Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

17 602 1
Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp Trần Thị Hiền Dung Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hiệp định về nông nghiệp, hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp và nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của các chính sách pháp luật đến nền kinh tế đặc biệt là trong nông nghiệp. Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Keywords. Luật Quốc tế; Pháp luật; Nông nghiệp; WTO Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới ngày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế trong nước. Trong 04 năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để nhận thức và thực thi các quy định pháp luật của WTO đặc biệt trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp trên đất nước mình theo đúng tinh thần Pacta sunt servanda. Khi đã là thành viên của WTO Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi các chính sách pháp luật của WTO và hệ thống pháp luật trong nước cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với pháp luật của WTOluật pháp quốc tế. Hơn nữa, những nội dung mới và sự nghiên cứu chưa sâu sắc nên rất có thể sẽ bị thiếu căn cứ pháp lý khi xảy ra một vụ kiện thực tế. Do vậy, những cam kết WTO đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng có lợi nhất cho Việt Nam trong những phạm vi cho phép. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và vùng đã xác định rõ “cần tạo điều kiện hơn để giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi cho người dân. Mặt khác, tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn…” [54, tr. 194]. Ngoài ra, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X cũng đã nhấn đề cấp đến vấn đề:“tăng mạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước …. Giải quyết vấn đề nông nghiệp” [54, tr.12]. Vấn đề về trợ cấp, hỗ trợ trong nông nghiệp cũng đã được đề cập đến trong các Văn kiện nhưng đó chỉ là những định hướng và những yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần phải nghiên cứu các biện pháp xử lý và phân tích làm rõ qua pháp luật và thực tiễn áp dụng. Khoa học pháp lý và hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp còn có những hạn chế như: Còn thiếu các công trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở pháp lý để xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về chống trợ cấp trong nông nghiệp; Các văn bản trong lĩnh vực này còn chưa có vị trí pháp lý tương xứng chưa có Luật riêng để điều chỉnh mà chỉ được điều chỉnh trong Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư; Số lượng văn bản không nhiều lại tản mạn nên rất khó trong việc thực hiện các quy định chống trợ cấp trong nông nghiệp. Ở các nước phát triển đặc biệt là các nước trong nhóm OECD, vấn đề chống trợ cấp trong nông nghiệp được nghiên cứu rất nghiêm túc và cụ thể. Các nước phát triển đã đưa ra các chính sách về nông nghiệp nói chung và chính sách về trợ cấp nông nghiệp nói riêng, điển hình là Chính sách nông nghiệp chung Châu Âu (CAP), rất nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các trang web như: www.farmsubsidy.org, ipsnews… Nghiên cứu về trợ cấp và phân tích những chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ của Agence France Presse [9]. Những nghiên cứu của Christopher Conte và Albert R. Karr về trợ cấp nông nghiệp và lịch sử quá trình hình thành và phát triển các quy định về trợ cấp nông nghiệp Mỹ [9]… Thực tiễn các nước trên thế giới đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển đã và đang nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp để sử dụng có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu các chính sách về chống trợ cấp trong nông nghiệp vẫn còn ít, kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng chưa nhiều. Do vậy, cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các quốc gia khác để tìm ra giải pháp về sử dụng các hình thức trợ cấp có hiệu quả, cách thức sử dụng các biện pháp chống trợ cấp trong nông nghiệp theo đúng tinh thần quy định pháp luật của WTO. Trước tình hình đó, việc chọn đề tài “Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp” để nghiên cứu thật sự là yêu cầu bức thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chống trợ cấp trong nông nghiệp và tình hình thực thi các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng. 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở trong nước vấn đề trợ cấp nông nghiệp đã được quan tâm nghiên cứu đã có những cuộc hội thảo, nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: Hội thảo của Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á về Trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam, 2005. Sổ tay về trợ cấp nông nghiệp và một số sách chuyên khảo có đề cập đến trợ cấptrợ cấp trong nông nghiệp như Cam kết thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp của Việt Nam gia nhập WTO của Dương Ngọc Thí, 2007. WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và CEG/ AusAID, 2005. Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết của Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), 2009. Thành viên thứ 150 bài học từ các nước đi trước, Nguyễn Văn Thanh, 2007. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Từ (chủ biên), 2008. Báo cáo phát triển thế giới 2008 Tăng cường nông nghiệp cho phát triển. Một số bài viết trên trang Web của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, VCCI, Bộ công thương. Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các trường đào tạo Luật ở nước ta những năm qua như giáo trình Tư pháp quốc tế. Giáo trình luật thương mại quốc tế…. 2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề trợ cấp trên thế giới Trên thế giới vấn đề trợ cấp đặc biệt là trợ cấp nông nghiệp đã được nghiên cứu từ những thập niên của thế kỷ XX. Các nước trong nhóm OECD đặc biệt là Mỹ và EU đã ban hành những chính sách pháp luật về vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp như Luật nông trại 2002 của Mỹ, Chính sách nông nghiệp chung của EU (CAP). CAP được hình thành và phát triển từ những năm 1950 và đầu những năm 1960 khi các thành viên sáng lập của EC nêu ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng sau Thế chiến lần thứ hai. Tại Nhật Bản chính sách trợ cấp trong nông nghiệp được nghiên cứu, hình thành và áp dụng từ những năm 1971, một số bài viết trên WTO. Org. UN.Org. trước các Khi nào hòa bình kết thúc: Tính dễ tổn thương của các chính sách trợ cấp nông nghiệp của EC và Hoa Kỳ quy định của WTO, Steinberg,Richard H. and Josling, Timothy, 2003. Nông nghiệp và đàm phán thương mại, Dominique Bureau, 2001. Một số ít công trình đã quan tâm là rõ vấn đề về quy định của pháp luật và thực tiễn thực thi vấn đề về chống trợ cấp. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp tại Việt Nam, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Làm rõ cơ sở lý luận về các luật lệ của WTO về chống trợ cấp cũng như pháp luật của một số nước có quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Trên cơ sở lý luận để nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháptrong quá trình thực thi các cam kết và đưa ra những phương hướng, các giải pháp nhằm tìm ra hướng giải quyết các vấn đề và việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về Hiệp định về nông nghiệp, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống nội dung cơ bản các cam kết của Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp và nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO và ảnh hưởng của các chính sách pháp luật đến nền kinh tế đặc biệt là trong nông nghiệp. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này với khuôn khổ Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu những quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp; thực tiễn giải quyết một số tranh chấp trong lĩnh vực này nêu các đề xuất để sử dụng có hiệu quả các chính sách trợ cấp được phép và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng và Duy vật Lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu, làm rõ các nội dung, đạt được mục đích của luận văn. 5. Điểm mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống các quy định của WTO về chống trợ cấp, nghiên cứu, đánh giá những điểm hợp lý và bất hợp lý của quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp của Hoa kỳ, EU, Việt Nam…. Nghiên cứu để tìm ra những phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng các tiêu chí và đòn bẩy kinh tế, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết khi đã là thành viên của WTO. 6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn 6.1. Ý nghĩa của luận văn Chúng tôi mong rằng, những kiến nghị trong luận văn sẽ được sử dụng trong công cuộc pháp điển hóa pháp luật, sẽ là đóng góp có ý nghĩa thiết thực cho tất cả những ai mong muốn tìm hiểu các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. 6.2. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu như sau: Phần mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo. Ba chương có nội dung chính là: Chương 1: Tổng quan pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Chương 2: Những vấn đề thực tiễn pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để thực thi có hiệu quả các cam kết của Việt Nam với WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệpchống trợ cấp trong nông nghiệp 1.1.1. Thƣơng mại nông sản trong WTO Trước khi hình thành WTO. Điều kiện duy nhất cấm sử dụng trợ cấp trong xuất khẩu nông sản là khi mức trợ cấp đó lớn hơn thị phần của sản phẩm đó trên thị trường xuất khẩu thế giới (Điều XVI.3 – Hiệp định GATT), Hiệp định GATT cũng cho phép các nước sử dụng hạn chế nhập khẩu. WTO đã hoàn chỉnh cơ sở pháp lý làm căn cứ, chuẩn mực chung cho các nước sử dụng các biện pháp trợ cấp trong phạm vi cho phép không làm ảnh hưởng tới nền sản xuất của các nước khác đó là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) và Hiệp định nông nghiệp (AoA). 1.1.2. Tính khả thi của Điều 9.4 của Hiệp định nông nghiệp về trợ cấp xuất khẩu đối với các nƣớc đang phát triển Trợ cấp xuất khẩu nông sản dù phù hợp với Hiệp định nông nghiệp vẫn có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng căn cứ quy định của Hiệp định trợ cấp SCM. 1.1.3. Quy định của WTO đối với các thành viên đang phát triển trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ không bị suy đoán là gây ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện sau: (a) Tổng giá trị trợ cấp cho một sản phẩm vượt quá 5%, (b) Trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của một ngành sản xuất; (c) Trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ khi nó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh nghiệp đó và được cấp chỉ thuần túy để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu dài và tránh phát sinh một vấn đề xã hội gay gắt; (d) Trực tiếp xóa nợ như xóa một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh toán nợ. 1.1.4. Quan niệm của WTO về trợ cấptrợ cấp trong nông nghiệp Trong Điều 1 Hiệp định SCM có tiêu đề “Định nghĩa trợ cấp” đã nêu ra các điều kiện mà ở đó một trợ cấp được tồn tại (i) Chính phủ chuyển giao ngân quỹ trực tiếp bao gồm cả các chuyển giao trực tiếp các khoản vốn (cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (bảo lãnh tiền vay); (ii) Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (các ưu đãi tài chính hay miễn thuế) (iii) Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung hoặc mua hàng. (iv) Trợ cấp cũng được xem là tồn tại nếu Chính phủ thực hiện chi trả theo một cơ chế tài trợ, hoặc giao phó hoặc trực tiếp cho một tổ chức tư nhân để thực thi một hoặc hơn các chức năng trên của Chính phủ. 1.2. Phân loại sản phẩm nông nghiệp theo WTO Trong WTO, hàng hóa được chia làm hai (02) nhóm chính: Nông sản và phi nông sản. 1.3. Các loại hình trợ cấp 1.3.1. Trợ cấp không thể đối kháng Trợ cấp không thể đối kháng là loại trợ cấp không có sự giúp đỡ giá cả đối với người sản xuất, không có trợ giá hoặc chỉ trợ giá một ít đối với thương mại hàng nông sản. 1.3.2. Trợ cấp có thể đối kháng Là những hình thức có thể bóp méo giá trị thương mại nhưng ở mức tối thiểu và vì vậy không yêu cầu phải cam kết cắt giảm. Các khoản trợ cấp được nêu tại định nghĩa, không một thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của thành viên khác cụ thể: 1.3.3. Trợ cấp bị cấm Trợ cấp bị cấm là loại trợ cấp nhằm bóp méo thương mại, buộc phải cam kết cắt giảm khi vượt mức tối thiểu về mức trợ cấp được phép. Những trợ cấp trong nước có tác động đến sản lượng, ở cấp độ sản lượng cũng như cấp độ ngành nông nghiệp. Tổng trợ cấp được xác định từ nguồn chi ngân sách của Chính phủ. 1.3.4. Trợ cấp xuất khẩu 1.3.4.1. Khái niệm trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là những khoản chi trả của Chính phủ hoặc những khoản đóng góp tài chính của các Chính phủ cho các nhà sản suất hay xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ. 1.3.4.2. Phân loại trợ cấp xuất khẩu Có 06 hình thức trợ cấp xuất khẩu: (1) Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu. (2) Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ xuất khẩu với giá rẻ hơn. (3) Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại. (4) Trợ cấp cho nông sản dựa trên tỷ lệ xuất khẩu. (5) Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển. (6) Ưu đãi cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng tiêu thụ nội địa. Các nước đang phát triển được phép áp dụng 02 hình thức 5 và 6. 1.4. Quy trình chống trợ cấp * Khái niệm chống trợ cấp Chống trợ cấp là một trong những công cụ cần thiết (ngoài ra còn biện pháp chống bán phá giá) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc hỗ trợ trong nước hoặc trợ cấp xuất khẩu. 1.4.1. Chế tài đối với trợ cấp bị cấm 1.4.2. Chế tài đối với trợ cấp có thể bị đối kháng 1.4.3. Tham vấn và chế tài đƣợc phép trong trợ cấp không thể đối kháng 1.5. Biện pháp chống trợ cấp 1.5.1. Khái niệm Biện pháp chống trợ cấp là những cách thức do quốc gia bị thiệt hại tiến hành nhằm ngăn ngừa hoặc triệt tiêu những hành vi trợ cấp ở mức độ cần thiết và hợp lý. 1.5.2. Các biện pháp chống trợ cấp Các biện pháp hiện nay trên thế giới sử dụng để chống trợ cấp là: Biện pháp thuế quan. Biện pháp phi thuế quan. Để đối phó với trợ cấp của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp bằng cách đánh thêm thuế chống trợ cấp ngoài thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng nhập khẩu hoặc Nhà nước nhập khẩu hàng hóa bị trợ cấp có thể cam kết triệt tiêu trợ cấp do nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa tự nguyện cam kết. 1.6. Quan hệ tƣơng thích giữa pháp luật của WTO với pháp luật quốc gia về chống trợ cấp trong nông nghiệp 1.6.1. Chính sách trợ cấp của Việt Nam Việt Nam bắt đầu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho xuất khẩu kể từ năm 1998, bao gồm các biện pháp hỗ trợ lãi xuất, thưởng xuất khẩu, bù lỗ cho Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn, rau quả đóng hộp và cà phê. 1.6.1.1. Giai đoạn 1999 đến trƣớc ngày 11/01/2007 Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợtrợ cấp xuất khẩu nông sản bằng nhiều quyết định của Chính phủ và các Bộ (số 195/1999/QĐ – TTg, 764/1998/QĐ – TTg, 63/2001/QĐ – BTC, 65/2001/QĐ – BTC…). 1.6.1.2. Giai đoạn sau 11/01/2007 * Sự phù hợp giữa pháp luật của WTO với pháp luật quốc gia về chống trợ cấp trong nông nghiệp Thứ nhất, Trợ cấp không bị đối kháng (i) Trợ cấp cho các dịch vụ chung, (ii) Dự trữ vì an ninh lương thực, (iii) Cứu trợ lương thực thực phẩm cho người nghèo, người trong vùng thiên tai, (iv) Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, (v) Trợ cấp nhằm chuyển dịch cơ cấu thông qua việc chuyển đất sang thủy sản, lâm nghiệp, (vi) Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu thông qua xây dựng vùng nguyên liệu, (vii) Chương trình trợ giúp vùng khó khăn bất lợi. Do khả năng tài chính hạn hẹp, Việt Nam chưa có điều kiện áp dụng một số chương trình trợ cấp được phép như: (i) Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân. (ii) Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu cho người sản xuất. (iii) Thanh toán theo các chương trình môi trường. Thứ hai, Trợ cấp có thể bị đối kháng Trợ cấp đầu tư (qua hình thức ưu đãi về lãi suất đầu tư) là những hình thức trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các nước đang phát triển, ở Việt Nam cũng áp dụng hình thức này. Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp dành cho người sản xuất có thu nhập thấp hoặc thiếu các nguồn lực. Trợ cấp nhằm khuyến khích xóa bỏ cây thuốc phiện. Trợ cấp cước phí vận chuyển vật tư sản xuất và nông sản cho các tỉnh miền núi. Thứ ba, Trợ cấp bị cấm Nhóm chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Mức tối thiểu được quy định rằng: 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ hoặc bằng 10% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đối với những hình thức hỗ trợ chung không được tính theo sản phẩm cụ thể được áp dụng đối với các nước đang phát triển. (5% đối với các nước phát triển). Những hỗ trợ nằm trong mức tối thiểu cũng thuộc diện được miễn trừ áp dụng thuế đối kháng, trừ khi gây tổn hại cho các nước thành viên. Việt Nam áp dụng hình thức trợ cấp bị cấm nhưng trong phạm vi tối thiểu được phép: (i) Thu mua nông sản can thiệp thị trường đối với lúa, gạo, cà phê, thịt lợn, bông; (ii) Chương trình hỗ trợ tổng thể giải quyết khó khăn cho ngành mía đường (hỗ trợ lãi suất đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, miễn thuế VAT…); (iii) Bù giá điện cho sản xuất nông nghiệp; (iv) Bù thủy lợi phí, Trong những năm gần đây, nhờ giá nông sản thế giới phục hồi, Chính phủ đã không hỗ trợ chương trình thu mua nông sản can thiệp thị trường. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là không xây dựng trước thành chương trình can thiệp thị trường của Chính phủ, mà thường chỉ ban hành ngay khi gặp khó khăn để giải quyết vấn đề mang tính tình thế. Điều này không đảm bảo tính minh bạch theo yêu cầu của WTO. CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp 2.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Hoa Kỳ 2.1.2. Quan niệm về trợ cấp theo pháp luật Mỹ Tại mục 771 (5)(D) Luật thuế Hoa Kỳ có quy định về trợ cấp có thể đối kháng. Tại mục 771 (5)(B)(i),(ii) và (iii) thì trợ cấp được chia làm 2 loại: Thứ nhất, Trợ cấp trực tiếp là việc Chính phủ cung cấp vốn trực tiếp cho nhà sản xuất hay xuất khẩu một mặt hàng hóa nhất định. Thứ hai, Trợ cấp gián tiếp là việc Chính phủ chi trả cho một quỹ vốn để cung ứng một khoản tài chính hoặc ủy thác hoặc chỉ đạo một đơn vị tư nhân thực hiện việc cung ứng tài chính, những trợ cấp này phải là những trợ cấp riêng biệt. 2.1.3. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp 2.1.3.1. Lƣợc sử chính sách trợ cấp của Mỹ 2.1.3.2.Chính sách trợ cấp trong Luật Nông trại 2002 của Hoa Kỳ Luật nông trại 2002 quy định rất chi tiết về trợ cấp, trong đó trợ cấp thường được chia làm hai loại như sau: (i) Trợ cấp trực tiếp; (ii) Trợ cấp nghịch kỳ. Chính phủ trợ giúp nông dân bằng cách hoàn lại một phần tiền mua bảo hiểm, nghĩa là một hình thức trợ cấp gián tiếp. Ngoài bảo hiểm, còn quy định Chính phủ phải thiết lập nhiều chương trình giúp nông dân vay tiền. Ngoài những chương trình cho vay của Chính phủ, còn có thêm hệ thống tín dụng nông trại gồm có các ngân hàng và hiệp hội tín dụng. Ngoài ra cũng đề cấp đến vấn đề về trợ giúp xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu. 2.1.3.3. Tình hình hỗ trợ cho nông nghiệp của Chính phủ Hoa Kỳ Phần lớn những hỗ trợ nội địa rơi vào trường hợp trợ cấp có thể đối kháng được miễn trừ không phải cắt giảm và phải tuân thủ Điều khoản hạn chế hợp lý (Due Restraint Clause). Hoa kỳ thanh toán cho sự thiếu hụt của nông dân để bù đắp lại sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá được nhận đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản suất (production flexibility contract payments) và vì vậy những biện pháp này thuộc trợ cấp không thể bị đối kháng. 2.2. Thực tiễn của EU áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp 2.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp EU 2.2.2. Chính sách nông nghiệp chung (CAP) Chính sách nông nghiệp chung (CAP) là một trong những chương trình trợ cấp của EU. Nó đại diện cho 48% ngân sách của EU. Chính sách nông nghiệp chung CAP đã đem đến sự không công bằng giữa các thành viên trong EU. Mục đích của chính sách nông nghiệp chung là hài hòa hóa pháp luật trong Liên minh Châu Âu, đảm bảo cho nông dân cải thiện đời sống, người tiêu dùng được sử dụng các loại thực phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đạt được mục đích trên CAP đã sử dụng một trong số cơ chế là: (i) Sử dụng hàng rào thuế quan; (ii) Hạn ngạch nhập khẩu; (iii) Lập hội đồng về giá; (iv) Trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Trợ cấp thường được trả về diện tích đất trồng và loại cây trồng cụ thể. 2.2.3. Tình hình trợ cấp cho nông nghiệp của EU Trong bản báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) các nước trong Liên minh Châu Âu là những nước vi phạm nặng nề nhất trong việc trợ cấp cho nông dân của mình với số tiền lên tới 133 tỷ USD. Những trợ cấp có thể đối kháng được miễn trừ không phải cắt giảm. Các biện pháp trong trợ cấp có thể đối kháng được tạo ra để hợp pháp hóa những chi phí trực tiếp cho nông dân trong EU. 2.3. Thực tiễn Nhật Bản áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp 2.3.1. Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản 2.3.2. Tình hình hỗ trợ nông nghiệp của Nhật Bản Trong chế độ trợ cấp nông nghiệp, Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách trợ cấp mới thông qua chính sách thuế thu nhập ưu đãi cho người nông dân và chỉ trợ cấp cho những người đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định về diện tích trồng trọt. Ngoài ra, chính sách giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ trong nông nghiệp sẽ được xem xét theo hướng xóa bỏ dần sự điều tiết của Chính phủ trong sản xuất nông nghiệp. 2.3.3. Trợ cấp trong nƣớc Nhật Bản là nước đứng đầu về chính sách can thiệp vào cơ chế thị trường. Tính ước lượng trợ cấp sản xuất trong năm 2009 là 59%. Chính sách lúa gạo của Nhà nước vẫn ít nhiều nằm trong sự quản lý, rà soát vì một số nông dân không tuân thủ việc cắt giảm sản xuất vẫn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ cho nông dân của Chính phủ. 2.4. Thực tiễn của một số nƣớc Châu Á khác áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp 2.4.1. Trung Quốc 2.4.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Trung Quốc 2.4.1.2. Tình hình trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc Năm 2007 Trung Quốc trợ cấp trực tiếp cho hàng trăm triệu nông dân một khoản trị giá 5,6 tỷ USD tăng 63% so với năm 2006. Nông dân sẽ được trợ cấp về giống và vật tư nông nghiệp như phân bón và thuốc trừ sâu. Trung Quốc đã xem xét lại chính sách trợ cấp, bao gồm cả lãi suất Ngân hàng Nhà nước ở mức thấp. Trung Quốc cam kết sẽ hạn chế và giảm dần các hình thức trợ cấp này. Hiện nay mức trợ cấp của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 2%, gia nhập WTO với danh nghĩa là nước đang phát triển có nghĩa là vẫn có quyền nâng cao trợ giá đối trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.4.2. Thái Lan 2.4.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp Thái Lan 2.4.2.2. Tình hình trợ cấp cho nông nghiệp của Thái Lan Trợ cấp giá nông sản đã gia tăng hàng năm so với mức trung bình 50% (19 tỷ Baht/ năm) mà Thái Lan đã cam kết với WTO. Nông sản được trợ giá chủ yếu là gạo, cao su, trái cây (Sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm). Hỗ trợ lãi suất cho các nhà xuất khẩu không trái với các nguyên tắc của WTO. RTG cũng trợ cấp cho các nhà xuất khẩu và chế biến nông sản xuất khẩu thông qua chính sách miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này. 2.5. Thực tiễn của Việt Nam áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp 2.5.1. Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam 2.5.2. Đánh giá tính tuân thủ với quy định về trợ cấp nông nghiệp WTO của Việt Nam WTO dành ân hạn cho phép Việt Nam được bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển, cho phép đước áp dụng với mức tổng trợ cấp không quá 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hưởng. Về cơ bản sẽ không có vướng mắc lớn bởi trị giá trợ cấp hiện tại của Việt Nam còn rất thấp so với trị giá tổng trợ cấp được phép trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình thực thi các nghĩa vụ này, Việt Nam cần thận trọng với những hình thức trợ cấp đang áp dụng để tránh bị “ghép” vào diện trợ cấp bị cấm một cách gián tiếp. Việt Nam còn bảo lưu thêm một số khoản trợ cấp mỗi năm khoảng 4.000 tỷ đồng, có thể nói, trong thời gian ngắn tới, ngân sách nước ta chưa đủ sức để trợ cấp cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ cho phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên Việt Nam được áp dụng không hạn chế. 2.5.3. Trợ cấp trong nƣớc theo khuôn khổ WTO trong giai trƣớc ngày 11/01/2007 Theo tổng hợp và khai báo của Việt Nam trong bảng ACC4: Tổng số khoảng 18,5 ngàn tỷ đồng trợ cấp sản xuất trong nước đối với nông sản kể cả 03 nhóm trợ cấp không bị đối kháng chiếm hơn 66%, trợ cấp có thể bị đối kháng chiếm 11%, còn lại khoảng 23% thuộc trợ cấp bị cấm. 2.5.3.1. Trợ cấp không thể bị đối kháng Đây là khuôn khổ các chính sách được Việt Nam hỗ trợ nhiều nhất, hàng năm hỗ trợ từ 9 đến 14 ngàn tỷ đồng. 2.5.3.2. Trợ cấp có thể bị đối kháng Áp dụng bằng hình thức trợ cấp đầu tư và trợ cấp chuyển đổi cây trồng. 2.5.3.3. Trợ cấp bị cấm Trợ cấp trong phạm vi trợ cấp bị cấm đang tập trung vào một số nông sản và đối tượng được hưởng lợi chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. 2.5.4. Trợ cấp trong nƣớc theo khuôn khổ WTO giai đoạn sau 11/01/2007 2.5.4.1. Trợ cấp không bị đối kháng Việt Nam thực hiện chương trình dịch vụ vào các trợ cấp như: Các dịch vụ chung, dự trữ quốc gia vì mục tiêu an toàn lương thực, Trợ cấp lương thực trong nước, trợ cấp đầu tư nhằm hỗ trợ việc điều chỉnh cơ cấu tài chính hoặc cơ sở vật chất của người sản xuất để giải quyết những bất lợi về cơ cấu… Thực tế trong hai năm 2007 – 2008 do khả năng tài chính hạn hẹp nên Việt Nam chưa có điều kiện áp dụng một số hình thức trợ cấp sau: (i) Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân; (ii) Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu cho người sản xuất; (iii) Thanh toán theo các chương trình môi trường. 2.5.4.2. Trợ cấp có thể bị đối kháng Việt Nam là nước đang phát triển do vậy được hưởng các quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho nước đang phát triển (S&D). Trong phần chính sách trợ cấp trong nước, Việt Nam áp dụng một số chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất là các biện pháp miễn trừ cam kết cắt giảm, không thuộc diện bị đánh thuế đối kháng: Việt Nam sử dụng hình thức trợ cấp thông qua hỗ trợ lãi suất đầu tư bằng cách: Chính phủ bù phần chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi cho ngân hàng thương mại đối với các khoản vay tín dụng đầu tư trung và dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản, trồng cây lâu năm theo quy định của Chính phủ. - Trợ cấp đầu vào cho những người sản xuất có thu nhập thấp hoặc thiếu tư liệu sản xuất thông qua cho vay tín dụng ngắn hạn ưu đãi dành cho nông dân nghèo; ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cước phí vận chuyển các mặt hàng thiết yếu và vật tư nông nghiệp cho các vùng miền núi và vùng sâu vùng xa bằng cách: Nhà nước thành lập mạng lưới ngân hàng dành cho người nghèo cho phép người nghèo được tiếp cận đến các khoản vay ngắn hạn có lãi suất ưu đãi tương đương 50% lãi suất thị trường để phát triển sản xuất nông nghiệp. - Trợ cấp nhằm khuyến khích từ bỏ cây thuốc phiện thông qua ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các vùng chuyển đổi cây thuốc phiện sang trồng các loại cây khác như: Trợ cấp mua giống cây trồng, vật nuôi, khuyến nông… 2.5.4.3. Trợ cấp bị cấm Trợ cấp bị cấm là các biện pháp trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp bị WTO cấm và các nước thành viên phải cam kết cắt giảm. Nước ta được quyền duy trì các loại trợ cấp như các nước đang phát triển khác trong WTO đã làm, tức là không quá 10% giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngoài mức này, Việt Nam còn được bảo lưu thêm một khoản hỗ trợ nữa có mức trần là 3.961,5 tỷ đồng/năm Việt Nam áp dụng hình thức trợ cấp bị cấm nhưng trong phạm vi tối thiểu được phép và thuộc diện được miễn trừ áp dụng thuế chống trợ cấp, trừ khi gây tổn hại cho các nước thành viên. Thực tế trong hai năm 2007 – 2008 Việt Nam đã áp dụng một số hình thức trợ cấp thuộc diện trợ cấp bị cấm với nội dung sau: (i) Thu mua nông sản can thiệp thị trường đối với lúa, gạo, cà phê, thịt lợn, bông; (ii) Chương trình hỗ trợ tổng thể giải quyết khó khăn cho ngành mía đường (hỗ trợ lãi suất đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, miễn thuế VAT…); (iii) Bù giá điện cho sản xuất nông nghiệp; (iv) Bù thủy lợi phí. Tổng mức chi gộp trợ cấp mới chỉ đạt khoảng 3,4 % giá trị sản lượng nông nghiệp, con số này còn thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 10% cho phép. Điều này cho thấy, về nguyên tắc không phải cắt giảm mà Việt Nam còn một khoảng lớn cho phép để điều chỉnh tăng trợ cấp. 2.5.5 Trợ cấp xuất khẩu 2.5.5.1. Trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trƣớc ngày 11/01/2007 Việt Nam bắt đầu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho xuất khẩu kể từ năm 1998, bao gồm các biện pháp hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn, cà phê và rau quả đóng hộp. Hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê; bù lỗ xuất khẩu đối với các mặt hàng khác. Nhưng đến năm 2005 những hỗ trợ này đã được loại bỏ dần. 2.5.5.2. Trợ cấp xuất khẩu Việt Nam sau ngày 11/01/2007 Về nguyên tắc chung, WTO nghiêm cấm mọi hình thức xuất khẩu. Trường hợp các nước thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu thì phải cắt giảm cả về khối lượng được nhận trợ cấp và giá trị trợ cấp. Việt Nam đã cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập. Cam kết này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo các quy định hiện hành của WTO. Điều này được hiểu là Việt Nam sẽ được hưởng điều khoản S&D trong trợ cấp xuất khẩu và chỉ được áp dụng trong hai hình thức: (i) Trợ cấp nhằm giảm chi phí tiếp thị xuất khẩu, bao gồm chi phí vận chuyển, nâng phẩm cấp và các chi phí chế biến khác, chi phí vận tải quốc tế và cước phí; (ii) Phí vận tải nội địa và cước phí của các chuyến hàng xuất khẩu do Chính phủ cung cấp hoặc ủy quyền với điều kiện thuận lợi hơn so với các chuyến hàng nội địa. Trong quá trình tìm giải pháp và nâng cao hiệu quả của sức cạnh tranh, trợ cấp là con dao hai lưỡi. nếu không khéo xử lý về cường độ và thời gian áp dụng, trợ cấp có thể gây tâm lý ỷ lại, trông chờ và tạo sức ỳ lớn, chưa kể tới những hiện tượng lệch lạc theo kiểu “lách luật [...]... định về chống trợ cấp trong nông nghiệp Vì vậy, khoa học pháp lý Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng được vai trò là cơ sở lý luận và cơ sở khoa học xây dựng nên một hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp hoàn chỉnh 3.1.3.2 Hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp chƣa có vị trí tƣơng xứng, chƣa đầy đủ Do vậy, pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp. .. trong phạm vi quy định của WTO 3.1.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp 3.1.3.1 Cần có hệ thống khoa học pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp - Xác định vị trí pháp lý phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam - Khoa học pháp lý cũng cần phải làm sáng tỏ những đặc điểm,... quy định của pháp luật quốc tế cũng như luật trong nước của các nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh” 3.1.3.3 Công tác thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn gắn liền với xây dựng pháp luật Hiện tại việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế trên các phương diện: Hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt... chống trợ cấp trong nông nghiệp; Các quy phạm pháp luật chống trợ cấp trong nông nghiệp nằm trong các văn bản như Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư nên hiệu lực chưa cao, quy định còn thiếu, nội dung còn chung chung, thiếu cụ thể, khó thực hiện - Ở Việt Nam, việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp hầu như không được thực hiện do chưa có vụ tranh chấp về chống trợ cấp trong nông nghiệp. .. PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP 3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp 3.1.1 Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Phải có hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nói chung và chống trợ cấp trong nông nghiệp nói riêng minh bạch, hoàn chỉnh, đầy đủ, chặt... quyết tranh chấp của WTO mà còn có giá trị như khuôn mẫu về kỹ thuật lập pháp để xây dựng các văn bản pháp luật trong nước chặt chẽ, phù hợp Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, vấn đề xây dựng các văn bản pháp luật về phát triển nông nghiệp đặc biệt là chống trợ cấp trong nông nghiệp cần có nhiều nỗ lực cố gắng nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp quốc gia... pháp lý làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp Hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp phải được tiến hành đồng bộ các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp có vị trí tương xứng, chặt chẽ, đầy đủ và có hiệu lực đáp ứng được yêu cầu thực... tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Thông tư số 106/2005/TT – BTC về hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp Nhờ những nỗ lực cố gắng như vậy nên thời gian qua pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp đã góp phần quan trọng hoàn thiện pháp luật Việt... được, pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp còn một số hạn chế đó là: - Còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện làm cở sở khoa học pháp lý để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn - Chưa quan tâm thỏa đáng đến vị trí, vai trò của công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chống. .. triển nông thôn (2005), "WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam", Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 43 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), "Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn" Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 44 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), "Nghị quyết số 612/QĐ - BNN - HTQT ngày 9/3/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn . QUAN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG TRỢ CẤP TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Quan niệm của WTO về pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và chống trợ cấp trong nông nghiệp. Tổng quan pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Chương 2: Những vấn đề thực tiễn pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp.

Ngày đăng: 12/02/2014, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan