về mức độ phổ cập dịch vụ viễn thông giữa khu vực thành thị và nông thôn, nhất là khu vực miền núi, xa xôi, hẻo lánh. Năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện hình thức giao kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho ba đơn vị là: VNPT, Viettel và EVN Telecom. VNPT vẫn là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là EVN Telecom nhưng mới cung cấp duy nhất dịch vụ thuê bao điện thoại cố định, Viettel tuy sản lượng dịch vụ thuê bao điện thoại cố định thấp nhưng đã cung cấp dịch vụ Internet tại vùng được cung cấp dịch vụ viễ n thông công ích. Từ năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bắt đầu thực hiện phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho các doanh nghiệp thực hiện. Hiện Bộ đã đặt hàng bốn đơn vị để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho giai đoạn 2009 - 2010 đó là VNPT, Viettel, EVN Telecom và Vishipel. Ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, điều kiện địa lý phức tạp, việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng viễn thông rất tốn kém nhưng thu hồi vốn chậm, doanh thu thấp vì nhu cầu sử dụng dịch vụ không cao, có những hạn chế về khả năng chi trả của người dân nên không hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư. Bảng 2.1: Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích TT Dịch vụ Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Ước 2009 1 Phát triển thuê bao điện thoại cố định Thuê bao 318.187 1.158.174 1.235.277 2 Phát triển thuê bao Internet Thuê bao 8.690 40.770 52.190 3 Duy trì thuê bao điện thoại cố định Thuê bao 402.528 580.387 941.598 1.832.358 2.165.533 4 Duy trì thuê bao Internet Thuê bao 24 298 1.481 48.280 75.623 5 Duy trì điểm truy Điểm 3.521 3.692 3.757 3.936 4.608 [...]... phục, đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Luận văn giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau : 1 Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về dịch vụ viễn thông công íchphổ cập dịch vụ viễn thông công ích 2 Đánh giá được thực trạng phổ cập dịch vụ viễn thông công ích trong những năm qua Cụ thể là giới thiệu tổng quan về Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam và Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông. .. của viễn thôngviễn thông công ích, luận văn xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích, đó là nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước; nhóm giải pháp đối với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam và nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp viễn thông Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích là một vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam Trong khuôn khổ giới... giữa chương trình cung ứng dịch vụ viễn thông công ích và chủ trương khuyến mại của doanh nghiệp Chương 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 3.1.1 Một số văn bản pháp lý cơ bản của Nhà nước trong lĩnh vực viễn thôngviễn thông công ích gồm Luật Viễn thông; Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định... lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Chương trình cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích đến năm 2010; Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010; Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông 3.1.2 Định... cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trong giai đoạn vừa qua ta thấy: Với lợi thế của một doanh nghiệp đi trước, VNPT có đầy đủ hạ tầng mạng khắp cả nước nên trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thì VNPT là đơn vị chủ đạo 2.2.3.3 Về dịch vụ viễn thông bắt buộc: Các doanh nghiệp viễn thông khác ngoài VNPT mở mạng và tham gia thị trường thì đều phục vụ các dịch vụ viễn thông bắt... NHẰM ĐẨY MẠNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 3.2.1 Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước 3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển dịch vụ viễn thông công ích (1) Sớm xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho giai đoạn tiếp theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. .. các nhiệm vụ tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ viễn thôngcông nghệ thông tin cho cuộc sống, phổ biến, giải thích chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nhân dân vùng công ích khi sử dụng các dịch vụ viễn thông, tận tình hướng dẫn, giải thích cho người dân cách thức sử dụng thiết bị và dịch vụ 3.2.1.3 Tăng nguồn lực tài chính cho phổ cập dịch vụ viễn thông công ích - Đề xuất... vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích Quỹ cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng Gắn công tác tuyên truyền với công tác hướng dẫn, đào tạo người sử dụng dịch vụ, nhất đối với dịch vụ Internet 3.2.2.3 Tăng cường hợp tác quốc tế Quỹ phải tích cực các hoạt... - Phát triển 4.000 máy thu phát công nghệ HF cho tàu cá ngư dân trên biển - Duy trì 16 đài thông tin duyên hải Từ khi Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đi vào hoạt động cùng với Chương trình 74, đến nay các dịch vụ viễn thông công ích được đẩy mạnh phổ cập Số thuê bao điện thoại và Internet, mật độ thuê bao Internet vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tăng lên đáng kể, mật độ điện... Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong công tác cung ứng dịch vụ viễn thông công ích bao gồm Tiêu chuẩn các dịch vụ viễn thông công ích; Tiêu chuẩn quy mô điểm truy nhập viễn thông công cộng; Chính sách giá cước đối với các dịch vụ viễn thông công ích (3) Bổ sung cơ chế tài chính cấp vốn đầu tư cho doanh nghiệp viễn thông để phát triển hạ tầng viễn thông vùng sâu, vùng xa và hải đảo Bộ nên trình . DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.3.1. Phổ cập dịch vụ ở một số nước Phổ cập dịch vụ ở Trung Quốc; Phổ cập dịch vụ ở Ma-lai-xi-a; Phổ cập dịch vụ ở Thái. về dịch vụ viễn thông công ích và phổ cập dịch vụ viễn thông công ích. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở

Ngày đăng: 13/02/2014, 12:42

Hình ảnh liên quan

2.2.3.2. Tình hình cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông   - Đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam

2.2.3.2..

Tình hình cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 2.6: Kết quả thực hiện đến năm 2009 - Đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở việt nam

Hình 2.6.

Kết quả thực hiện đến năm 2009 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan