Tài liệu Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. pdf

10 1K 5
Tài liệu Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. A/ Mục lục: B/Lời mở đầu C/ Phân tích đòn bẫy ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, bất động sản. I/ Thị trưởng bất động sản II/ Thị trường chứng khoán D/ Phân tích tác động của đòn bẫy đến chính sách tài trợ doanh nghiệp. 1.Đòn bẫy hoạt động và một số chỉ tiêu 2.Đòn bẫy tài chính và một số chỉ tiêu E/ Thực tiễn I/ Giới thiệu sơ lược về công ty Cao Su Đà Nẵng (DRC) II/ Phân tích việc sử dụng đòn bẩy của Công Ty Cao Su Đà Nẵng (DRC) F/Kết luận. 1 B.Lời Mở Đầu Mặc dù không ai muốn nhưng trên thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công việc dự định. Để có lựa chọn tốt nhất, người ta sẽ phải so sánh mục tiêu mong muốn sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là để làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ nghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp…Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại. Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề hết sức lý thú và hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều người cả trong lý luận lẫn thực tiễn. C. Phân tích đòn bẫy ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, bất động sản… Xét về bản chất, hoạt động sử dụng đòn bẩy tài chính có thể hiểu là việc sử dụng vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài sản. Đứng trên quan điểm như vậy, đòn bẩy tài chính có thể được thực hiện trên cả góc độ đầu tư vào các tài sản (chứng khoán, vàng, bất động sản) và góc độ doanh nghiệp (sử dụng vốn vay để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình). Trong năm 2009,một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng đòn bẩy là chi phí vốn vay trở nên rất thấp sau khi Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 8%. Chính sách hỗ trợ lãi suất thậm chí đưa chi phí vốn của những doanh nghiệp được vay ưu đãi xuống mức chỉ còn 6%/năm. Chi phí thấp khiến cho rủi ro đối với sử dụng đòn bẩy thấp hơn (do số lãi phải trả khi tất toán là thấp hơn) và điều này đã dẫn tới việc công cụ này được sử dụng phổ biến. I/ Thị trường bất động sản: Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của giới đầu tư tại Việt Nam đã là khá phổ biến với hoạt động đầu tư bất động sản trong những năm qua, đặc biệt là khu vực phía Nam .Thực tế 2 thì đòn bẩy tài chính được coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng trong các năm 2008 - 2009 là hệ quả của việc người dân Mỹ tận dụng vốn vay lãi suất thấp khi FED duy trì chính sách lãi suất thấp vào những năm 2001 - 2004 để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng dotcom năm 2000-2001. Số vốn vay này được đầu tư vào một tài sản có tính rủi ro cao (nhà đất) do giá nhà đất đã liên tục tăng mạnh trong cùng thời gian đó. Khi lãi suất tăng lên liên tục và nhiều nhà đầu tư sử dụng quá nhiều đòn bẩy phải bán ra đã dẫn tới làn sóng bán tháo bất động sản, quá trình giảm đòn bẩy (de-leveraging) đã lan ra các lĩnh vực khác (doanh nghiệp, tiêu dùng cá nhân) khiến khủng hoảng trở nên rất trầm trọng. II/ Thị trường chứng khoán: . Đối với thị trường chứng khoán, đòn bẩy tài chính được áp dụng chủ yếu trong thời kỳ thị trường tăng trưởng trong năm 2009. Đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chỉ số chứng khoán biến động rất mạnh trong năm 2009. Tính rủi ro hệ thống của thị trường cũng tăng lên tương ứng với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trung bình của nhà đầu tư. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ lập tức bán ra khi đã chạm ngưỡng cắt lỗ của mình nhằm giảm thiểu rủi ro. Điều này tạo ra một lượng cung áp đảo lực cầu và khiến chỉ số tiếp tục đi xuống sâu hơn. Ngược lại, sau khi tạo đáy và đi lên, thị trường cũng sẽ gặp những lực cản mạnh từ những người sử dụng đòn bẩy tài chính (và chưa cắt lỗ khi thị trường đi xuống). Một số nhà đầu tư (NĐT) VIP do thua lỗ khá nặng nên quyết tâm gỡ gạc bằng cách sử dụng margins (đòn bẩy tài chính) với tỷ lệ cao hơn. Nhưng do từ đầu năm đến này, tín dụng cho chứng khoán bị siết, nên muốn vay cũng không hề đơn giản. Nhưng sử dụng đòn bẩy càng lớn, khi thị trường sụt giảm, lại lỗ càng nhiều và những trường hợp NĐT bị cháy tài khoản, CTCK cấp margins bị âm vốn liên tục xảy ra. Giá cổ phiếu liên tục suy giảm khiến nhà đầu tư sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính trắng tay. Công ty chứng khoán cũng rơi vào thế bí trong việc xử lý nợ. TTCK đang ở trong giai đoạn buồn tẻ nhất đối với nhà đầu tư. Khác với giai đoạn suy thoái năm 2008 - thị trường liên tục lao dốc nhưng vẫn có sóng hồi phục đủ mạnh, gần đây thị trường giảm điểm chậm nhưng kéo dài triền miên khiến nhà đầu tư từ lỗ đến lỗ, nhất là các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính. Giá đắt của Đòn bẫy tài chính. Đòn bẩy tài chính là cụm từ rất “hot” trong giai đoạn thị trường sôi động. Nhiều hình thức hợp tác đầu tư, dịch vụ tài chính cũng đang được sử dụng, nhất là việc sử dụng ĐBTC đã làm cho không ít nhà đầu tư trắng tay. Ví dụ: Thuộc loại khách “siêu” VIP với số tiền ban đầu khoảng 100 tỉ đồng, năm 2010, ông H. đã mở tài khoản tại công ty chứng khoán S. để kinh doanh cổ phiếu. Do là khách “siêu” VIP nên ông được sử dụng đòn bẫy tài chính hầu như không cần tỉ lệ. Sau khi “đánh” một vài mã chứng khoán thuộc họ dầu khí, vào khoảng tháng 4, tháng 5-2010, tổng số tiền của ông đã vượt lên khoảng 160 tỉ đồng. Ông H. tiếp tục dùng ĐBTC, vay tiền của công ty chứng khoán với tỉ lệ 2:8 (có 2 đồng được vay thêm 8 đồng). Có lúc tổng số tiền mà ông đầu tư lên đến khoảng 600 tỉ đồng Thế nhưng, thị trường liên tục suy giảm, giá cổ phiếu ông mua đua nhau tuột dốc. Tài khoản hơn 160 tỉ đồng của ông lại lùi về 100 tỉ đồng, lúc đó công ty chứng khoán buộc ông phải bán bớt cổ phiếu để trả 3 nợ. Thay vì bán hết, ông lại chỉ bán ra một lượng cổ phiếu đủ để cân đối khoản ĐBTC. Thị trường tuột giảm tiếp, ông lại phải bán để bù đắp Cứ thế, tài sản teo dần. Gần đây, thị giá lượng cổ phiếu ông đang nắm giữ thấp hơn số tiền nợ công ty chứng khoán “Không những mất sạch 100 tỉ đồng ban đầu mà ông H. còn phải nợ thêm công ty chứng khoán mấy tỉ đồng. Ông đã “quăng” luôn tài khoản của mình cho công ty chứng khoán tự xử…” Nhiều nhà đầu tư sử dụng ĐBTC cũng rơi vào tình trạng lỗ với những mức độ khác nhau. Theo các chuyên gia trên lĩnh vực chứng khoán, trên thực tế, nếu dùng ĐBTC đúng thời điểm là rất có lợi vì nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận lớn khi số vốn đầu tư ban đầu có hạn. Tuy nhiên, khi thị trường xấu,hình thức đầu tư này rất nguy hiểm, càng sử dụng ĐBTC nhiều thì số tiền thua lỗ càng nhanh Một số công ty chứng khoán cho biết những nhà đầu tư dùng ĐBTC nhiều thường “đánh” theo các “đội lái” vì kỳ vọng lãi nhanh nhưng khi thị trường khó khăn, các “đội lái” thường tìm cách “bỏ chèo”. Lúc đó, những nhà đầu tư còn ôm hàng sẽ “chịu chết”. Công ty chứng khoán cũng gặp khó.Thời gian qua, không chỉ nhà đầu tư dùng ĐBTC trắng tay mà một số công ty chứng khoán cũng đã bị “kẹt” từ việc cho nhà đầu tư VIP dùng ĐBTC với tỉ lệ cao và cuối cùng phải hạch toán vào khoản “phải thu khó đòi”. **Một số điều lưu ý khi sử dụng đòn bẫy. Mỗi nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần nắm được chính xác mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng đòn bẩy tài chính có thể đem lại hiệu quả cao hơn đối với nhóm người trẻ tuổi có độ chấp nhận rủi ro cao vì có thể giúp nhóm này đa dạng hóa danh mục đầu tư theo thời gian. Ở các nước phát triển, nhà đầu tư cá nhân vào các quỹ quản lý tài sản thường phải làm các test liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, qua đó nhà quản lý tiền có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng. Cần tuân thủ kỷ luật đầu tư. Đây là yếu tố tiên quyết nếu bạn sử dụng đòn bẩy. Thứ nhất, bạn cần tuân thủ việc cắt lỗ: xác định mất mát tối đa và có sự cắt lỗ hợp lý khi thị trường diễn biến không theo ý đồ đầu tư, ít nhất là đối với phần vốn vay. Thứ hai, không sử dụng đòn bẩy để mua trung bình giá khi thị trường đi xuống vì điều này chỉ khiến cho các khoản nợ ngày càng trầm trọng. Thứ ba, tránh việc sử dụng đòn bẩy gấp thếp. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy và thành công trong một vài phiên giao dịch đầu và tiếp tục “gấp thếp”, tiếp tục sử dụng đòn bẩy với mức độ cao tương đương hay cao hơn trên toàn bộ phần vốn và lãi đạt được. Thực tế thì những người sử dụng đòn bẩy sau một vài lần thành công có xu hướng cho rằng vận may sẽ tiếp tục đến và mình sẽ rút khỏi thị trường khi đang trên đỉnh cao, nhưng trong phần lớn các trường hợp điều này không xảy ra. Một diễn biến không đúng ý đồ của nhà đầu tư sẽ khiến cho một phần lớn tài sản bay hơi chỉ trong một lần sai sót. Hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy vào các tài sản không có tính thanh khoản. Nếu đầu tư vào các tài sản này, nhà đầu tư cần nắm được họ sẽ đối mặt với cả 3 rủi ro chính là rủi ro mất giá, rủi ro đòn bẩy và rủi ro thanh khoản. Việc sử dụng đòn bẩy nên tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao như cổ phiếu blue chip so với cổ phiếu penny, hay các bất động sản có tính thanh khoản cao so với các bất động sản ở địa bàn có cầu mua thấp. Nên bắt đầu sử dụng thử đòn bẩy với quy mô nhỏ để thử nghiệm và việc sử dụng đòn bẩy nên là một phần của một kế hoạch đầu tư có kỷ luật và có tính khả thi. Việc sử dụng đòn bẩy cần có kế hoạch rõ ràng, nhà đầu tư cần phác thảo ra các trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai và hành động của họ trong từng trường hợp. 4 Tránh việc sử dụng đòn bẩy tối đa: Đây là sai lầm mà những người mới sử dụng đòn bẩy thường hay gặp phải. Việc sử dụng đòn bẩy quá khả năng chịu đựng về tài chính thường xảy ra khi thị trường không diễn biến theo ý đồ. Trên thực tế, một nguyên lý khi sử dụng đòn bẩy 50% vốn tự có, 50% vốn vay là nhà đầu tư luôn phải duy trì khoảng 40% tài sản dưới dạng tiền gửi/tiền mặt để giảm rủi ro đầu tư và có vốn để duy trì danh mục khi diễn biến của thị trường đi ngược với nhận định. Việc sử dụng vốn vay nên dùng để đầu tư vào các dự án có tính khả thi và độ an toàn thu hồi vốn cao thay vì đầu tư vào các tài sản rủi ro. D/ Phân tích tác động của đòn bẫy đến chính sách tài trợ doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính,thuật ngữ “đòn bẫy”được sử dụng thường xuyên. Cả nhà đầu tư lẫn doanh đều sử dụng đòn bẫy nợ để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên sử dụng đòn bẫy tài chính không hề là một sự đảm bảo chắc chắn thành công và khả năng xuất hiện các khoản lỗ cũng tăng lên nếu nhà đầu tư hay doanh nghiệp ở vào một vị thế có tỷ lệ đòn bẫy nợ cao. Doanh nghiệp thường hay sử dụng 2 loại đòn bẫy là: đòn bẫy hoạt độngđòn bẫy tài chính. Đặc điểm ngành mà công ty đang hoạt động cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc công ty quyết định nên sử dụng bao nhiêu đòn bẫy nợ. Một công ty có doanh số it mà thu về được lợi nhuận cao thì chứng tỏ công ty đó sử dụng đòn bẫy hoạt động cao và ngược lại. Còn đối với đòn bẫy tài chính: xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư doanh nghiệp mình khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ, khoản nợ vay của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số vốn gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi biết chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Một công ty đồng thời có tỷ lệ đòn bẫy hoạt độngđòn bẫy tài chính cao thì sẽ rất rủi ro trong đầu tư lớn. Một tỷ lệ đòn bẫy hoạt động cao có nghĩa doanh nghiệp đang tạo ra ít doanh thu nhưng có lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính xác rủi ro trong tương lai. Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó đã có thể xảy ra một khoảng cách sai lệch giữa dòng tiền thực tế và dòng tiền dự toán. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh tưởng đến tình hình hoạt động của công ty trong tương lai. Rủi ro doanh nghiệp gặp phải sẽ tăng lên cực đại nếu tỷ lệ đòn bẫy hoạt động cao kết hợp với tỷ lệ đòn bẫy tài chính cao trong khi tỷ suất sinh lời trên tài sản không cao hơn mức lãi suất vay nợ. Từ đó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE) và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.Đòn bẫy hoạt động: 1.1 Đòn bẫy hoạt động. a.Đinh nghĩa: Là việc doanh nghiệp sử dụng chi phí cố đinh để khuếch đại tác dụng của sự thay đổi trong doanh thu lên EBIT. b. Ý nghĩa: Sử dụng đòn bẫy hoạt động sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nhưng nếu sử dụng quá cao sẽ làm cho EBIT giảm dần. Trong những thời gian tốt, đòn bẩy hoạt động có thể giúp công ty gia tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại có thể tạo ra một sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy đòn bẩy kinh doanh của công ty biến động cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của công ty đó. 1.2 Phân tích điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. 5 Sản lượng hòa vốn: QBE = F/P-V Tại mức sản lượng này, DN hòa vốn (EBIT bằng 0) Doanh thu hòa vốn: SBE = QBE.P (Hoặc nhiều đơn vị sản phẩm: SBE =F /1- (VC/S) ) 1.3 Rủi ro kinh doanh Đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp có thể nói cho ta biết nhiều điều về doanh nghiệp đó cũng như rủi ro của nó. Mặc dù đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công ty có sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao cũng được xem là có khả năng biến động lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Và như đã nói ở trên, trong những khoảng thời gian tốt đẹp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng lợi nhuận. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh rất đáng để nhà đầu tư lưu tâm. Mức độ đòn bẩy kinh danh cao sẽ phải liên quan đến việc tính toán doanh số để bù đắp chi phí cố định mà công ty đã sử dụngđể bù đắp vị thế rủi ro của các cổ đông 1.4 Đo lường mức độ đòn bẩy kinh doanh Khi một công ty sử dụng nhiều chi phí cố định thì phần trăm thay đổi trong lợi nhuận liên quan đến sự thay đổi trong doanh số sẽ lớn hơn phần trăm thay đổi trong doanh số. Với chi phí hoạt động cố định lớn, một 1% thay đổi trong doanh số sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn hơn 1% trong lợi nhuận hoạt động. Thước đo của hiệu ứng đòn bẩy được đề cập trong tỷ lện DOL. Tỷ lệ này chỉ ra mức độ phản ứng của lợi nhuận khi doanh số thay đổi. Nói rõ hơn, DOL là phần trăm thay đổi trong thu nhập ( EBIT) chia cho phần trăm thay đổi trong doanh số sản lượng bán hàng. DOL được xác định bằng công thức sau: DOL= Qx(P-V) / (Qx(P-V) -F) Trong đó: Q= số lượng hàng hóa được sản xuất( đối với DN sản xuất) hoặc được bán( đối với DN thương mại) V= Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm P= Giá bán hàng hóa F= Chi phí hoạt động cố định Nếu sản lượng thay đổi với tỷ lệ là a thì EBIT sẽ thay đổi với tỷ lệ tương ứng là a. DOL 1.5 Ý nghĩa của đòn bẫy hoạt động đến doanh nghiệp. Biết trước độ bẫy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình.Nhưng nhìn chung công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẫy hoạt động cao bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến lỗ trong hoạt động. 2.Đòn bẫy tài chính: 2.1 Định nghĩa: Là việc doanh nghiệp sử dụng định phí tài chính nhằm khuếch đại tác động sự thay đổi của LNTT&lãi vay (EBIT) lên thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) hoặc ROE. Hay nói cách khác là khả năng sử dụng nợ để tăng khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu. 6 Vai trò của nguồn vốn rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Để sử dụng nguồn vốn hiệu quả tránh được rủi ro về tài chính DN cần chú ý đến nguồn vốn nợ. Điều này được biểu hiện thực tế qua vấn đề sử dụng đòn bẫy tài chính và các hệ số lien quan. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp thường có là các nguồn vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn vay nợ. Đó là 2 kênh tài chính mà tỷ trọng nguồn vốn có vai trò rất lớn trong việc sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp. Các DN cần đặc biệt quan tâm tới việc quản lí và kiểm soát nguồn vốn vay nợ. Đòn bẫy tài chính là một trong những tiêu chí đầu tiên để DN đưa ra được hiểu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay của mình Đòn bẫy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DN. Hệ số đòn bẫy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài tăng hiệu quả số vốn tự có đang đươc sử dụng để tạo ra lợi nhuận. 2.2 Các hệ số đặc trưng của đòn bẫy tài chính: a.Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu Là hệ số so sánh tài sản của chủ doanh nghiệp qua vốn đầu tư và tài sản do các tổ chức tín dụng cung cấp thông qua các khoản vay. Hệ số này được tính bằng tổng nợ chia cho tổng vốn CSH. Nếu DN nợ quá nhiều, rủi ro xuất hiện có thể làm mất đi vốn của chủ DN và công ty và công ty không thể trả được các khoản nợ. Nhưng ngược lại nợ quá ít công ty không có vốn tạo ra được lợi nhuận. b.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế & lãi vay (tỷ suất này còn gọi là khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh) Tỷ suất này chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn kinh doanh sử dụng nợ với lợi nhuận đồng vốn tạo ra. Tỷ suất lợi nhuận trước =(lợi nhuận trước thuế& lãi / vốn kd bq trong kì) .100% Thuế và lãi vay c.Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư đã bỏ ra của chủ đầu tư với lợi nhuận đem lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế TNDN hay 1 cách ngắn gọn là tỷ lệ hoàn vốn dòng các khoản đầu tư tích lũy cổ đông công ty. Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận sau thuế /Vốn CSH bq trong kì) .100% vốn CSH Cả 3 tỷ suất này có mối quan hệ với nhau qua công thức: RE =[ RA+D/E(RA-i)] . (1-t) Như vậy ta có thể thấy : Nếu RA> i và D/E càng lớn thì tỷ suất trước lãi vay và thuế cao hơn lãi suất hiện vay. Công ty cho vay càng nhiều càng có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu RA< i và D/E nhỏ thì doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi. Hệ số tỷ suất lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty. Thông qua hệ số này ta có thể so sánh lợi nhuận của công ty dễ dàng hơn tuy thực tế nó chỉ mang tính chất lý thuyết. Điều này rất hữu ích khi ta lựa chọn cổ phiếu. Hệ số này qua thời gian giúp ta đánh giá sự phát triển của công ty so với trước đây. 2.3 Độ bẫy tài chính: Là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. DFL = Q(P-V)-F / Q(P-V)-F-I Khi EBIT thay đổi a lần thì EPS sẽ thay đổi một tỷ lệ tương ứng là độ bẫy tài chính.a lần. E/ Thực tiễn: 7 I/ Giới thiệu sơ lược về công ty Cao Su Đà Nẵng (DRC): Tên Công ty : Công ty cổ phần cao su Đà nẵng Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company Tên thương mại : DRC Trụ sở chính : 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành Sơn Thành phố Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3950824 – 3954942 – 3847408 Fax : 0511.3836195 – 3950486 Email : drcmarket@dng.vnn.vn Website : http://www.drc.com.vn/, http://www.drc.vn/ Lĩnh vực kinh doanh. + Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su, + Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su + Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Một số hình ảnh Thiết bị , nhà xưởng II/ Phân tích việc sử dụng đòn bẩy của Công Ty Cao Su Đà Nẵng (DRC) 1. Đòn bẫy hoạt động: Chỉ tiêu 2009 2010 Chi phí phải trả CNV 29,563 45,955 Chi phí quản lí doanh nghiệp 39,744 40,485 Chi phí khấu hao TSCD 423,735 473,510 Tổng chi phí 493,092 559,950 Tổng doanh thu 1,820,240 2,160,139 Tỷ số đòn bẫy hoạt động 0.27 0.26 Nhận xét: Qua số liệu trên ta có thể nhận xét như sau: 8 Trong năm 2009 tỷ số ĐBHĐ là 0,27 trong khi đó năm 2010 chỉ có 0,26. Điều đó thể hiện việc sử dụng đòn bẫy hoạt động của năm 2010 kém hơn năm 2009 nên làm cho EBIT của năm 2010 thấp hơn năm 2009( 260,948 < 394,527 ).Vì đây là doanh nghiệp sản xuất việc sử dụng ĐBHĐ cao là tốt.Do đó năm 2010 DN chưa phát huy tốt ĐBHĐ so với năm 2009. 2. Đòn bẫy tài chính. 2.1 Độ lớn đòn bẫy tài chính Chỉ Tiêu 2009 2010 Chênh lệch Tốc độ(%) Nợ phải trả 226,560 171,929 -54,631 -24.11 Vốn Chủ Sở Hữu 558,488 342,460 -216,028 -38.68 Độ lớn đòn bẫy tài chính 40.567 50.204 9.637 23,76 Nhận xét: Qua số liệu trên ta có thể phân tích như sau : Năm 2009 độ lớn ĐBTC là 40.567 và năm 2010 là 50.204 tăng 9.637.Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của 2 yếu tố nợ phải trả và VCSH. Về nợ phải trả năm 2010 ít hơn năm 2009 là -54,631 .Do đó việc sử dụng vốn vay từ bên ngoài năm 2010 là ít hơn . Trong khi đó VCSH năm 2010 năm 2009 cũng giảm theo là -216,028.Như vậy vậy chỉ tiêu này đều giảm nhưng tốc độ giảm của VCSH mạnh hơn nên làm cho độ lớn ĐBTC năm 2010 cao hơn so với năm 2009 là 9.637. Vì vậy rủi ro không trả được nợ của công ty năm 2010 cao hơn 2009 nên doanh nghiệp cần phải sở dụng nguồn vốn vay hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất 2.2 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế & lãi vay Chỉ tiêu 2009 2010 Lợi nhuận trước thuế & lãi vay ( EBIT) 394,527 260,948 Vốn kinh doanh bq trong kì 699,784 924,621 Tỷ suất LNTT& lãi vay 56.38 28,22 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất LNTT&lãi vay năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 28.16%. Vì năm 2009 cứ 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng nợ thì tạo ra được 0.56 đồng lợi nhuận, trong khi đó năm2010 cứ 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng nợ thì chỉ tạo ra được 0.28 đồng lợi nhuận. Như vậy việc sử dụng vốn của DN để tạo ra lợi nhuận năm 2010 là kém hơn năm 2009. Hay nói cách khác DN đã sử dụng nợ để tạo ra lợi nhuận của năm 2009 hiệu quả hơn. 2.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH: Chỉ tiêu 2009 2010 Lợi nhuận sau thuế 393,275 196,184 Vốn CSH bq trong kì 387,258 645,070 Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH 101.55 30.41 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất vốn CSH năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là 71.14%.Nó phản ánh vốn đầu tư của chủ đầu tư bỏ ra đem lại lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế năm 2010 thấp hơn 2009 .Như vậy tỷ suất sinh lợi từ vốn CSH của năm 2010 kém hơn so với năm 2009 vì DN trong năm 2010 đã phải dùng vốn CSH của mình để bù đắp cho các khoản vay nợ nhiều hơn năm 2009. 9 2.4 Chỉ tiêu ROE Chỉ tiêu 2009 2010 Nợ phải trả 226,561 332,542 Tổng tài sản 785,049 1,064,193 Hệ số nợ 0.2886 0.3225 ROA 50.095 18.43 ROE 70.41 26.81 Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy với ROA thay đổi, mà ROA của 2009 lớn hơn 2010 nên nó có đủ khả năng để bù đắp khoản nợ của doanh nghiệp. Do đó thu nhập tạo ra của năm 2009 sẽ nhiều hơn so với 2010 với hệ số nợ của 2010 cao hơn so với 2009. Như vậy ta thấy rằng việc sử dụng đòn bẫy hoạt độngđòn bẫy tài chính của DN trong năm 2009 tốt hơn 2010, nó đem về lợi nhuận cao hơn khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài. Việc sử dụng vốn CSH của DN để bù đắp cho các khoản vay trong năm 2009 cũng thấp hơn 2010. DN cần có những chính sách sử dụng vốn hợp lí hơn. F.KẾT LUẬN Người quản lý trong DN thường có xu hướng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, và theo đó rủi ro phá sản với doanh nghiệp cũng cao hơn. Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại cần được áp dụng triệt để để giảm thiểu rủi ro trên trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính không chỉ cho các tài sản có tính rủi ro cao mà còn cho cả các dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một công việc không hề đơn giản và đòn bẩy tài chính không phải là công cụ khiến cho việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn. Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, nhà đầu tư nên thuộc lòng những biện pháp kiểm soát rủi ro trước khi nghĩ tới việc thu lợi nhuận. Xa rời nguyên tắc trên sẽ là bước đầu tiên đưa nhà đầu tư tham gia thị trường với tư cách một “con bạc” thay vì đầu tư với mục đích cải thiện lợi nhuận và giảm bớt rủi ro. 10 . Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. A/. vào các tài sản rủi ro. D/ Phân tích tác động của đòn bẫy đến chính sách tài trợ doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ đòn bẫy được sử dụng

Ngày đăng: 13/02/2014, 11:20

Hình ảnh liên quan

Một số hình ảnh Thiết bị , nhà xưởng - Tài liệu Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. pdf

t.

số hình ảnh Thiết bị , nhà xưởng Xem tại trang 8 của tài liệu.
Tìm kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một công việc không hề đơn giản và địn bẩy tài chính khơng phải là cơng cụ khiến cho việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn - Tài liệu Đề Bài: Phân tích tác động của Đòn Bẫy đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Liên hệ thực tiễn DN sử dụng đòn bẫy trong hoạt động sản xuất kinh doanh. pdf

m.

kiếm lợi nhuận từ đầu tư vào các tài sản rủi ro hay các hình thức khác là một công việc không hề đơn giản và địn bẩy tài chính khơng phải là cơng cụ khiến cho việc tìm kiếm siêu lợi nhuận dễ dàng hơn Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan