Nghiên cứu công nghệ các bon hoá các chất thải cháy được trong rác thải đô thị thành than nhiên liệu

25 527 0
Nghiên cứu công nghệ các bon hoá các chất thải cháy được trong rác thải đô thị thành than nhiên liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu công nghệ Các bon hoá các chất thải cháy được trong rác thải đô thị thành than nhiên liệu Trần Văn Huệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Trịnh Văn Tuyên Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tổng quan về phương pháp cacbon hoá chất thải rắn. Thực hiện xử lý chất thải trên mô hình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố nhiệt độ và thời gian cacbon hoá đến hiệu suất thu hồi sản phẩm và hiệu suất thu hồi Cacbon hữu cơ. Tiến hành khảo sát tìm nhiệt độ và thời gian tối ưu cho quá trình cacbon hoá đạt hiệu suất thu hồi sản phẩm, tỷ lệ cacbon Cacbon hữu cơ và hiệu suất thu hồi Cacbon hữu cơ là cao nhất. Keywords: Công nghệ Cacbon; Chất thải; Rác thải; Than nhiên liệu; Ô nhiễm môi trường Content MỞ ĐẦU Môi trường là vấn đề toàn cầu, được quan tâm bởi tất cả các quốc gia, các tổ chức và các cá nhân. Bởi môi trường liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mỗi chúng ta. Một trong những vấn đề môi trường được quan tâm nhiều hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị đó là vấn đề rác thải. Chất thải sinh hoạt, thức ăn dư thừa, các loại rác thải đường phố, nếu không được thu gom xử lý đúng quy định. Các loại chất thải này sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, mất diện tích… Khối lượng chất thải rắn trong đô thị ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong các đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề tiêu cực đối với môi trường. Có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải đô thị đã được đề xuất và áp dụng trong đó có phương pháp thiêu đốt. Phương pháp thiêu đốt xử lý được nhiều loại chất thải (đặc biệt là các chất thải rắn khó phân huỷ như plastic,da…), tiết kiệm được diện tích cho các bãi chôn lấp. Tuy nhiên phương pháp thiêu đốt trước đây gây tác động xấu đến môi trường không khí, hoặc chi phí cho việc xử lý khí thiêu đốt rất tốn kém. Mặt khác, hiện nay nguồn nguyên liệu hoá 2 thạch đang dần bị cạn kiệt, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những nguồn nguyên liệu mới. Một phương pháp xử lý chất thải rắn mới, được đề xuất đó là phân loại và đốt các chất thải rắn cháy được trong điều kiện thiếu ôxy hoặc không có ôxy hoàn toàn. Phương pháp này tiết kiệm được nhiên liệu dùng cho quá trình đốt, không tạo ra khí thải độc hại gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra một nguồn nguyên liệu mới đóthan sạch, phục vụ cho lĩnh vực khác trong cuộc sống như: nghiên cứu khoa học, hay xử lý các loại nước thải, nhiên liệu… Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu công nghệ cacbon hoá các chất thải cháy được trong rác thải đô thị thành than nhiên liệu” Sau đây là nội dung chi tiết luận văn: Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn Trong 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam áp dụng đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 7-8% (giai đoạn 2006 - 2010). Mức sống dân cư từng bước được nâng cao, phong cách tiêu dùng, thói quen sinh hoạt của xã hội đang có nhiều thay đổi. Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình cũng sẽ thay đổi về số lượng và thành phần. Bên cạnh đó các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt kinh tế - xã hội. Tăng trưởng mặt kinh tế - xã hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, tuy nhiên đã làm phát sinh lượng chất thải rắn ngày càng lớn (bao gồm cả CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế ). Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Vì vậy, việc quản lý chất thải là một thách thức to lớn, chi phí phí tốn, nhưng đem lại lợi ích cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác nếu quản lý theo hướng có thể tái chế thì đây sẽ là nguồn tài nguyên sinh ra của cải vật chất, một trong những hướng đó là tái chế chất thải rắn đô thị thành than nhiên liệu. Sau đây là một số tìm hiểu về sự phát triển công nghệ cacbon hóa và khả năng ứng dụng của nó vào việc xử lý rác thải đô thị thành nhiên liệu. 1.2. Công nghệ cacbon hóa chất thải rắn - Hiện nay, phương pháp thiêu đốt được sử dụng phổ biến để xử lý chất thải y tế và ngăn ngừa dịch bệnh.Tuy nhiên phương pháp này còn hạn chế vì chi phí xử lý cao và có nhiều nguy cơ tạo thành dioxin và furan. Một công nghê mới được đề xuất dựa trên nguyên lý sự đốt cháy, nhưng trong môi trường thiếu oxy. Đócông nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp cacbon hóa, công nghệ này cho phép thu hồi nguồn năng lượng (như nhiệt năng, điện năng) hoặc nguyên liệu, nhiên liệu sạch (than sạch, than hoạt tính). Phương pháp này sẽ góp phần xử lý ô nhiễm môi trường và lượng rác thải cho bãi chôn lấp, đây là một yếu tố quan trọng trong vấn đề quản lý chất thải. - Cacbon hóa là quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ nhẹ có thể bay hơi có mặt trong nhiên liệu nhằm mục đích thu nhận cacbon. Đây là quá trình đốt cháy không hoàn toàn nguyên liệu. Các hợp chất hữu cơ phân hủy dưới tác dụng của nhiệt và tạo thành cacbon. Quá trình cacbon hóa có thể chia thành 2 bước: sấy khô và đốt cháy không hoàn toàn nguyên liệu. - Có một số khác biệt giữa phương pháp thiêu đốt truyền thống và công nghệ mới. Phương pháp thiêu đốt truyền thống biến toàn bộ chất thải đầu vào thành khí thải và tro, sinh ra lượng khí thải độc hại và nhiều. Ngược lại phương pháp nhiệt phân biến chất thải thành các 3 loại nhiên liệu giàu năng lượng bằng việc đốt chất thải ở trạng thái kiểm soát, quy trình xử lý nhiệt lại hạn chế sự biến đổi để quá trình đốt cháy không xảy ra trực tiếp, chất thải được biến thành những chất trung gian, có thể xử lý thành các vật liệu tái chế hoặc thu hồi năng lượng . Dưới tác dụng của nhiệt,các loại rác thải chuyển hóa kèm theo quá trình phân hủy tạo thành nước, khí và than tổng hợp. Than tổng hợp được làm lạnh trong vòng 90 giây mà không cần một sản phẩm phụ gia nào trong khoang giảm nhiệt, đây là sản phẩm chính của quá trình xử lý nhiệt phân rác thải ở nhiệt độ thấp, loại than này có chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp khoảng 0,2%. Điều đáng lưu ý là, công nghệ nhiệt phân rác thải nhiệt độ thấp này sẽ giúp tránh được nguy cơ phản ứng sinh ra các chất độc hại, đặc biệt là các hợp chất đioxin vì xử lý ở nhiệt độ thấp. - Nhiệt phân là quá trình làm suy giảm nhiệt của các vật liệu cacbon ở nhiệt độ từ 400 o C - 800 o C hoặc trong điều kiện thiếu oxy hoặc có nguồn cung cấp oxy rất hạn chế. Quá trình này làm bay hơi và phân hủy các vật liệu rác hữu cơ bằng nhiệt, không bằng đốt lửa trực tiếp. Khi chất thải bị nhiệt phân (ngược với quá trình đốt trong lò thiêu đốt), khí và than ở dạng rắn được sinh ra. Than dưới dạng rắn là hợp chất của các nguyên liệu khó cháy với cacbon. Khí tổng hợp được sinh ra là hỗn hợp của các khí gồm cacbon monoxit, hydro, metan và một số loại hợp chất hữu cơ khác dễ bay hơi. Khí tổng hợp có nhiệt trị là 10 - 20 MJ/Nm 3 . 1.2.1. Những ứng dụng chủ yếu của phƣơng pháp - Áp dụng công nghệ cacbon hóa có thể tạo ra một loại nhiên liệu chất thải rắn, hay còn gọi là nguyên liệu có nguồn gốc từ chất thải bằng việc tách ra những hạt chất nhẹ hơn, dễ cháy. Sản xuất nhiên liệu từ chất thải không phải là quá trình xử lý nhiệt, mà là quá trình biến đổi nhiệt của các thành phần dễ cháy trong chất thải rắn. Ứng dụng chủ yếu của phương pháp này là: Xử lý các chất dư thừa trong nông nghiệp và công nghiệp Xử lý chất thải sinh hoạt và thương mại Thu hồi năng lượng từ những chất dư thừa trong quá trình tái chế các vật liệu (chất còn lại trong máy nghiền tự động, phế liệu sản xuất điện và điện tử, các loại lốp cao su, chất thải nhựa tổng hợp và các chất dư thừa trong quá trình bao gói). - Nguồn năng lượng được thu hồi là yếu tố quan trọng về kinh tế của dự án. Đócác loại khí tổng hợp, than tổng hợp… được sử dụng với các mục đích khác nhau trong nghành công nghiệp và xử lý môi trường, đồng thời đây là một loại vật liệu có thể được tái chế và bán trên thị trường hiện nay. - Đôi khi các quá trình nhiệt phân không tương thích với việc xử lý chất thải rắn đô thị chưa được phân loại. Với xu thế gia tăng lượng chất thải hiện nay, buộc phải có các biện pháp tiền xử lý (thu gom có phân loại… ) và các quy trình xử lý này đang trở nên thích hợp hơn. 1.2.2. Những ƣu điểm chính của công nghệ xử lý nhiệt tiên tiến - Giảm khối lượng chất thải - Làm cho chất thải an toàn và biến thành chất trơ - Thu được giá trị của chất thải,các loại năng lượng nhiên liệu (như điện năng, than…) - Đi theo hướng phát triển bền vững, tiến tới việc tái sử dụng và tái chế - Chất thải biến thành năng lượng là sự bổ sung cho việc tái chế các vật liệu. - Là một biện pháp xử lý thích hợp đối với lượng chất thải đang gia tăng. - Đẩy mạnh việc thay đổi thành phần chất thải rắn ở bãi chôn lấp. 4 - Giải quyết tình trạng thiếu nơi chôn lấp chất thải. - Ứng phó với những công cụ kinh tế và tài chính (ví dụ như thuế chôn lấp và các khoản trợ cấp cho các nguồn thay thế) Xử lý nhiệt là biện pháp thay thế cho phương pháp chôn lấp, khi xử lý một lượng lớn các chấtthành phần thay đổi, đặc biệt là các chất thải rắn đô thị. Biện pháp ủ phân và ủ yếm khí chỉ để xử lý các thành phần thối rữa. Hầu hết các quy trình xử lý bằng nhiệt tiên tiến xử dụng chất thải rắn đô thị đã được xử lý ban đầu. Một số hệ thống xử lý sinh học tạo ra loại nhiên liệu sản xuất chủ yếu gồm các thẻ giấy và các loại chất dẻo tạo ra từ nhiên liệu có nguồn gốc là chất thải. Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Chất thải đô thị thành phố Hà Nội, các thành phần: tre gỗ, nhựa, giấy, cao su, vải. Để đảm bảo cho quá trình làm thí nghiệm được đầy đủ và chính xác về tỷ lệ, các nguồn nguyên liệu được thu nhặt như sau: Tre gỗ: Được lấy từ tre và mùn cưa của quá trình gia công gỗ Nhựa: Được lấy từ chai, lọ và các phế thải được làm từ nhựa Giấy: Bao gồm giấy viết, bìa caton Cao su: Được lấy từ các săm xe ô tô, xe máy và xe đạp Vải: Lấy từ quần áo và một số đồ dùng khác từ vải đã được thải bỏ. Thực nghiệm áp dụng công nghệ cacbon hoá theo mô hình thiết kế của Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu 2.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm Đây là phương pháp tiến hành thí nghiệm thực tế quá trình cacbon hoá các loại chất thải rắn khó phân huỷ. Qua đó tìm ra các thông số, các số liệu thực nghiệm như: thời gian, nhiệt độ, hiệu suất thu hồi sản phẩm, hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ tối ưu nhất, để việc xác định khả năng áp dụng công nghệ vào việc xử lý chất thải rắn. Các loại chất thải được dùng cho quá trình thí nghiệm là: gỗ, nhựa, giấy, cao su, và vải. Khối lượng tiến hành thí nghiệm với các loại mẫu 2 - 8g. Quá trình cacbon hoá được tiến hành trên thiết bị do Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo. Trước khi xử lý các loại chất thải đều được phân loại. Các thành phần có khả năng cacbon hoá sẽ được đem nghiền nhỏ rồi đưa vào lò cacbon hoá để thu được sản phẩm cuối cùng là “Than sạch”. Quá trình xử lý được thể hiện qua sơ đồ sau: Chấ t thả i đ ô thị Phân loạ i Xử lý sơ bộ (nghiề n) 5 Hình 2.1. Sơ đồ thực nghiệm quá trình cacbon hoá. Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị thí nghiệm. Mô tả quá trình thí nghiệm: Chất thải được đưa vào một cốc sứ chịu nhiệt, sau đó đậy nắp kín và đưa vào lò nung kín bằng điện. Tiến hành quá trình cacbon hoá tại các nhiệt độ khác nhau theo giá trị nhiệt kế hiển thị, theo dõi quá trình cacbon hoá theo thời gian và nhiệt độ. Sau khi đủ thời gian cacbon hoá, đưa cốc chứa mẫu ra khỏi lò, giữ nguyên nắp đậy, để nguội tự nhiên cho vào lọ chứa mẫu. Trong quá trình cacbon hoá lò nung được đậy nắp kín, khí nóng sinh ra từ hơi nước và các chất dễ bay hơi trong vật liệu, do áp suất bên trong lò cao hơn bên ngoài, khí nóng trong lò sẽ thoát ra ngoài, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập ôxi vào trong lò, như vậy ôxi sẽ không tham gia vào quá trình đốt. Trong quá trình này, áp suất của lò không được kiểm soát, áp suất hoạt động theo hoạt động tự nhiên của lò. 2.3.3. Phƣơng pháp phân tích, tính toán 2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Lò đ iệ n Nhiệ t kế Nắ p cố c Cố c đựng chấ t thả i Chấ t thả i 6 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả của quá trình cacbon hoá tre gỗ a. Cacbon hoá tre gỗ tại T = 300 0 C Bảng 3.1. Hiệu suất thu hồi cacbon hoá tre gỗ tại T = 300 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 61,97 42,34 26,23 2 20 43,50 45,50 19,79 3 30 40,43 56,12 22,69 4 40 42,29 64,21 27,15 5 50 28,33 46,61 13,21 Trung bình 43,30 50,96 21,82 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của tre gỗ tại T = 300 0 C thay đổi theo thời gian b. Cacbon hoá tre gỗ tại T = 400 0 C Bảng 3.2. Hiệu suất thu hồi cacbon hoá tre gỗ tại T = 400 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 42,20 47,74 20,15 2 20 39,60 55,66 22,04 3 30 36,00 54,44 19,60 4 40 24,40 51,40 12,54 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) 7 5 50 19,01 44,25 8,41 Trung bình 32,24 50,70 16,55 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của tre gỗ tại T = 400 0 C thay đổi theo thời gian c. Cacbon hoá tre gỗ tại T = 500 0 C Bảng 3.3. Hiệu suất thu hồi cacbon hoá tre gỗ tại T = 500 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 43,37 51,31 22,25 2 20 30,46 54,53 16,61 3 30 21,82 45,63 9,96 4 40 20,44 42,86 8,76 5 50 21,13 29,33 6,20 Trung bình 27,44 44,73 12,76 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ(%) 8 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của tre gỗ tại T = 500 0 C thay đổi theo thời gian. Từ những kết quả của quá trình cacbon hoá tre gỗ ở nhiệt độ 300 0 C, 400 0 C và 500 0 C với thời gian lưu là 10 phút, 20 phút, 30 phút, 40 phút và 50 phút ở trên ta rút ra kết luận sau: - Điểm tối ưu để hiệu suất thu hồi sản phẩm lớn nhất là: T = 300 0 C và t = 40 phút - Điểm tối ưu để tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ lớn nhất là: T = 400 0 và t = 20 phút. - Điểm tối ưu để hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ lớn nhất là: T = 500 0 C và t = 10 phút. 3.2. Kết quả của quá trình cacbon hoá nhựa a. Cacbon hoá nhựa tại T = 300 0 C Bảng 3.4. Kết quả cacbon hoá nhựa tại T = 300 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 98,64 51,34 50,65 2 20 83,70 60,90 50,97 3 30 68,19 68,42 46,65 4 40 66,01 73,93 48,80 5 50 66,75 71,51 47,73 Trung bình 76,66 65,22 48,96 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) 9 Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của nhựa tại T = 300 0 C thay đổi theo thời gian b. Cacbon hoá nhựa tại T = 400 0 C Bảng 3.5. Hiệu suất thu hồi cacbon hoá nhựa tại T = 400 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 85,35 61,59 52,57 2 20 77,78 65,22 50,73 3 30 57,19 79,75 45,61 4 40 48,12 75,30 36,23 5 50 27,93 72,16 20,15 Trung bình 59,27 70,80 41,06 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) 10 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của nhựa tại T = 400 0 C thay đổi theo thời gian c. Cacbon hoá nhựa tại T = 500 0 C Bảng 3.6. Hiệu suất thu hồi cacbon hoá nhựa tại T = 500 0 C STT Thời gian cacbon hoá (phút) Hiệu suất thu hồi sản phẩm (%) Tỷ lệ thành phần cacbon hữu cơ (%) Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ (%) 1 10 76,77 76,26 58,55 2 20 49,75 78,34 38,97 3 30 26,81 74,02 19,85 4 40 26,65 71,33 19,01 5 50 13,73 64,15 8,80 Trung bình 38,74 72,82 29,04 Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của nhựa tại T = 500 0 C thay đổi theo thời gian. Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) [...]... thấy than sản phẩm của quá trình cacbon hóa có giá trị nhiệt lượng tương đương với các nhiên liệu thông thường Với giá trị nhiệt lượng như trên, hoàn toàn có thể sử dụng than nhiên liệu từ quá trình cacbon hoá chất thải đô thị làm than nhiên liệu 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1 Cacbon hóa chất thải rắn đô thị là một phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị mang lại nhiều hiệu quả trong xử lý chất thải. .. thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài Tác giả xin đưa ra kiến nghị như sau: công nghệ cacbon hóa xử lý chất thải rắn đô thị thành nhiên liệu đã chứng tỏ ưu điểm của công nghệ Cần tiến hành nghiên cứu chi tiết cụ thể để xác định các ngưỡng nhiệt độ và chi tết để ứng dụng công nghệ cacbon hoá vào xử lý chất thải, để tận thu nguồn cacbon hữu cơ, đồng thời giảm diện tích chôn lấp rác thảicác nguy... nghiệm với rác thải đô thị để xác định được tỷ lệ thu hồi cacbon hữu cơ (TOC) với quy mô nhỏ hơn 10g, cho thấy hiệu quả của công nghệ 2 Đã tiến hành khảo sát độ ẩm của chất thải cho thấy lượng ẩm trong các thành phần rác thải cacbon hoá nhỏ cụ thể: tre gỗ 8,26%; nhựa 1,12%; giấy 8,33%; cao su 1,48%; vải 2,33%, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình cacbon hoá 3 Xác định được hiệu suất thu hồi cacbon tối... và xử lý rác thải sinh hoạt cho các đô thị mới” 9 Phạm Ngọc Đăng, (2000) “Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp”, Nxb Xây dựng, Hà Nội 10 Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy, (2004), Công nghệ xử lý rác thảichất thải rắn”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Trang 41- 43 11 Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, (2001), “Quản lý chất thải rắn - Tập 1 Chất thải rắn đô thị , Nxb... về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam”Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia 13 Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, (2010), “Báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương” 14 Viện Công nghệ môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007), “Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học - Công nghệ môi trường, nghiên cứu và ứng dụng”,Trang 11-17 15 Viện Công nghệ. .. tối ưu đối với các thành phần chất thải với các kết quả như sau: tre gỗ tại 3000C, hiệu suất thu hồi cacbon đạt 26,23%, thời gian cacbon hoá 10 phút; nhựa tại 5000C, hiệu suất thu hồi cacbon đạt 58,55%, thời gian cacbon hoá 10 phút; giấy tại 3000C, hiệu suất thu hồi cacbon đạt 22,14%, thời gian cacbon hoá 40 phút; cao su tại 3000C, hiệu suất thu hồi cacbon đạt 42,78%, thời gian cacbon hoá 40 phút; vải... Tỷ lệ thành phần Hiệu suất thu hồi Hiệu suất thu hồi hoá cacbon hữu cơ sản phẩm (%) cacbon hữu cơ (%) (%) 37,74 41,91 15,82 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) 1 Thời cacbon (phút) 10 14 Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của cao su tại T = 4000C thay đổi theo thời gian c Cacbon hoá cao su tại T = 5000C Bảng 3.12 Hiệu suất thu hồi cacbon hoá cao su tại T = 500 0C STT gian Tỷ lệ thành phần... xong quá trình cacbon hoá các thành phần chất thải, để đánh giá nhiệt trị của than sinh ra, theo cảm quan, tác giả đã chọn ra một số mẫu sản phẩm đẹp (mẫu đã được cacbon hoá hoàn toàn, mịn), phân tích nhiệt trị tại phòng phân tích vật liệu rắn của bộ môn Hoá lý - khoa Hoá học - trường Đại học sư phạm Hà nội 1, kết quả như sau: Bảng 3.20 Kết quả phân tích nhiệt trị một số sản phẩm cacbon hoá 21 TT 1 2 3... trị của một số loại nhiên liệu rắn thông thường để so sánh với sản phẩm than cacbon tạo ra từ chất thải rắn Bảng 3.21 Bảng nhiệt trị của một số loại nhiên liệu thông thƣờng Loại nhiên liệu Nhiệt trị kJ/kg Kcal/kg Than ít bitum loại A 24.490 – 26.823 6.400 Than ít bitum loại B 22.158 – 24.490 5.850 Than ít bitum loại C 19.358 – 22.158 5.293 Than non loại A 14.693 – 19.358 4.624 Than non loại B 14.693... 6,51 25,06 39,80 9,94 Tỷ lệ thành phần các bon hữu cơ (%) Trung bình Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn quá trình cacbon hoá của giấy tại T = 400 0C thay đổi theo thời gian c Cacbon hoá giấy tại T = 5000C Bảng 3.9 Hiệu suất thu hồi cacbon hoá giấy tại T = 5000C gian Hiệu suất thu Tỷ lệ thành phần Hiệu suất thu hồi cacbon hữu cơ hoá hồi sản phẩm cacbon hữu cơ (%) (%) (%) STT Thời cacbon (phút) 1 10 13,94 52,05 . Nghiên cứu công nghệ Các bon hoá các chất thải cháy được trong rác thải đô thị thành than nhiên liệu Trần Văn Huệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. lý rác thải đô thị thành nhiên liệu. 1.2. Công nghệ cacbon hóa chất thải rắn - Hiện nay, phương pháp thiêu đốt được sử dụng phổ biến để xử lý chất thải

Ngày đăng: 10/02/2014, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan