Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi

23 1.1K 4
Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niênrối loạn hành vi Phạm Thị Bích Phượng Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Người hướng dẫn: PGS.TS. Bahr Weiss, Ths. Trần Thành Nam Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niênrối loạn hành vitrẻ em vị thành niên. Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và nghiên cứu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi. Từ đó đưa ra một số dự báo cũng như những hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị thành niên. Keywords: Rối loạn hành vi; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên; Cha mẹ; Giáo dục con cái Content 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Rối loạn hành vi là một rối loạn khá phổ biến ở trẻ em trên thế giới và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sự phát triển của trẻ cũng như sự phát triển của xã hội 1.2. Rối loạn hành vi là một rối loạn ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của xã hội sự phát triển phức tạp không ngừng của nó 1.3. Phong cách làm cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi 2. Mục đích nghiên cứu Xác định những phong cách làm cha mẹ nào thì ảnh hưởng đến hành vi không thích nghitrẻ rối loạn hành vi. Xác định những yếu tố thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹhành vi không thích nghi của trẻ. Đề xuất biện pháp tác động đến hành viphong cách của cha mẹ nhằm giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi. 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách làm cha mẹ của trẻ rối loạn hành vi và sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi 3.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể tham gia vào khảo sát của chúng tôi gồm 342 khách thể. Trong đó khách thể chính gồm: - 86 học sinh trường Giáo dưỡng và 86 cha mẹ tham gia vào khảo sát chính thức. - 85 học sinh trường THCS Hiệp Phước và 85 cha mẹ tham gia vào nhóm đối chứng. Khách thể phụ gồm: - 5 giáo viên của trường giáo dưỡng - 5 giáo viên của trường THCS 4. Giả thuyết khoa học 4.1. Phong cách làm cha mẹ dân chủ nghiêm minh thì tỉ lệ nghịch với hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi 4.2. Những phong cách làm cha mẹ độc đoán, thờ ơ-không quan tâm, dễ dãi-nuông chiều quá mức thì dự báo những hành vi không thích nghitrẻ 4.3. Những yếu tố về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái cũng như nghề nghiệp của cha mẹ. Đặc biệt là cách giáo dục con sử dụng nhiều hình phạt, thiếu nhất quán, không sự quan tâm, kiểm soát con cái liên quan đến sự phát triển hành vi không thích nghi của trẻ 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niênrối loạn hành vitrẻ em vị thành niên 5.2. Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và nghiên cứu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi. Từ đó đưa ra một số dự báo cũng như những hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị thành niên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu: - Những hành vi không thích nghi của trẻ VTN được chẩn đoán sàng lọc qua thang đo CBCL trong hệ thống Asebach và sẽ được đối chiếu với những tiêu chuẩn chuẩn đoán của DSM IV trong rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên. - Phong cách làm cha mẹ sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn của hai thang đo PAQ và CRPBI 6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu - Với nhóm khảo sát chính: Trẻ em vị thành niên ở độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi được chuẩn đoán hành vi không thích nghi và đang tham gia học tập tại trường giáo dưỡng số IV Đồng Nai. - Với nhóm đối chứng: Học sinh trường THCS Hiệp Phước được chuẩn đoán không rối loạn hành vi. 6.3. Về địa bàn nghiên cứu Tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng Nai và trường THCS Hiệp Phước Đồng Nai. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Những kết quả thu được về mặt lý luận đã làm rõ hơn: - Xác định các loại phong cách làm cha mẹ theo quan điểm phương Tây và của người Việt Nam con trong độ tuổi vị thành niên. - Xác định mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ con ở lứa tuổi vị thành niên và những hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi trên đối tượng người VN - Xác định những hành vi làm cha mẹ cụ thể góp phần phát triển các hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên rối loạn hành vi trên đối tượng người VN 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn - Đây là luận văn đầu tiên ở VN nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ rối loạn hành vi - Ngoài ra, hai phong cách làm cha mẹ thờ ơ-không quan tâm và phong cách dễ dãi - nuông chiều ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi không thích nghi của trẻ. - Kết quả nghiên cứu sẽ là sở cho việc xây phát triển các chương trình huấn luyện hành vi cha mẹ để giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ lứa tuổi vị thành niên tại VN. - Với kết quả nghiên cứu này thể làm tài liệu tham khảo cũng như làm sở cho các nhà giáo dục, cho cha mẹ và những nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng muốn đi sâu nghiên cứu những cách phòng ngừa cũng như cách thức can thiệp cho trẻ rối loạn hành vi. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương. Chương 1: sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu CHƢƠNG 1. SỞ LÝ LUẬN 1.1. Những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hƣởng của phong cách làm cha mẹ và rối loạn hành vi 1.1.1. Nghiên cứu ở phương tây Các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ ở phương tây cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phong cách làm cha mẹ dân chủ với những hành vi vâng lời. Ngược lại, phong cách làm cha mẹ độc đoán, bỏ mặc hoặc quá nuông chiều liên hệ với rối loạn hành vi, bao gồm cả các hành vi hướng ngoại như hung tính, trộm cắp, bạo lực, lừa dối đến những vấn đề rối loạn hành vi bên trong như rối loạn cảm xúc lo âu, trầm cảm. 1.1.2. Nghiên cứu ở Châu Á và Việt Nam Liu (2003) [61] nghiên cứu về hành vi của cha mẹ trên 2000 trẻ sống tại các vùng nông thôn của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng hai khía cạnh của hành vi cha mẹ gồm cha mẹ sử dụng nhiều hình phạt nghiêm khắc, mắng mỏ, chỉ trích khi con cái hành vi không mong muốn tỉ lệ thuận với các rối loạn hướng nội và hướng ngoại ở các em theo báo cáo của cha mẹ. Về phương diện tình cảm, cha mẹ Châu Á không thường thể hiện trực tiếp tình yêu của mình với con cái qua các hành vi ôm hôn, hay khen ngợi nên Liu cho rằng lời khen và sự quan tâm của cha mẹ ảnh hưởng tích cực lên hành vi của trẻ Châu Á nhiều hơn so với ảnh hưởng của cùng hành vi đó trên trẻ Châu Âu. 1.2. Định nghĩa và phân loại phong cách làm cha mẹ 1.2.1. Định nghĩa phong cách làm cha mẹ Từ những phân tích về phong cách làm cha mẹ, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, chúng tôi đồng ý với khái niệm sau đây: “Phong cách làm cha mẹ là mô hình những khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ sử dụng để quản lý và xã hội hóa đứa trẻ”. 1.2.2. Phân loại phong cách làm cha mẹ +Phong cách dân chủ: Theo Diana Baumrind (1989), phong cách cha mẹ dân chủ thì nhiều ấm áp (vd: diễn tả nhiều cảm xúc tích cực tới đứa trẻ), đưa ra những luật lệ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và sẵn sàng thảo luận những luật lệ đưa ra mặc dù cha mẹ sẽ là người quyết định cho thảo luận đó. Cha mẹ dân chủ thì nhiều sự nồng nhiệt với trẻ, đưa ra những yêu cầu và mong muốn hợp lý với trẻ, những yêu cầu cha mẹ đưa ra thì phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, những luật lệ và những mong đợi đưa ra thì rõ ràng. + Phong cách độc đoán: Ngược lại với phong cách cha mẹ dân chủ, cha mẹ độc đoán thì lại cố gắng kiểm soát, kể cả kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ; cha mẹ ít thể hiện sự nồng ấm với trẻ, khi trẻ làm gì sai hoặc thất bại thì cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ thậm chí là dùng những hình phạt về thể chất (đánh đập trẻ). Cha mẹ độc đoán không giải thích lý do đằng sau những luật lệ họ đưa ra. Họ thường dùng cách dạy con bằng việc đưa ra chỉ dẫn và không mời gọi trẻ tham gia vào việc cùng đưa ra những quyết định + Phong cách dễ dãi – nuông chiều: Tương tự như phong cách làm cha mẹ dân chủ, phong cách làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều được mô tả bởi sự nồng ấm cao của cha mẹ nhưng với sự kiểm soát thấp, ở bất cứ khía cạnh nào thì cha mẹ cũng cung cấp cho trẻ rất ít những khung cấu trúc sẵn cũng như rất ít những kỷ luật dành cho trẻ. Với việc thiếu cấu trúc và thiếu kiểm soát không nghĩa là cha mẹ không chăm sóc hoặc bỏ mặc con cái nhưng cha mẹ tin rằng trẻ sẽ phát triển và trưởng thành tốt nhất khi chúng được độc lập và học qua cách trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống. Phong cách làm cha mẹ dễ dãi- nuông chiều đưa ra rất ít yêu cầu cho những hành vi trưởng thành thậm chí còn khoan dung cho những hành vi bốc đồng của trẻ. + Phong cách thờ ơ- không quan tâm: Được thể hiện thấp cả về sự nồng ấm lẫn kiểm soát, cha mẹ cung cấp rất ít những kỷ luật cũng như không thể hiện tình cảm đối với trẻ. Nói chung, cha mẹ rất ít quan tâm cũng như không hứng thú trong việc nuôi dạy con cái, thậm chí họ cũng không đáp ứng những đòi hỏi hợp lý và những nhu cầu cần thiết của trẻ. Cha mẹ thờ ơ- không quan tâm rất ít những kỳ vọng, mong chờ vào hành vi của trẻ. 1.3. Định nghĩa rối loạn hành vi, nguyên nhân ảnh hƣởng và can thiệp cho trẻ rối loạn hành vi 1.3.1. Định nghĩa rối loạn hành vi Rối loạn hành vi là mô hình lặp lại và kéo dài hành vi chống đối xã hội, xâm khích và mang tính thách thức. Những trẻ với rối loạn hành vi bộc lộ ở mức độ cao về hành vi đánh nhau và bạo lực, tàn ác với súc vật hoặc độc ác với những người khác, phá hoại nghiêm trọng về tài sản, trộm cắp, nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và những hành vi thách thức bằng lời nói. Những hành vi liên quan đến rối loạn hành vi thì vi phạm chủ yếu đến mong đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ) và thường xuyên những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành vi tinh nghịch trẻ con bình thường hoặc những hành vi mang tính nổi loạn chống đối vào lứa tuổi VTN và tất cả những hành vi này phải kéo dài ít nhất 6 tháng. 1.3.2. Nghiên cứu dịch tễ học về rối loạn hành vi 1.3.2.1. Dịch tễ học về rối loạn hành vi trên thế giới 1.3.2.2. Dịch tễ học về rối loạn hành vi ở VN 1.3.3. Biểu hiện của rối loạn hành vi (theo các hệ thống bảng phân loại bệnh DSM- ICD) Theo DSM – IV (Hội tâm thần học Hoa Kỳ, 1994) các rối loạn hành vitrẻ em và VTN được tập hợp thành bốn nhóm: [29] Xâm hại người khác hay súc vật, bao gồm: Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản) Lừa đảo hay trộm cắp Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ 1.3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến rối loạn hành vi Nghiên cứu về nguyên nhân rối loạn hành vi phần lớn tập trung vào những yếu tố nguy xuất hiện tạo thành rối loạn hành vi. Bao gồm 1.3.4.1. Những yếu tố thuộc về cá nhân trẻ 1.3.4.2. Những yếu tố thuộc về gia đình 1.3.4.3. Những yếu tố về trường học 1.3.5. Huấn luyện hành vi cha mẹ, một phương thức hiệu quả để can thiệp rối loạn hành vi 1.4. Trẻ vị thành niên và những vấn đề hành vitrẻ vị thành niên 1.4.1. Khái niệm trẻ vị thành niên Trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn “ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên rối loạn hành vi” chúng tôi giới hạn lại độ tuổi của khách thể nghiên cứu trong phạm vi từ 13 tuổi đến hết 16 tuổi. 1.4.2. Những biểu hiện rối loạn hành vi ở VTN 1.4.3. Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ VTN 1.5. Tiểu kết về mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và RLHV ở trẻ CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 2.1.1. Mục đích lựa chọn và phân loại khách thể 2.1.2. Đặc điểm của nhóm trẻ đang sinh hoạt tại trường giáo dưỡng 2.1.3. Đặc điểm của nhóm trẻ học tại trường THCS Hiệp Phước 2.2. Tổ chức thu thập số liệu 2.2.1. Lựa chọn khách thể nghiên cứu 2.2.1.1. Giai đoạn 1: Lựa chọn khách thể nghiên cứu tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng Nai. Theo các bước như sau: + Bước 1: Nghiên cứu viên gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến các bậc phụ huynh trong những ngày cuối tuần khi cha mẹ đến thăm trẻ tại trường. + Bước 2: Với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ trực tiếp gặp để giới thiệu thêm về nghiên cứu đồng thời hẹn thời gian đến làm bảng hỏi và phỏng vấn đồng thời xin phép cha mẹ được tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với con cái của họ. + Bước 3: Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với trẻ, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn với cha mẹ. 2.2.1.2. Giai đoạn 2: Lựa chọn khách thể nghiên cứu tại trường THCS Hiệp Phước + Bước 1: Làm việc với nhà trường, giới thiệu qua về nghiên cứu và các bước tiến hành với những người trách nhiệm. + Bước 2: Gửi thư mời tham gia nghiên cứu đến các phụ huynh trong ngày họp phụ huynh đầu năm. Những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ gửi lại thư mời tham gia nghiên cứu cùng thông tin để nghiên cứu viên liên lạc. + Bước 3: Liên lạc với những cha mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu để giới thiệu thêm về nghiên cứu đồng thời hẹn thời gian đến làm bảng hỏi và phỏng vấn đồng thời xin phép cha mẹ được tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với con cái của họ. + Bước 4: Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn các bậc cha mẹ và điều tra bằng bảng hỏi trên con cái. 2.3. Các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu 2.3.1. Thang đo các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ: Để đo các biểu hiện rối loạn hành vi của trẻ, chúng tôi sử dụng thang CBCL (tên tiếng Anh là Child Behavior Cheklist) tạm dịch là Bảng liệt kê hành vi trẻ em. 2.3.2. Thang đo phong cách làm cha mẹ và đặc điểm hành vi của cha mẹ Để đo vấn đề này, chúng tôi sử dụng 2 thang đo, đó là PAQ và CRPBI + Thang PAQ (tên tiếng Anh: parental authority questionaire) tạm dịch là Bộ câu hỏi về phong cách làm cha mẹ, gồm 30 câu hỏi đánh giá theo các mức độ sau: 1 = Hoàn toàn không đúng. 2 = Không đúng phần nhiều. 3 = Đúng phần nhiều. 4 = Hoàn toàn đúng. Tác giả của thang đo này là Dr. John R. Buri, thuộc khoa tâm lý của trường Đại học St. Thomas. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo phong cách làm cha mẹ đó là: - Phong cách cha mẹ dễ dãi, nuông chiều - Phong cách làm cha mẹ độc đoán - Phong cách làm cha mẹ dân chủ Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo: Thang CRPBI (Child’s Report of Parental Behavior) tạm dịch là báo cáo hành vi của cha mẹ dành cho con cái gồm 30 câu được Earl S. Schaefer thuộc Viện sức khỏe tâm thần quốc gia nghiên cứu và phát triển. Cấu trúc của thang đo gồm 3 tiểu thang đo để đo 3 phạm trù - Quan tâm một cách thống nhất – Thiếu quan tâm: - Ủng hộ sự độc lập – Kiểm soát về tâm lý, cảm xúc: - Chấp nhận và Bỏ mặc: Độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo: Quá trình Việt hóa và sử dụng các thang đó CBCL, PAQ và CRPBI ở Việt Nam: 2.4. Chiến lƣợc phân tích Trong đề tài này, số liệu khảo sát thực tiễn được tôi xử lý theo từng cặp cha mẹ - con cái. Để xử lý số liệu điều tra, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học, số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 13. Bước 1, chúng tôi sử dụng các phép thống kê mô tả để được một bức tranh về tần suất, tỉ lệ phần trăm các đặc điểm của mẫu nghiên cứu mà chúng tôi cho rằng ít nhiều có ảnh hưởng tới phong cách làm cha mẹ cũng như các vấn đề rối loạn hành vitrẻ bao gồm: (a) tình trạng kinh tế gia đình; (b) trình độ học vấn của cha mẹ; (c) số lượng thành viên trong gia đình; (d) nghề nghiệp. Bước 2, sử dụng phép kiểm định bằng giá trị hệ số tương quan (Pearson) cho các biến liên tục và phân phối chuẩn để kết luận về mối tương quan giữa các phong cách làm cha mẹ (dễ dãi - nuông chiều; độc đoán – nghiêm khắc và dân chủ); hành vi làm cha mẹ (thể hiện qua các đặc điểm hành vi nồng ấm; kiểm soát tâm lý và nhất quán trong hành vi ứng xử với con cái) và những vấn đề hành vi của trẻ (bao gồm hành vi xâm khích và hành vi sai phạm). Hệ số này được tính theo công thức Bước 3, sau khi một bức tranh chung về sự tương quan giữa phong cách hành vi làm cha mẹ và những vấn đề hành vi của trẻ, chúng tôi tiến hành mô hình kiểm định (với những hành vi xâm khích và hành vi phá luật là biến phụ thuộc; phong cách làm cha mẹ và hành vi làm cha mẹ là biến tác động và các biến đặc điểm như (a) tình trạng kinh tế gia đình; (b) trình độ học vấn của cha mẹ; (c) số lượng thành viên trong gia đình; (d) nghề nghiệp là các biến tác động). Kết luận của các phép kiểm định này cho biết dưới tác động của các biến đặc điểm, liệu mối liên hệ giữa phong cách, hành vi làm cha mẹrối loạn hành vitrẻ ở từng nhóm (trường Giáo Dưỡng và trường Hiệp Phước còn ý nghĩa nữa hay không). CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Với những đặc điểm về trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của gia đình cũng như số thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ chúng ta đã một bức tranh khái quát về khách thể nghiên cứu nhằm tìm hiểu cũng như lý giải cho những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách làm cha mẹ cũng như ảnh hưởng đến những vấn đề hành vitrẻ VTN. 3.2. Mối tƣơng quan giữa phong cách làm cha mẹrối loạn hành vi hƣớng ngoại của trẻ VTN Trong phần này, chúng tôi mô tả mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ với các hành vi xâm khích và hành vi sai phạm nói chung trong nhóm mẫu điều tra. Mục đích của phần kiểm định này muốn đưa ra những kết luận chung nhất về mối quan hệ giữa mức độ rối loạn hành vitrẻ và những đặc điểm của phong cách làm cha mẹ. các vấn đề hành vi của trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường được chia làm 2 nhóm là hành vi xâm khích và hành vi sai phạm nên chúng tôi tiến hành các phép kiểm định cho từng nhóm hành vi nói trên. Giả thuyết đặt ra với phong cách làm cha mẹ là các phong cách dễ dãi nuông chiều hay độc đoán, nghiêm khắc mối tương quan thuận với tỉ lệ hành vi sai phạm và hành vi xâm khích của trẻ VTN trong khi đó phong cách làm cha mẹ dân chủ mối quan hệ nghịch với tỉ lệ rối loạn hành vi ở trẻ. Ở cấp độ đặc điểm hành vi làm cha mẹ, giả thuyết của chúng tôi là sự nồng ấm và nhất quán trong hành vi của cha mẹ càng cao thì tỉ lệ hành vi sai phạm và hành vi xâm khích càng thấp và ngược lại cha mẹ kiểm soát tâm lý SyySxx Sxy yyxx yyxx r      22 )()( ))(( [...]... nhiờn, vi phong cỏch d dói nuụng chiu theo kt qu thng kờ cho thy cú tng quan vi hnh vi sai phm (r = 0,236) cp hnh vi lm cha m, chỳng tụi cng tin hnh phõn tớch tỡm mi liờn h gia hnh vi lm cha m vi ri lon hnh vi tr VTN Tng t nh khớa cch phong cỏch lm cha m, theo kt qu thng kờ v cp hnh vi lm cha m thỡ hnh vi nng m v hnh vi kim soỏt tõm lý ca cha m u nh hng n hnh vi sai phm tr VTN C th l hnh vi nng... trin v hon thin bn thõn tt nht Tuy nhiờn, cha cú nhiu nghi n cu v phong cỏch lm cha m c tin hnh ti Vi t Nam nờn nhng gi ý v nh hng ca phong cỏch lm cha m lờn hnh vi ca VTN Vit Nam vn cha c kim chng Kt qu nghi n cu thc tin ca nghi n cu ny bc u cho thy rng, hai phong cỏch c oỏn v d dói nuụng chiu u cú tng quan vi ri lon hnh vi hng ngoi tr VTN Vit Nam Tuy nhiờn, vi phong cỏch dõn ch khụng tỡm thy ý ngha... gia phong cỏch lm cha m; hnh vi lm cha m vi t l ri lon hnh vi tr khụng, chỳng tụi tin hnh phộp phõn tớch hi quy n bin vi bin Nhúm (giỏ tr 1 = nhúm tr ti trng giỏo dng v 2 = nhúm tr ti trng Hip Phc) Bt c khi no s tng tỏc gia bin Nhúm v kiu hnh vi lm cha m hoc phong cỏch lm cha m cú ý ngha thng kờ ngha l cú th kt lun mi quan h gia mt phong cỏch lm cha m hoc hnh vi lm cha m c th no ú v ri lon hnh vi cú... c tỡm thy trong nghi n cu ny Nhng nghi n cu i trc ó ch ra rng kim soỏt tõm lý cng cao thỡ cng nh hng n ri lon hnh vi ni tr VTN V kt qu nghi n cu cng ng thun vi gi thuyt nghi n cu ban u .Vi hnh vi kim soỏt tõm lý cao thỡ cú mi quan h thun vi hnh vi xõm khớch v hnh vi sai phm ln lt vi h s tng quan l (r = 0,127; r = 0,183) Trong nhng nghi n cu i trc cho rng hnh vi lm cha m nht quỏn trong vic duy trỡ lut... (c) ngh nghip ca m 2 Khuyn ngh 2.1.i vi gia ỡnh 2.2.i vi nh trng Hng phỏt trin nghi n cu - Nghi n cu v mi tng quan gia phong cỏch lm cha m i vi ri lon cm xỳc, lo õu, trm cm v ri lon hng ni tr VTN - Nghi n cu v ri lon hnh vi la tui khỏc m khụng ch tp trung tr VTN (VD nh la tui nh hn) - Nghi n cu v mi quan h gia phong cỏch lm cha m v ri lon hnh vi cỏc nhúm VTN c bit vi cỏc mc ri lon hnh vi khỏc... nhau - Nghi n cu v phong cỏch lm cha m dõn ch Vit Nam cng nh s nng m v tỏc ng ca nú ti ri lon hnh vi VTN Vit Nam - Nghi n cu v nh hng ca cỏc bin s khỏc nh nghốo úi, v th kinh t xó hi, mõu thun trong hụn nhõn cú th nh hng n mi quan h gia phong cỏch lm cha m v ri lon hnh vi tr VTN - Nghi n cu v tớnh hiu qu ca cỏc can thip da trờn vic hun luyn hnh vi cha m trong vic ngn chn v ci to nhng vn hnh vi ca... cha m nh ngh nghip, trỡnh hc vn cú ý ngha ht sc quan trng v cú nh hng n hnh vi ca tr VTN Kt qu nghi n cu cng ó thng kờ v ch ra rng, trỡnh hc vn ca c cha ln m u nh hng n hnh vi lm cha m v t ú nh hng n nhng vn hnh vi tr Riờng yu t ngh nghip, ch cú ngh nghip ca m l cú liờn quan n hnh vi lm cha m nht quỏn v hnh vi kim soỏt tõm lý v nú cng nh hng n nhng vn hnh vi ca tr KT LUN V KHUYN NGH 1 Kt lun Nghi n... t gia ỡnh, cha m v hnh vi ca cha m úng mt vai trũ ht sc quan trng trong vic hỡnh thnh v phỏt trin hnh vi thớch nghi VTN Tng hp t nhng nghi n cu i trc c tin hnh cỏc nc Phng Tõy cho thy phong cỏch lm cha m c oỏn v phong cỏch d dói nuụng chiu l nhng loi phong cỏch nh hng tiờu cc, gúp phn hỡnh thnh ri lon hnh vi ni tr c th l ri lon hnh vi hng ngoi tr VTN Riờng phong cỏch dõn ch c ỏnh giỏ l phong cỏch... thng nht vi con cỏi v nhng ni quy cng nh thng ỏp dng nhng hỡnh thc khụng bo lc pht Kt qu nghi n cu ny ó ch ra khụng cú mi quan h cú ý ngha thng kờ gia hnh vi xõm khớch v phong cỏch lm cha m dõn ch Hn na, trỏi vi mong i, chỳng ta vn thy s tng quan thun gia phong cỏch lm cha m dõn ch v hnh vi sai phm (vi mc rt yu so vi mi tng quan gia 2 phong cỏch lm cha m cũn li vi h s l (0,171) Cú ngha l cha m cng... nhúm hnh vi sai phm v hnh vi xõm khớch VTN (vi h s tng quan ln lt l 0,809 da trờn s liu t bỏo cỏo ca tr v 0,715 cn c trờn ỏnh giỏ ca cha m) Vi phong cỏch lm cha m dõn ch, kt qu ca nghi n cu ny cú phn hi khỏc vi mong i Theo kt qu ca cỏc nghi n cu i trc (phn ln c tin hnh phng Tõy) phong cỏch lm cha m dõn ch c trng bi s m ỏp v thi gian dnh cho con cỏi hng dn v iu chnh hnh vi ca chỳng Cha m cú phong cỏch . niệm trẻ vị thành niên Trong khuôn khổ nghi n cứu luận văn ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối. về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi - Ngoài ra, hai phong cách làm cha mẹ thờ ơ-không

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan