một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở việt nam giai đoạn 2006 - 2010

33 593 0
một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở việt nam giai đoạn 2006 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở việt nam giai đoạn 2006 - 2010

Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Tài Liệu MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Tác giả: PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long - 1 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Mục lục - 2 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long Trường Đại học Thương mại Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT nước ta đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình trọng điểm theo lộ trình phát triển đến năm 2020. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên thế giới tồn tại nhiều góc độ tiếp cận để soạn thảo và triển khai các chương trình đào tạo TMĐT. Qua nghiên cứu một số nước đạt được kết quả cao trong đào tạo và ứng dụng TMĐT như Mỹ, Canada, Úc, Singapore, Hồng Kông, … chúng tôi nhận thấy có 3 góc độ tiếp cận cơ bản là: (1) Đào tạo CNTT – TT TMĐT, (2) Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT; (3) Đào tạo TMĐT liên ngành. Nhằm mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá sự vận dụng các góc độ tiếp cận đào tạo thương mại theo bậc đào tạo, hình thức đào tạo Việt Nam thời gian qua, nhất là các năm 2003 đến 2005, bài viết đưa ra các quan điểm cá nhân về sự cần thiết, ý nghĩa và xu hướng vận dụng các góc độ tiếp cận này trong soạn thảo và triển khai các chương trình đào tạo TMĐT giai đoạn 2006-2010. Chúng tôi hy vọng rằng những nghiên cứu ban đầu của cá nhân sẽ góp phần để hoàn thiện các chương trình đào tạo theo bậc, hình thức đào tạo để có thể đào tạo đáp ứng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển và hiệu quả triển khai TMĐT nước ta. 1. CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN ĐÀO TẠO TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Đào tạo Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT- TT) đảm bảo cho TMĐT - 3 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 Tiếp cận trên góc độ đào tạo CNTT- TT đảm bảo cho TMĐT (tiếp cận công nghệ) là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu trước hết là đào tạo các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng cao về CNTT- TT (cả phần cứng và phần mềm) ứng dụng trong TMĐT. Một khi đã giành sự quan tâm chủ yếu cho việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng công nghệ, thì các kiến thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế- kinh doanh, lĩnh vực khoa học xã hội- hành vi sẽ vị giới hạn trng các loại chương trình này. Các kiến thức và kỹ năng CNTT- TT bao gồm chủ yếu bốn mảng sau: • Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ tính toán (Computing technology); • Các kiến thức và kỹ năng về hệ thống thông tin (Information systems); • Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ mạng (Network technology); • Các kiến thức và kỹ năng về công nghệ đa phương tiện (Multimedia technology). Sự hình thành và tình trạng phổ biến khá rộng rãi của tiếp cận trên góc độ đào tạo CNTT-TT đảm bảo cho TMĐT xuất phát từ những nguyên nhân sau: • Khác với những phương thức thương mại khác, TMĐT là một phương thức thương mại “dựa trên công nghệ” (Technology-based Commerce), trực tiếp ở đây là dựa trên CNTT-TT. Chính sự phát triển, phổ biến ứng dụng của CNTT-TT trong các ngành kinh tế dẫn tới sự ra đời của TMĐT. Trong thời gian đầu, ứng dụng của TMĐT là khá hạn chế. Những năm qua, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của CNTT-TT, khả năng ứng dụng của TMĐT ngày càng mở rộng (ra đời các kênh kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực kinh doanh mới ). • CNTT-TT là ngành công nghệ cao, do vậy những người khởi xướng, đặt nền móng và phát triển TMĐT trong thời kỳ đầu thường là các chuyên gia CNTT có duy kinh doanh. Như trên đã nói, TMĐT về bản chất là một lĩnh vực liên ngành (Interdisciplinary). Trong TMĐT diễn ra sự đan xen các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức công nghệ, kinh tế quản lý, khoa học xã hội và hành vi. Đứng trên góc độ của mình, các nhà công nghệ cho rằng để vận hành TMĐT, các chuyên gia TMĐT cần được trang bị nền tảng kiến thức cao về CNTT-TT. • Các cơ sở đào tạo đầu tiên khởi xướng các chương trình đào tạo TMĐT phần lớn là các khoa công nghệ tính toán, công nghệ thông tin thuộc các trường đại học tổng hợp hoặc đại học, học viện kỹ thuật, có truyền thống và nguồn lực dồi dào về đào tạo CNTT. - 4 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 1.2. Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT Cách tiếp cận trên góc độ đào tạo các nhà quản trị kinh doanh TMĐT (cách tiếp cận quản trị kinh doanh). Đặc trưng cho các chương trình đào tạo TMĐT này được khởi nguồn từ các trường và các khoa quản trị kinh doanh. Xét trên góc độ lịch sử, phần lớn các chương trình đào tạo thuộc cách tiếp cận này ra đời sau các chương trình đào tạo thuộc cách tiếp cận công nghệ. Tiếp cận quản trị kinh doanh nhấn mạnh trọng tâm trang bị các kỹ năng và kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, lĩnh vực khoa học xã hội - hành vi cho người học. Chương trình đào tạo được hình thành trên cơ sở chương trình đào tạo quản trị kinh doanh. So với chương trình quản trị kinh doanh truyền thống, các chương trình quản trị kinh doanh TMĐT được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với kinh doanh TMĐT. Cụ thể trong các chương trình này, một số môn học cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành với số lượng đơn vị học trình thích hợp cần được nhấn mạnh: STT Chương trình QTKD TMĐT 1 Luật về không gian điều khiển, các vấn đề pháp lý kinh doanh, thương mại, sở hữu trí tuệ, bí mật riêng trong TMĐT 2 TMĐT và kinh tế mạng 3 Môi trường và chiến lược kinh doanh TMĐT 4 Tác nghiệp kinh doanh điện tử 5 Quản trị doanh nghiệp trực tuyến 6 Quản trị chuỗi cung ứng và kinh doanh điện tử 7 Đầu trong môi trường CNTT 8 Tài chính và các hệ thống thanh toán điện tử 9 Kế toán cho TMĐT - 5 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 10 Marketing trên Internet (Internet marketing) Ngoài việc điều chỉnh, sửa đổi các nội dung mang tính chất tương đồng giữa hai loại chương trình Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh TMĐT, nhiều môn học mới đặc thù của kinh doanh TMĐT được bổ sung. Các nhà quản trị kinh doanh TMĐT cần được trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết về CNTT-TT. Khác với tiếp cận công nghệ, tiếp cận quản trị kinh doanh không chủ trương trang bị các kiến thức nền tảng sâu về CNTT-TT, mà chú trọng trang bị các kiến thức và kỹ năng khai thác, sử dụng các phương tiện (phần cứng và phần mềm) do các chuyên gia CNTT sáng tạo ra để phục vụ cho TMĐT. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ chuyên sâu kiến thức và kỹ năng CNTT-TT cũng dao động trong biên độ lớn khi so sánh các chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận quản trị kinh doanh các cơ sở đào tạo khác nhau. 1.3. Đào tạo TMĐT liên ngành (Interdisciplinary) Xét với một nghĩa nào đó, tiếp cận trên góc độ đào tạo liên ngành (tiếp cận liên ngành) nằm vị trí trung gian giữa hai cách tiếp cận đã đề cập trên. Các chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận liên ngành chủ trương đảm bảo sự hài hoà kiến thức và kỹ năng thuộc cả ba lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, khoa học xã hội - hành vi và công nghệ thông tin - viễn thông. Xét một cách tổng quát, khi so sánh cơ cấu môn học trong các chương trình đào tạo TMĐT, thì các chương trình theo tiếp cận quản trị kinh doanh và tiếp cận liên ngành tương đối gần gũi nhau, trong khi các chương trình theo tiếp cận công nghệ có sự khác biệt khá lớn. Để xây dựng chương trình đào tạo TMĐT theo tiếp cận liên ngành, các cơ sở đào tạo thành lập đội (eTeam) liên bộ môn, liên khoa hoặc liên trường (nằm trong thành phần của cơ sở đào tạo, thường là các trường lớn). Các khoa, bộ môn tham gia và thành phần của đội (eTeam) thường thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và CNTT. - 6 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 2. SỰ VẬN DỤNG CÁC GÓC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TMĐT VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Nhu cầu thị trường ngày càng tăng dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động đào tạo CNTT và TMĐT trong năm qua với những hình thức phong phú và sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều cơ sở đào tạo trong xã hội. Nhu cầu đào tạo CNTT và TMĐT tăng dẫn đến sự tăng tương ứng của cung. Một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc của Vụ TMĐT cho thấy 72% tổ chức đã có website riêng, 65% tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực CNTT hoặc TMĐT. Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về CNTT, TMĐT và 81% tổ chức có phòng máy tính. Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo CNTT và TMĐT trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoa mới, các ngành học mới liên quan đến rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này. Các chương trình đào tạo về CNTT và TMĐT trong thời gian qua không chỉ tăng về số lượng mà còn cả mặt chất lượng. Chất lượng tài liệu, giáo trình và trình độ giảng viên cũng đã được nâng lên một bước. Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của Internet, các tài liệu trong lĩnh vực chủ yếu được thu thập, biên soạn và cập nhật qua mạng từ các nguồn của nước ngoài. Lượng giảng viên có trình độ được đào tạo chính thức về CNTT và TMĐT trong và ngoài nước cũng đang tăng lên. Ngoài ra, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét. Nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khoá đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo theo kết quả điều tra. Chất lượng đào tạo cũng được nâng lên một bước khi một số khoá học được đào tạo bằng tiếng Anh và có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Qua điều tra của Vụ TMĐT, Bộ Thương mại trên 200 tổ chức có cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT và TMĐT cho thấy các khoá đào tạo về CNTT và TMĐT nước ta chủ yếu được thực hiện dưới những hình thức sau: (1) Đào tạo chính quy dài hạn: 16%; - 7 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 (2) Đào tạo tập trung ngắn hạn: 33%; (3) Đào tạo theo đặt hàng (tại tổ chức, công ty đối tác): 37%. (4) Đào tạo trực tuyến: 9%. (5) Các hình thức khác: 5%. Nghiên cứu chi tiết các chương trình đào tạo này cho thấy sự vận dụng đa dạng những quan điểm đào tạo trên trong đào tạo nước ta. 2.1. Trong đào tạo sau đại học Điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là sự góp mặt của khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT. Chương trình của khoá học này được xây dựng dựa trên quan điểm thứ nhất: Đào tạo CNTT đảm bảo cho TMĐT. Cơ sở đào tạo điển hình là trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUT) đã hợp tác với trường ĐH North Central (NCU), Hoa Kỳ đào tạo thạc sỹ trong đó có thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành TMĐT (MBA with specialization in E-Commerce) do NCU cấp bằng và kiểm định chất lượng. một số trường đại học kinh tế như đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đại học Thương mại, đại học Ngoại thương… một số luận văn cao học, luận án tiến sỹ đã nghiên cứu theo định hướng chuyên sâu về quản trị TMĐT. 2.2 Trong đào tạo đại học Cho đến năm 2005, tất cả các trường đại học Kinh tế nước ta, một số môn học TMĐT được xác lập trong chương trình đào tạo các chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh. Hoạt động đào tạo TMĐT trong năm 2005 còn được ghi nhận lớn sự xuất hiện của khoá đào tạo chính quy về TMĐT tại trường đại học Thương mại. Đây có thể coi là một bước đột phá để tạo nên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong tương lai cho lĩnh vực ứng dụng TMĐT tại Việt Nam như đánh giá của Vụ TMĐT - Bộ Thương mại. Các chương trình đào tạo này là sự vận dụng quan điểm thứ hai: Đào tạo quản trị kinh doanh TMĐT. Có thể minh chứng sự vận dụng hữu hiệu quan điểm đào tạo quản trị kinh doanh trong đào tạo TMĐT của trường đại học Thương mại qua mục tiêu đào tạo các cử nhân quản trị kinh doanh có phẩm chất và năng lực cơ bản, đảm nhiệm cương vị quản trị các chức năng và quá trình kinh doanh những doanh nghiệp có định hướng và dự án kinh doanh TMĐT, hoặc doanh nghiệp TMĐT hàng hoá cũng - 8 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 như dịch vụ, chương trình đào tạo với tổng số 205 đvht không kể GDTC- 5 đvht và GDQP- 11 đvht, trong đó kiến thức ngành và chuyên ngành chiếm 66 đvht. Trường ĐH Ngoại Thương, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã triển khai kế hoạch đào tạo TMĐT với sự ra đời của môn học TMĐT. Môn học TMĐT được mở ra với ý nghĩa là một môn học độc lập, giảng dạy cho sinh viên chính quy sau khi đã hoàn thành các môn học chuyên ngành, tạosở nền móng quan trọng cho sự phát triển chuyên ngành giai đoạn tiếp theo. 2.3. Trong đào tạo cao đẳng Trường Cán bộ thương mại trung ương thuộc Bộ Thương mại, trường Đại học bán công Marketing Hồ Chí Minh, trường đại học dân lập Tôn Đức Thắng… là những trường đầu tiên xây dựng khung đào tạo cao đẳng cho lĩnh vực TMĐT. Mục tiêu đào tạo của khoá học này là đào tạo sinh viên làm việc chủ yếu các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp liên doanh. Chương trình đào tạo cao đẳng TMĐT ở nước ta được xây dựng trên cơ sở góc độ tiếp cận thứ nhất và thứ hai, trong đó, góc độ tiếp cận thứ nhất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Việc các trường đại học kinh tế - thương mại là lực lượng đi tiên phong cung cấp các hình thức đào tạo chính quy chuyên ngành về TMĐT cho thấy một hướng phát triển hợp với quy luật của thế giới, theo đó TMĐT là lĩnh vực ứng dụng thuộc phạm trù kinh tế - thương mại, đòi hỏi những kỹ năng chuyên ngành về thương mại và nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 2.4. Trong đào tạo ngắn hạn Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo TMĐT theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp. Đối tượng của loại hình đào tạo này cũng rất đa dạng, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về TMĐT, và cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức - 9 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8/2006 nhanh chóng này. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp, lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng TMĐT trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT và TMĐT nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong năm 2005 Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010, trong đó các chương trình dự án về đào tạo chiếm một vai trò nổi bật. Đề án này cũng đồng thời đưa ra một mô hình mang tính xã hội hoá cao cho việc tổ chức triển khai công tác đào tạo CNTT và TMĐT, đó là huy động sức mạnh của các hiệp hội và bản thân doanh nghiệp. Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương. Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm đóng góp của doanh nghiệp, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức đối tác, trong đó mức hỗ trợ của Nhà nước chiếm từ 30% đến 50% tuỳ theo nhiệm vụ của từng dự án. Các cơ sở đào tạo tập trung ngắn hạn là: VCCI, sự phối hợp Vụ TMĐT với các trường đại học, một sốsở đào tạo về quản lý, quản trị kinh doanh và các tổ chức đào tạo… Các chương trình đào tạo tập trung vào: Công nghệ thông tin và khái quát về TMĐT. Trong năm 2005 phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với các đối tác tổ chức 27 khoá đào tạo về những nội dung ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, trong đó có 5 khoá đào tạo dành cho lãnh đạo doanh nghiệp, 3 khoá đào tạo cán bộ quản lý CNTT và 19 khoá đào tạo chuyên ngành cho người sử dụng ứng dụng CNTT tại doanh nghiệp. 2.5. Đào tạo trực tuyến Với sự phát triển và phổ cập của Internet, đào tạo trực tuyến đang trở thành một kênh đào tạo không thể thiếu cho nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực CNTT và TMĐT. Song song với sự lớn mạnh của đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về TMĐT đang có xu hướng phát triển nhanh trong năm 2005. Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai. Hình thức đào tạo trực tuyến đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ đào tạo chứng chỉ tới đào tạo đại - 10 - [...]... và đào tạo thương mại điện tử nói riêng 3.1 Các hình thức đào tạo Thương mại điện tử - 18 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8 /2006 Theo Báo cáo Hiện trạng thương mại điện tử Việt Nam 2005, tại Việt Nam hiện có những hình thức đào tạo thương mại điện tử sau - Đào tạo chính quy dài hạn - Đào tạo tập trung ngắn hạn - Đạo tạo theo đơn đặt hàng - Đào tạo. .. đào tạo về Thương mại điện tử như Trường Đại học Bách Khoa với chương trình Thạc sỹ Thương mại điện tử, Trường Đại học Thương mại với chuyên ngành Thương mại điện tử và các chương trình đào tạo ngắn hạn về Thương mại điện tử cho doanh nghiệp của Vụ Thương mại điện tử (Bộ thương mại) , Viện tin học doanh nghiệp (VCCI) Trường Đại học Ngoại thươngmột trong những trường đại học đầu tiên Việt Nam đào. .. phát triển giai đoạn 2005 – 2010 Các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử cũng triển khai hàng loạt các biện pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại điện tử như xây dựng sàn - 15 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8 /2006 giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) www.vnemart.gom; xây dựng cổng thương mại điện tử. .. những kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh cho người học, thương mại điện tử bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến lược thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh thương mại điện tử, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về thương mại điện tử, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử cùng những kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp cho thương mại điện tử. .. trình đào tạo về thương mại điện tử bậc đại học, sau đại học (chuyên ngành hoặc một số môn về thương mại điện tử) của các trường đại học nước ngoài do các giảng viên, chuyên viên tham gia đào tạo mang về nước sau khi tốt nghiệp Các chương trình đào tạo về thương mại điện tử của các trường đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet Sách về thương mại điện tử của nước ngoài về Việt Nam. .. Sách về thương mại điện tử do các tác giả Việt Nam viết Tài liệu đào tạo về Thương mại điện tử của chuyên gia nước ngoài Tài liệu đào tạo về Thương mại điện tử do các chuyên gia trong nước biên soạn Về mặt nội dung, các giáo trình hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các giáo trình chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược thương mại. .. 4.2 Về phía lãnh đạo Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại - 22 - Hội thảo "Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng", Hà Nội, 29/8 /2006 • • Tăng cường hợp tác và hỗ trợ các trường để xây dựng các giáo trình chuyên sâu về thương mại điện tử, đặc biệt là các kiến thức thực tiễn và chính sách, pháp luật về thương mại điện tử Phối hợp với các trường triển khai các dự án đào tạo về thương. .. chính sách và pháp luật về thương mại điện tử, sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, khai trương cổng thương mại điện tử quốc gia, đặc biệt là pháp luật chính thức thừa nhận thương mại điện tử với sự ra đời Luật giao dịch điện tử Trong bốn điều kiện cơ bản để thương mại điện tử phát triển gồm: nhận thức, nhân... 29/8 /2006 GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ThS Nguyễn Văn Thoan Trưởng Bộ môn Thương mại điện tử Trường Đại học Ngoại thương 1 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển mãnh mẽ, công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng Internet và Thương. .. mại điện tử B2B & B2C, Phân tích và thiết kế hệ thống thương mại điện tử, Thương mại điện tử với doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hành thương mại điện tử Khóa tuyển sinh đầu tiên của Khoa năm 2005 -2 006 có 252 sinh viên hệ đại học dài hạn chính quy Bộ môn đầu tiên về Thương mại điện tử Trường Đại học Ngoại thương khởi động cho hoạt động đào tạo thương mại điện tử bậc đại học với sự ra đời môn học Thương . TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Tác giả: PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long - 1 - Hội thảo " ;Đào tạo thương mại điện tử trong. TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 PGS-TS. Nguyễn Hoàng Long Trường Đại học Thương mại Phát triển thương mại điện tử (TMĐT)

Ngày đăng: 10/02/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan