LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

45 402 1
LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phong thủy

LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY PT là một phần cấu thành của văn hóa Trung Hoa, có sự nguồn gốc sâu xa với học thuyết Đạo gia Âm Dương ngũ hành. Tính khoa học (có ví dụ ở phần sau) và tác dụng thực tế của PT, cộng thêm nhu cầu đón lành tránh dữ của mọi người đã làm cho PT được lưu truyền qua hàng trăm, hàng ngàn năm. PT đề cập đến muôn mặt của cuộc sống. Những vùng đất tựa sơn dựa nước, phía trước thông thoáng có thể lấy nước để dùng. Hãy xem: đây là những luận đã được mọi người tổng kết ra: Tả thanh long, hữu bạch hổ. tiền chu tước, hậu huyền vũ. Điều tốt hơn cả là có đường nước, có thể thông thương, có thể di chuyển xa. Vậy đó có phải là bóng dáng của công viên không? Chả phải là PT tốt hay sao? PT từ “Tử kinh” cho đến việc dùng la bàn để điều chỉnh trong phòng đều phải dùng đến Bát quái – là sơ đồ phân bố 24 ngọn núi, quá trình biến hóa này đều có nguyên khoa học rất nguyên thủy, nó là mục đích cho hướng phát triển sinh tồn của con người. Làm thế nào để lựa chọn ưu thế để tận dụng, làm thế nào phát hiện được thế yếu để loại bỏ, đó chính là việc đón lành tránh dữ thường được nhắc đến trong PT học. Ví dụ, khi mua nhà mới, chỗ nào cũng bắt mắt, trên cao đất thông thoáng, thuận thế có đất liền kề, đất bằng có chướng vật, nước chảy nhanh có vịnh, nước chảy chậm gần ao hồ, phía trước không bị tấn công, phía sau không bị xung, bình yên khắp nơi, đó chính là nơi có PT tốt nhất. PT học từ “Tử kinh” nguyên thủy đã bắt đầu rất coi trọng độ quan trọng của môi trường bên ngoài. Nó nhấn mạnh sự cơ bản của “Tụ khí”, nhấn mạnh sự lợi hại của việc tránh xung đột. “Khí” phân tán theo gió và ngừng lại khi gặp nước. Tụ làm cho không tán, hành làm cho không ngừng, cái đó gọi là PT. Phương pháp của PT là nước là hàng đầu, tiếp theo là gió, rồi đến độ nông sâu, những thứ đó tự nhiên hình thành nên PT. Những khái quát đơn giản đó tóm tắt là: Luồng khí tốt có thể tụ lại và lưu giữ, và có sự tán khí chậm, là “Phong thủy” có bề ngoài tốt, mượn PT để biểu hiện sự tồn tại của “Khí”, học thuyết trừu tượng này xem ra rất mơ hồ, nhưng thực ra nếu bạn trải nghiệm bằng những kinh nghiệm thì sẽ ý thức được, ví dụ: mượn PT để hình dung “Khí” sẽ rất hình tượng. Nhận thức của con người về gió cũng là mượn sự trải nghiệm của vật có cảm nhận. “Gió thổi rèm rung” trong thơ cổ chính là nhờ có sự rung động của rèm mới biết đến gió. Nhờ gió thổi có thể truy tìm đến được sự giải thích của người xưa. Theo quan điểm hiện đại thì lại có sự khác biệt, khí có thể được sinh ra từ rất nhiều các nguyên tố khác nhau, do đó khi giải thích về khí kiến thức càng sâu sắc hơn, phạm vi thảo luận càng mở rộng hơn. Hàm ý trong câu “Có sự nông sâu, PT tự nhiên hình thành” rất quan trọng. Sự nông sâu phải dựa vào kiến thức PT phong phú và kinh nghiệm phân tích, phán đoán. Quá sâu sẽ có hại; quá nông lại không đủ khí. Nếu kết hợp được và bổ sung được âm dương thì sẽ rất tốt. Trong Dịch học có nói rằng: Chỉ có Âm sẽ không sinh, chỉ có Dương sẽ không trưởng thành. Đó cũng là luận học thuyết chính của Khí. Thuật PT lấy Âm Dương để giải quyết về Trời Đất, Thích Vi Biện có viết trong “Quản thị địa chỉ mông” rằng: “Phía Đông Nam là Dương, tinh của Dương giáng xuống. Phía Tây Bắc là Âm, tinh của Phong Thủy Bảo Điển - 1 - Âm thăng lên”. Sách còn nói rằng Khí của Âm Dương không thể chịu sự tổn thương của khí, của hình, của thế của địa lý, nếu không sẽ gặp bệnh tật, phải thay đổi theo mùa, kê đơn thuốc chữa trị. Phương thuốc đó chính là sự sắp xếp trong ngoài căn buồng và bố cục của thầy PT. Các vị trí có hại như hướng cửa, nhà vệ sinh, bếp gọi là Dương trạch tam yếu (Ba yếu tố quan trọng về phần Dương trong nhà). Nhưng nếu bị tổn thương quá nặng thì nhất định phải vứt bỏ, việc thay đổi theo mùa phải xem có chữa được hay không? Khí của Âm Dương là do Trời tạo ra, con người không làm được. Khi tăng thêm sự tổn hại không những không có lợi, mà còn làm tổn thương thêm, dự báo họa cắt da thịt, nhẹ thì bị thương tai, mũi, nặng thì tổn thương Đan Điền. Lúc này thầy PT nhất định phải duy trì đạo đức nghề nghiệp, cho khách hàng biết trước tiên nên chọn phương án vứt bỏ, không nên lưu luyến gây hao phí tinh thần, vật chất và tiền bạc. PT coi Âm Dương tương sinh là tốt nhất và thường gọi là cát. Tạ Hòa Khanh đã viết trong “Thần bảo kinh”: “ Dương phải mượn Âm khí để hấp thu, Âm phải mượn Dương khí để xả, tức là có Âm thì Dương mới phát huy được tác dụng, có Dương thì Âm mới được nói đến. Nếu mạch cao chảy vào huyệt có hang sẽ được phúc, còn nếu mạch khá bằng phẳng chảy vào huyệt có chỗ nhô cao thì lại gặp họa. Mạch Âm theo chiều nghịch, mạch Dương theo chiều thuận” . Tóm lại, khí của Âm Dương là phải dựa vào kinh nghiệm, hiểu địa lý, địa hình và biết phân tích. Hiểu về “Dương”, về “Âm” như thế nào, đó là điều rất khoa học, không hề mơ hồ và không hề trừu tượng. Ánh nắng mặt trời đương nhiên là Dương. Mây mù che phủ đương nhiên là Âm. Nhưng trong lý luận và ví dụ của hoàn cảnh cụ thể, mọi người phải mất nhiều công giám sát. Dương mang tính mạnh mẽ và cũng thể hiện sự hưng thịnh của dòng khí hoặc mang tính xung đột. Dương lại thiên về tính hài hòa và trọn vẹn. Khẩu quyết cho PT tốt là “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (Núi quản về con người, nước quản về tiền bạc), ở đây bao hàm cả nguyên đó. Núi là hình khối, vững vàng, cao lớn, góc cạnh, làm con người phải hướng tới, là thứ tĩnh lặng, trùng điệp, phải ngước nhìn, đó là tính mạnh mẽ, dương tính. Còn nước thì ngược lại, chảy khúc khuỷu, cũng có thể chảy tới cả ngàn dặm, trông thì dữ dội nhưng cuối cùng lại chậm rãi, cảm giác giống như thưởng thức những vần thơ đẹp. Do đó trong PT học rất nhấn mạnh sự vây quanh của núi và bao bọc của nước, rất giống với môi trường học hiện đại. Điều được coi trọng nhất trong PT học bao gồm 3 yếu tố quan trọng là hình, thế và khí, trong đó yếu tố thứ hai là phải được nhìn tận nơi. Có hình không có thế là cô độc, ngang dọc giao nhau liên miên là khí thế, các vòng cung quấn lấy nhau chặt chẽ được gọi là tàng thế. Đối với hình thì hơi phức tạp hơn, từ kinh nghiệm, linh cảm cho đến trực giác đều có thể phán đoán về “Hình”. Để giải sự tốt, xấu đối với “Hình” nhất định phải coi trọng tính bắt buộc, tính dung hòa và tính hỗ trợ lẫn nhau của nó. Khi nói đến PT của môi trường bên ngoài, người ta thường nói con đường chữ Đinh (ngã ba đường) rất đáng sợ, con đường chữ Đinh giống như một khẩu súng, làm cho vong gia bại sản. Thực ra không nghiêm trọng như vậy và cũng không thể suy luận giống nhau. Chúng ta không thể dùng khẩu quyết quá đơn giản để phổ biến, bởi vì với đường chữ Đinh khí đến có nặng không, có dài không, là lao xuống, là cân bằng hay chéo đều có sự khác biệt. Chủ nhân của căn nhà đó làm nghề gì, kinh doanh thứ gì, có kinh doanh hay không, làm chính trị, làm trong ngành giáo dục, y tế, quân cảnh…đều có hiệu quả khác nhau nên làm sao có thể luận như nhau được? Nhưng luồng khí đến của đường chữ Đinh mạnh hơn so với các thế khác và có độ xung. Nhưng trong PT học rất chú ý đến “tính thống nhất”, tính tương hỗ Âm Dương. Ví dụ trong thuật ngữ PT, thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước, minh đường chính là yêu cầu của tính thống nhất. Trong PT nếu có sự sai lệch về vị trí , có thể lấy vật dẫn hình, đó chính là tính hỗ trợ Âm Dương, đó cũng là sự cân bằng và điều chỉnh Phong Thủy Bảo Điển - 2 - mạnh trong PT học, nhưng những thuật ngữ đó sẽ làm cho người ta rối loạn. Thực ra cũng rất dễ để phân biệt để phân tích ba phương diện khí đến, tụ khí và khí đi một cách khách quan nhất. Khi phân tích, không nên thiên vị, yêu cầu phải hiểu được tính dung hòa của môi trường xung quanh, đó chính là “hóa sát” trong PT học. Nếu môi trường xung quanh có khả năng hóa giải tự nhiên thì độ tổn hại sẽ thấp, cộng thêm nhu cầu xác định của thầy PT đối với ngũ hành sẽ mang lại hiệu quả hóa giải thần kỳ. Nếu không có luồng khí thì sẽ ra sao? Trong khẩu quyết của PT nói rằng: Làm thế nào để biết gia chủ không vượng tài, do thiếu một nguồn nước đến. Do đó, xét từ quan điểm “Tài”, người làm ăn sẽ kỵ nhất vô xung, chỉ cần không tổn hại thì lo gì xung khắc. Nếu khí không đến nơi, thì nói theo kiểu hình tượng một chút là nước trong ao tù, tức là không có sinh khí. Trong Bát quái của PT học phát triển sau này rất nhấn mạnh sự phối hợp giữa các phương vị với năm sinh của thân chủ. do này tuy chưa rất đầy đủ, nhưng trong quá trình phát triển của PT học sẽ không thẻ thiếu, vì nó không quá phức tạp, giống như trong tử vi chỉ dùng Thái tuế để phán đoán, nó cũng không quá chính xác, nhưng chính vì sự đơn giản của nó nên nó được lưu hành rộng rãi. Phỏng vấn một số thầy PT chưa chắc đã có kiến thức uyên thâm về PT nhưng trong phân tích mệnh lý cũng có thể xác định chính xác “Dụng thần”, để đơn giản mà không ảnh hưởng đến tình hình nên PT đã ra đời. Nói một cách nghiêm túc là nhất định phải dùng “Dụng thần” trong mệnh để phối hợp PT trong phòng thì hiệu quả mới rõ rệt. Vì ngày tháng năm sinh trong tử vi và hiệu ứng từ trường sinh ra từ kinh độ, vĩ độ khi trái đất tự xoay có ảnh hưởng đến con người và tái hiện sự dung hòa thống nhất trong môi trường sống, nên đạt được hiệu quả tưởng không phải là việc khó, đó chính là sự hợp nhất giữa trời và con người như người xưa nói. Do đó lấy hướng PT sau khi phán đoán phân tích bổ sung theo 3 phương pháp như yêu cầu mới gần chính xác nhất, vậy đó là 3 phương pháp gì? 1- Phối hợp giữa môi trường và nhà ở 2- Phối hợp giữa môi trường và “dụng thần” 3- Phối hợp giữa số mệnh và “dụng thần” tử vi. Nếu không làm được như yêu cầu của 3 phương pháp nói trên, thì mọi cố gắng hoàn thiện như yêu cầu của PT không cần bàn đến nữa. Ngược lại, còn có thể phán đoán nhầm và gây hiểu nhầm. Sai một ly đi một dặm, những ảnh hưởng tốt xấu tột cùng chắc chắn sẽ xảy ra. PT bắt buộc phải phối hợp giữa dụng thần và tử vi của con người mới có được sự bố trí PT tưởng. PT rất coi trọng phương vị và khí vận. Không chống lại thiên mệnh mà thuận theo thiên mệnh chính là tác dụng của PT. Loài người tồn tại trên trái đất, hệ mặt trời mà trái đất nằm trong đó chi phối loài người, nên con người không thể không chú ý đến tầm quan trọng của môi trường địa đó. Hiện tượng này thực ra cũng chính là PT. Con người đi lại trên trái đất là việc bình thường, nhưng khi thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất thì con người sẽ bị trôi dạt. Trong PT học rất coi trọng việc lưng hướng Bắc mặt hướng Nam, và còn nhấn mạnh việc xây dựng thành phố hay làng xóm có núi phía sau lưng là tốt nhất, đó là vì hướng Bắc là hướng mà la bàn luôn luôn chỉ, là nơi có lực hút của từ trường. PT có rất nhiều kiểu, nhưng hãy tạm gác sang một bên và tìm hiểu một cách đơn giản. Một thầy PT tập hợp đủ kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp phải có được khả năng trực giác, khả năng phán đoán và khả năng phân tích, nếu không sẽ rất dễ làm hỏng tiền đồ và hạnh phúc của người khác. Nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ việc kiếm tiền mà không vận dụng chính xác chức năng điều chỉnh, khuếch đại cái xấu, chuyên làm những việc hao tài, lao tâm thì đó là hành vi không có trách nhiệm với khách hàng. Thời Minh Thanh, luận PT lại diễn biến kế thừa hình pháp Giang Tây và pháp của học phái Phúc Kiến. Hình pháp còn gọi là Luân đầu (dãy núi quanh co nối liền nhau). luận đó cho rằng: “Khí là sự siêu nhỏ của hình; hình là sự thể hiện của khí. Khí ẩn sẽ khó phát hiện, hình nổi nên dễ thấy. Kinh viết: Địa có cát khí thì đất sẽ nổi lên, sự thay đổi của hình nằm ở chỗ đó. Địa hình có Khí cát phải đẹp, cơ đạt, ngay ngắn; khí hung thì địa hình khô cứng, dốc, và vụn”. Do đó, nhà PT hình pháp phát hiện sự thuận nghịch cát hung của khí, từ đó đưa ra phán đoán. Từ đó cũng xây dựng nên nhịp cầu nối liền giữa cái “Khí” trừu tượng với hình thái cụ thể của môi trường tự nhiên. Lý pháp còn gọi là khí và được cho rằng: “Đất đi qua những dãy núi, dấu vết địa hình nguyên Phong Thủy Bảo Điển - 3 - thủy khả phong, thiên kỷ là khí hậu, chưa có cái nhìn thoáng qua dấu vết địa hình, thời cổ phải đo bằng com-pa để xác định vị trí và phát hiện khí…đọc Cang Luân mà thẩm long định khí, cần có đủ kinh nghiệm,quan sát cát hung của cát và nước”, do đó thực tiễn PT pháp chủ yếu là dựa vào công cụ chuyên môn là com-pa. Từ hình pháp và pháp cho thấy, luận PT thời Minh Thanh không có luận mới, mà chỉ là phát huy và ứng dụng các luận thời Đường Tống. HÌNH SÁT KHÔNG NGOẠI TRỪ XẢY RA THIÊN TAI – CẢNH GIÁC Vật thể thế nào gọi là Hình sát? Nó gây nên những nguy hại gì? Để giải thích về hình sát không khó nhưng phải giải thích rất dài. Nói tóm lại những vật thể hữu hình có thể gây hậu quả không tốt đều gọi là Hình sát. Ở các vùng nông thôn: một cái cây lớn, một đống đất, một dãy nóc nhà; còn ở thành phố thì một con đường, một cây cột, một chiếc cầu thang…đều có thể là một loại Hình sát. PT học chụp cho mấy chục loại Hình sát một cái tên đáng sợ, làm cho mọi người sởn tóc gáy, nhưng cũng chỉ là để nhắc nhở sự cảnh giác mà thôi. Các bạn đọc sau khi đọc xong các phần nói trên có thể nói rằng phía ngoài cửa có một cầu thang giốc, người trên gác khi đi xuống sẽ mang theo thể khí vô hình hướng vào cửa. Cửa lớn được coi như miệng hoặc trái tim của con người, lực xung thẳng xuống tim, lâu ngày, những người sống trong căn nhà đó (không phải tất cả mọi người) sẽ không chịu được lực xung đó, thể lực suy giảm dần và sẽ bị ốm. PT học có một loại Hình sát gọi là “Xung tâm thủy”, bất kỳ cầu thang nào hướng xung thẳng vào cửa lớn đều có thể quy về loại Hình sát này. Các căn nhà phạm phải “xung tâm thủy” ở thành phố rất thường gặp. Mấy năm trước, một người bạn của tác giả là cô giáo Chu rất vất vả với bệnh tật của chồng mình là ông Quách, lần thì chồng phải nằm viện vì viêm túi mật, lần thì phải mổ vì sỏi mật, lại còn một lần suýt nguy kịch vì viêm tiền liệt tuyến cấp ở Thâm Quyến. Cô giáo Chu có kể với tác giả nỗi khổ tâm này. Tác giả nghĩ: Ông Quách dáng người cao lớn, đang ở giai đoạn sung sức, tại sao lại bệnh tật liên miên như vậy? có phải là do PT hay không? Thế nên tôi đã hẹn và đến thăm nhà họ. Nhà cô giáo Chu ở tầng 3 của một tòa chung cư trên đường Việt Hoa ở Quảng Châu, nhà quay về hướng Bắc. Khi lên đến tầng 3 và đứng trước cửa, tôi đã hiểu ra vấn đề. Cách cục trong nhà rất tốt, tác giả có nói rằng: “Chồng bạn liên tục phải mổ là do chiếc cầu thang trước cửa gây nên, cầu thang hướng đâm thẳng vào cửa đã phạm phải “xung tâm sát”, do đó thường bị ốm phải nằm viện”. Cô giáo Chu có hỏi lại rằng: “Vậy tại sao tôi và con gái lại không sao?”; “Đây chính là vấn đề Dịch quái. Cửa nhà quay về hướng Bắc, Bắc thuộc quẻ Khảm, Khảm lại đại diện cho nam trung niên, ông Quách là người đàn ông duy nhất trong nhà bạn, nên hình thương sẽ ứng vào ông ấy”. Mấy hôm sau, tác giả đã mua một gương bát quái lõm treo lên cửa căn nhà đó, từ đó về sau, ông Quách không còn phải nằm viện nữa. PHONG THỦY TẨU MÃ ÂM DƯƠNG – CÓ THỂ ĐOÁN CÁT HUNG Có bạn từng hỏi: PT có phải là “Ngụy khoa học”? Tôi đã trả lời một cách thẳng thắn rằng: Không phải. Lại một câu hỏi khác là: PT có phải là khoa học hay không? Tôi đã trả lời rằng: Phán đoán PT có phải là khoa học hay không vẫn còn quá sớm, bởi vì PT học có mặt kỳ bí riêng, hơn nữa không thể dùng khoa học hiện đại để chứng thực. Tác giả đã đưa PT và Dịch học quy về loại “Huyền học”. Gọi là Huyền học bởi vì nó luôn có sự huyền bí trong huyền bí. Vậy Huyền học và Khoa học có thể đặt ngang nhau hay không? Câu hỏi này hiện vẫn còn là vấn đề chưa đủ khả năng và thời gian để trả lời. Trong dân gian có một tuyệt chiêu là PT tẩu mã âm dương, thầy PT đi qua đường trước nhà có thể nói được cát hung họa phúc của những người trong nhà, sát là Thần kỳ. Năm ngoái, một học viên họ Tô có hỏi tác giả: “ Tôi là một người khỏe mạnh, không rượu chè trai gái cờ bạc, nhưng tại sao tôi lại suy vong thế này?” Tác giả liền tới xem phần âm trạch của anh ta. Anh ta sống ở thôn Tô trong Phong Thủy Bảo Điển - 4 - khu núi Lương Điền ở Quảng Châu. Mộ phần của ông bố được đặt ở khu đất hoang vu lưng chừng núi, lâu rồi không có người cúng tế, là một nơi bị lãng quên lạnh lẽo. Tác giả xem la bàn tìm hướng Bắc thì thấy một cây to đường kính tới 50cm, cây um tùm bao trùm về phía Nam, cây to cách mộ phần khoảng 9m. Trong sách có viết: “Cung Ly có cây to, tam nguyên đều chịu nghèo khó”. Cung Ly là quẻ vị chỉ về phương Nam. Tam nguyên là chỉ nguyên vận trogn luận PT huyền không. Nhất nguyên là 1 hoa giáp 60 năm, tam nguyên là 180 năm. Hay nói cách khác, nếu phía Nam của phần mộ có cây to che chắn thì rất khó thay đổi đượ cục diện nghèo khó về kinh tế. Âm trạch là thế, Dương trạch cũng phán đoán như vậy. Tháng 3 năm nay, tác giả lại đến thăm thôn Kim Phượng trấn Lương Điền, và đi ngang qua từ đường nhà họ Phùng. Từ đường nhìn về hướng Nam, trước cửa có một khoảnh đất bằng phẳng, phía xa nữa là hồ nước, PT quá đẹp. Nhưng bên cạnh hồ là một nhà VS công cộng trông rất chướng mắt. Khi ăn trưa, tác giả có nói với đội trưởng Phùng: “Nếu nhà VS trước mặt từ đường sửa thành đình hóng mát thì rất tốt”, đội trưởng Phùng hỏi vặn lại: “Nhà VS không tốt hay sao?” - Nhà VS đã phá hỏng PT, tôi dám chắc rằng trong thôn hiếm mà có được một sinh viên đại học, đúng không? - Trước năm 90 không hề có, mấy năm gần đây mới có được vài người nhưng không nhiều, đều chỉ là học đóng tiền chứ không có ai thi đỗ cả. Chuyện này không có gì là khó hiểu cả, PT từ đường ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng suy của toàn bộ gia tộc và hậu thế. Phía Đông Nam của từ đường là vị trí Văn Xương của cả thôn nhưng đã bị nhà VS chèn ép, sẽ ảnh hưởng trước tiên đến việc học hành của hậu thế. 8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 1) Phần trung tâm của căn phòng được gọi là “Trung cung” Phong Thủy Bảo Điển - 5 - Cửa chính và ban công xếp thành một đường thẳng gọi là “Xuyên đường sát” Gọi là “Xuyên đường sát” là chỉ cửa trước hoặc cửa sau xếp với ban-công sau thành một đường thẳng mà không có gì ngăn ở giữa, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến phòng khách, điều cơ bản trong PT yêu cầu là “Tàng phong tụ khí”, xuyên đường sát sẽ làm cho không khí trong phòng luôn bị nhiễu, làm cho chủ nhà khó tụ được tài, dễ gặp phải tai họa đổ máu, còn gọi là “Dương trạch đệ nhất sát”. Cấm kỵ thứ 2: Cách cục “xuyên tâm sát” Phía trên cửa chính có thanh dầm gọi là “xuyên tâm sát” “Xuyên tâm sát” là chỉ bên trên cửa chính có thanh dầm, mà thanh dầm này từ bên ngoài xuyên thẳng vào cửa chính và vuông góc với cửa chính, thậm chí xuyên qua cả phía trên buồng ngủ và bếp. Cửa chính chủ về sự nghiệp, xuyên tâm sát rất dễ gây nên những nỗi khổ không thể nói ra, phải ngậm đắng nuốt cay, cố gắng mấy cũng không có kết quả hoặc xảy ra những chuyện lực bất tòng tâm cho gia chủ. Cấm kỵ thứ 3: Cách cục nhà vệ sinh, bếp và cầu thang ở vị trí trung cung của căn buồng Phong Thủy Bảo Điển - 6 - Điểm trung tâm của căn nhà gọi là “Trung cung” Trung cung của căn nhà cũng giống như trái tim của con người, là vị trí quan trọng nhất của căn phòng, đó cũng là nơi chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình, còn nhà vệ sinh là nơi loại bỏ chất thải, tuyệt đối không được để nhà vệ sinh làm ô nhiễm trọng tâm chủ yếu nhất của căn nhà, nhà vệ sinh nếu ở vị trí trung cung sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch. Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý. Có một số kiến trúc lầu trong lầu hoặc nhà cao, lộ thiên…đều sẽ có thiết kế cầu thang. Lúc này điều cấm kỵ nhất là thiết kế cầu thang ở điểm trung tâm của căn nhà, hoặc chiếu nghỉ của cầu thang rơi vào đúng điểm trung tâm của căn nhà, về mặt PT, đây là cách cục đại hung. Cầu thang là nơi trèo lên trèo xuống, sẽ làm người mỏi mệt do gân cốt phải hoạt động mạnh, cầu thang ở trung cung đại diện cho sự bận rộn của chủ nhà, đồng thời cũng sẽ gây các bệnh về gân, khớp, thậm chí phát sinh bệnh cao huyết áp. Cấm kỵ thứ 4: Cách cục phòng khách ở phía cuối căn nhà. Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc nhà vệ sinh, không phù hợp với thói quen sử dụng thông thường, đối với bên ngoài là Dương, đối với bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn không dứt. 8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 2) Phong Thủy Bảo Điển - 7 - Cấm kỵ 5: Dầm ngang so le hoặc trần nhà quá thấp Trần nhà quá thấp gọi là “Cách cục Thiên la” Trần nhà thông thường đều có dầm ngang và phần lớn nằm ở bốn góc, nhưng nếu dầm ngang trong nhà so le sẽ rất ảnh hưởng, dầm ngang mà nhiều thì trong PT gọi là “Cách cục Thiên la”, sẽ làm cho con người luôn cảm thấy áp lực rất lớn. Ngoài ra, còn có một cách cục Thiên la khác là trần nhà quá thấp, như vậy sẽ làm cho người trong nhà gặp trở ngại trong sự phát triển, khó có thể phát huy. Cấm kỵ thứ 6: Cách cục “Buồng trong buồng” Phong Thủy Bảo Điển - 8 - Buồng trong buồng Trong buồng ngủ có một buồng khác, phải đi qua A mới vào đến B, đó là cách cục buồng trong buồng, đại diện cho trạng thái “sai trật tự”, dễ gây phiền não và đưa ra những quyết định sai lầm. Cấm kỵ thứ 7: Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính Phong Thủy Bảo Điển - 9 - Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính, tiền tài dễ chảy hết ra ngoài “Tĩnh là núi, động là nước” cầu thang để con người chuyển động lên xuống, tượng trưng cho “nước” trong nhà, cầu thang của căn nhà có cách cục lầu trong lầu hoặc lộ thiên nếu hướng thẳng ra cửa chính thì đại diện cho nước chảy thẳng ra cửa, nước là tài (tiền), độ dốc của cầu thang càng lớn thì thất thoát tiền tài càng nhanh. Cấm kỵ thứ 8: Căn nhà có cửa sau (không nên sửa ban-công thành nhà không có cửa sau) Căn nhà nên có ban-công sau thì về mặt sự nghiệp mới có không gian tiến lui Cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, đồng thời cũng không được đóng cửa trước và đi vào từ cửa sau, như vậy sẽ chủ về cô quả. Ngoài ra, căn nhà rất kỵ không có cửa sau (hiện nay ở các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông với cửa ra ban-công sau cũng được coi là cửa sau) vì chủ về sự nghiệp chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc, không có đất để lùi, về mặt sức khỏe thì dễ mắc các bệnh về tim mạch tuần hoàn máu. 4 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI KẾT CẤU CĂN NHÀ Về cách cục của căn nhà, có một số cách cục có thể thông qua trang trí để thay đổi, nhưng cũng có một số lại rất khó sửa đổi do vấn đề kết cấu của chính căn nhà, do đó khi chọn nhà cần phải xem xét kỹ mới không phải hao tổn tâm trí sau này. PT không tốt trong kết cấu căn nhà có mấy điểm cần chú ý dưới đây: Phong Thủy Bảo Điển - 10 - [...]... quá thấp, cho dù về PT hay về thiết kế đều không nên Gặp tình huống này có thể bố trí trần giả thấp ở bốn xung quanh và cao ở giữa, như vậy không những sẽ dễ chịu hơn về mặt thị giác, mà vị trí lõm ở giữa trần nhà sẽ hình thành nên “Thiên trì” tụ nước, sẽ có lợi lớn đối với PT nhà ở Nếu ở giữa “Thiên trì” tụ nước có treo thêm một chiếc đèn thủy tinh lóng lánh thì sẽ giống như vẽ Phong Thủy Bảo Điển -... bàng quang, thứ nam trong nhà dễ bị ảnh hưởng Khuyết góc phía Đông Nam: Phong Thủy Bảo Điển - 18 - Căn nhà khuyết góc phía Đông Nam, con gái út trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc Đông Nam, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh về gan mật và thần kinh tọa, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến trưởng nữ Khuyết góc phía Tây Bắc Phong Thủy Bảo Điển - 19 - Căn nhà khuyết góc phía Tây Bắc, nam trưởng bối trong... sắc của phòng khách thuộc hướng Tứ Ngung: Phòng khách hướng Đông Nam chủ về màu vàng Phòng khách hướng Tây Nam chủ về màu xanh lơ Phòng khách hướng Tây Bắc chủ về màu xanh lá cây Phòng khách hướng Đông Bắc chủ về màu xanh lơ Bố cục tài vị Hướng quan trọng nhất trong PT của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí... đình dễ mắc bệnh về phổi và hệ thống hô hấp, hoặc ảnh hưởng đến thiếu nữ trong nhà, nữ giới dễ gặp vấn đề Khuyết góc phía Nam Phong Thủy Bảo Điển - 16 - Căn nhà khuyết góc phía Nam, thứ nữ trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Nam, các thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh như tuần hoàn máu, hoặc bệnh tim, bệnh mạch máu, thứ nữ trong nhà dễ xảy ra chuyện Khuyết góc phía Bắc Phong Thủy Bảo Điển... Đông thuộc Mộc, là đất vượng mộc khí, theo luận sinh khắc của ngũ hành, Mộc khắc Thổ là tài, tài do Thổ sinh Mộc, nên vàng là màu đại diện cho Thổ; Nếu phòng khách này thuộc hướng Đông, khi chọn sơn, giấy dán tường, salon cho phòng khách, nên chọn màu thuộc hệ màu vàng, vàng đậm hay nhạt đều được, chỉ cần sử dụng màu sắc này sẽ mang lại hiệu quả vượng Phong Thủy Bảo Điển - 26 - tài Phòng khách hướng... Phòng khách hướng Bắc nên lấy màu Đỏ làm chủ đạo Trong ngũ hành hướng Bắc thuộc Thủy, là đất vượng Thủy khí, mà Thủy khắc Hỏa là tài; nếu muốn vượng tài khí phòng khách hướng Bắc thì nên chọn màu đỏ, màu tím và màu phấn hồng; cho dù chọn sơn, giấy dán tường hay sa-pha đều nên chọn ba màu nói trên trước tiên Xét từ góc độ sinh lý, gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông sẽ làm phòng khách hướng Bắc bị lạnh, không... tâm thì sẽ thấy được phương vị khuyết góc Khuyết góc ở phía Đông: Phong Thủy Bảo Điển - 14 - Căn nhà khuyết góc phía Đông, con trưởng trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Đông, đại diện cho thành viên trong gia đình dễ có bệnh tật ở phần chân, sẽ tổn thương đến con trưởng hoặc vấn đề không có con trai Khuyết góc phía Tây: Phong Thủy Bảo Điển - 15 - Khuyết góc phía Tây, con gái trong nhà dễ có... nhất trong nhà như bố, ông nội Khuyết góc phía Đông Bắc Phong Thủy Bảo Điển - 20 - Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, con trai út trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh vặt như tay, cổ, lưng, đồng thời ảnh hưởng lớn đối với nam giới tốt nhất trong nhà như con út Khuyết góc phía Tây Nam Phong Thủy Bảo Điển - 21 - Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, trưởng... là Tây Nam, thứ hai là Tây Bắc Phong Thủy Bảo Điển - 32 - Salon phải có tựa: Có tựa lưng như được tựa núi, là chỉ sau lưng salon có chỗ dựa vững chắc, không phải lo lắng, như vậy mới phù hợp với PT Ghế trong cung đình của các triều đại phong kiến đều chọn đá hoa cương làm tựa lưng, các hoa văn trên đá trông giống như cảnh núi là tốt nhất, điều đó cũng xuất phát từ đạo này Nếu phía sau salon là cửa... phải chạm đất, đó mới là cát lợi Nếu cánh cửa cao hơn tường báo hiệu sự khóc lóc nhiều Nếu trong cửa có hố nước sẽ Phong Thủy Bảo Điển - 25 - giúp cho gia đình phá vỡ được sự đơn truyền Nếu có cây to đối diện cửa sẽ chịu cảnh dịch bệnh Nếu bị đầu tường nhà khác chiếu vào cửa sẽ hay bị đàm luận Bị đường giao nhau kẹp cửa sẽ làm cho người trong nhà đều bị chết Nếu bị một con đường đối thẳng vào cửa thì

Ngày đăng: 08/02/2014, 22:06

Hình ảnh liên quan

Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường  ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý. - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

p.

thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý Xem tại trang 7 của tài liệu.
Những tạo hình quá đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề về PT - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

h.

ững tạo hình quá đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề về PT Xem tại trang 11 của tài liệu.
Sự tiến bộ của kiến trúc hiện đại làm đa dạng các hình dáng của căn nhà, không những chỉ hạn chế ở những kiểu dáng vuông vức, mà có nhiều kiểu dáng hoặc những kiểu được cho là đẹp về thẩm mỹ,  nhưng xét từ PT truyền thống thì có một số kiểu dáng lại cấm k - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

ti.

ến bộ của kiến trúc hiện đại làm đa dạng các hình dáng của căn nhà, không những chỉ hạn chế ở những kiểu dáng vuông vức, mà có nhiều kiểu dáng hoặc những kiểu được cho là đẹp về thẩm mỹ, nhưng xét từ PT truyền thống thì có một số kiểu dáng lại cấm k Xem tại trang 11 của tài liệu.
2- Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

2.

Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp Xem tại trang 12 của tài liệu.
Kiến trúc có ngoại hình lõm trong thì người ở không có sức khiêu chiến với bên ngoài - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

i.

ến trúc có ngoại hình lõm trong thì người ở không có sức khiêu chiến với bên ngoài Xem tại trang 13 của tài liệu.
Căn nhà có ngoại hình ㄇ, người ở sẽ bị bó buộc chân tay, khó phát triển - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

n.

nhà có ngoại hình ㄇ, người ở sẽ bị bó buộc chân tay, khó phát triển Xem tại trang 14 của tài liệu.
Nếu hình dáng căn nhà trước rộng sau hẹp (hình thang ngược), sẽ hình thành cái gọi là “nhà hình xẻng”, dòng khí khó tập trung, dễ hao tài - LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY

u.

hình dáng căn nhà trước rộng sau hẹp (hình thang ngược), sẽ hình thành cái gọi là “nhà hình xẻng”, dòng khí khó tập trung, dễ hao tài Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan