ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN10

11 1.5K 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài soạn ngữ văn 10 cực hay đầy đủ

Năm học 2011 - 2012 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN10 I. CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM (2 điểm) BÀI 1: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ. 1. Trình bày những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên ngoại và bên nội đều có hai truyền thống lớn: Yêu nước và văn hóa, văn học. Thuở thiếu thời, Nguyễn Trãi phải chịu nhiều mất mát đau thương. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. “Nợ nước, thù nhà”, Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “Con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiêu”, ông đã tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô. Ông hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh vác trọng trách với dân với nước thì oan án Lệ Chi Viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ. Nhân cái chết đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên, bọn gian thần trong triều vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội “tru di tam tộc”. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan. Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài, hiếm có, danh nhân văn hóa thế giới (1980). Ông cũng là một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. 2. Kể tên một số tác phẩm chính của Nguyễn Trãi? Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngôn đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ Nôm có: Quốc âm thi tập (254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn). Ngoài sáng tác văn học Nguyễn Trãi còn để lại cuốn “Dư địa chí”, một bộ sách địa lí cổ nhất của Việt Nam. 3. Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi? Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc: Yêu nước và nhân đạo. Về hình thức nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp. 4. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài “Đại cáo bình Ngô”? Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”, tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho đất nước. 5. Trình bày ngắn gọn nội dung của bài Đại cáo? Trước hết, tác giả nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân; Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc. Phần 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác giặc Minh: Vạch trần âm mưu xâm lược; Tố cáo mạnh mẽ những tội ác diệt chủng, chủ trương cai trị thâm độc. Lời văn khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết. Phần 3, nêu rõ ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh: Hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong buổi đầu dựng nghiệp, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn (thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương) nhưng với ý chí quyết tâm của toàn dân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua khó khăn, gian khổ và chiến thắng kẻ thù. 1 Năm học 2011 - 2012 Phần 4, lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ. 6. Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật của bài Cáo? Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi Các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng Là áng văn chính luận chặt chẽ, đanh thép. Lời tuyên cáo đạt đến trình độ mẫu mực. 7. Ghi lại theo trí nhớ đoạn đầu bài “Bình Ngô đại cáo” và cho biết nội dung của đoạn? “Từng nghe Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục bắc nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi” Tác giả nêu luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân; Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc. BÀI 2. TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU 1. Trình bày một số nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du? Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ hơn chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đã đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú, đã thôi thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con người, tạo tiền đề cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương. Năm 1965, Hội đồng hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới. 2. Trình bày những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du? Thời đại: Đó là thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp. Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du. Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai: Truyện Kiều. 3. Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của các sáng tác đó? Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam) có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê 2 Năm học 2011 - 2012 hương ông. Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc. Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều); Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh). 4. Cho biết nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” Nguồn gốc: Từ cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (TQ) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ. Sự sáng tạo của Nguyễn Du Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một “Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”. Về nghệ thuật: Lược bỏ những tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,…(trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình. 5. Trình bày nội dung tư tưởng của Truyện Kiều? Tiếng khóc cho số phận con người: Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đọa. Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: Tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hóa và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế. Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí BÀI 3. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG 1. Nêu một số nét chính về tác giả Trương Hán Siêu? Trương Hán Siêu không rõ năm sinh, ông mất năm 1354, tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, đời Trần Anh Tông giữ chức Hàn lâm học sĩ. Năm 1351, ông được thăng Tham tri chính sự. Khi mất ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội). Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Tác phẩm hiện còn lại không nhiều, trong đó có bài “Phú sông Bạch Đằng”. 2. Kể tên những trận thủy chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng và một số tác giả khác viết về đề tài sông Bạch Đằng? Năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán. Năm 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên. Ngoài Trương Hán Siêu còn có một số tác giả khác cũng viết về sông Bạch Đằng như Trần Minh Tông (Bạch Đằng Giang), Nguyễn Sưởng (Bạch Đằng giang), Nguyễn Trãi ( Bạch Đằng hải khẩu), Nguyễn Mộng Tuân ( Hậu Bạch Đằng giang phú)… 3. Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu? Qua những hoài niệm về quá khứ, “Phú sông Bạch Đằng” đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. “Phú sông Bạch Đằng” là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. 4. Nêu một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài Phú? Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng… Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương. Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. 5. Nêu một số nét chính về hình tượng nhân vật “Khách” trong bài Phú? Khách là sự phân thân của chính tác giả. Là một con người có tâm hồn phóng khoáng: Khách dạo chơi không chỉ để ngắm cảnh mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước. 3 Năm học 2011 - 2012 Trước cảnh đó, với tâm hồn phong phú nhạy cảm, tác giả vừa vui, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông đã từng ghi bao chiến tích. Buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng thời gian làm mờ bao dấu vết. 6. Nêu một số nét chính về hình tượng các bô lão trong bài Phú? Là hình ảnh tập thể, có thể là những người dân địa phương, có thể là tác giả hư cấu. Các bô lão kể với khách các chiến tích trên sông Bạch Đằng. Kể với giọng đầy tự hào, nhiệt huyết. Sau lời kể là lời suy ngẫm, bình luận về chiến thắng của quân ta. 7. Ghi lại theo trí nhớ đoạn cuối bài Phú và cho biết nội dung của đoạn? “Sông Đằng một giải dài ghê Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông Những người bất nghĩa tiêu vong Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh” Đó là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. “Anh minh hai vị thánh quân Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh Giặc tan muôn thuở thăng bình Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao” Lời ca và bình luận của “Khách”: Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”; Ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng; Khẳng định chân lí trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định: Ta thắng giặc không chỉ ở “đát hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”. Bài 4: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN 1. Trình bày một số nét chính về Nguyễn Dữ? Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI , xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng làm quan sau đó ở ẩn. Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”. 2. Giới thiệu vài nét về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết về các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Đằng sau yếu tố hoang đường là hiện thực đương thời lúc bấy giờ. Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, quan điểm sống” lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì “ thiên cổ kì bút” ( Vũ Khâm Lân) 3. Nêu chủ đề truyện “Chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ? Truyện đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. 4. Tóm tắt truyện “Chức phán sự đền Tản Viên” (không quá 20 dòng) Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Từ Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó. 4 Năm học 2011 - 2012 BÀI 5. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ 1. Trình bày một số nét chính về Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Về sáng tác, ngoài tác phẩm chính “Chinh phụ ngâm”, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán. Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên); nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều; vừa cưới xong Nguyễn Kiều đi sứ sang Trung Quốc. 2. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo các tài liệu lịch sử, dưới triều Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, ông đã viết “Chinh phụ ngâm”. 3. Giới thiệu một số nét về tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? Khúc ngâm gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú. “Chinh phụ ngâm” nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. BÀI 6: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA 1. Bài "Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba" ra đời trong hoàn cảnh nào? Để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xứng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đổ đạt cao. Bài "Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba (1442) - do Thân Nhân Trung biên soạn (1484) thời Hồng Đức. 2. Hiền tài có vai trò như thế nào đối với đất nước ? Hiền tài là những người tài cao học rộng. Hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của đất nước " Hiền tài là nguyên khí quốc gia" 3. Các bậc thánh đế minh vương đã làm gì để chiêu mộ khuyến khích hiền tài ? Các bậc thánh đế minh vương lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên: Cho khoa danh, đề cao bằng tước trật, ban ân rất lớn vẫn cho là chưa đủ; Nêu tên ở tháp nhạn, danh hiệu Long Hổ, bày tiệc văn hỉ; Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan. 4. Ý nghĩa của việc khắc bia đá đề danh ? Khuyến khích hiền tài, kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Ngăn ngừa điều ác, kẻ ác : ý xấu bị ngăn chặn lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố gắng. Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh phát triển, rèn luyện danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch cho nước nhà. II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3 điểm) (Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) 1. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Giới thiệu vấn đề; trích dẫn câu nói hoặc ý kiến đó… - Giải thích ý nghĩa của câu nói hoặc ý kiến - Phân tích mặt đúng, sai của câu nói hoặc ý kiến đó (dẫn chứng) - Rút ra ý nghĩa, bài học cho bản thân… Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau “ Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai.” (Vic-to Huy-gô) Dàn ý Giải thích quan niệm: Giải thích khái niệm ước mơ và hiện thực (Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Hiện thực là cái tồn tại trong thực tế). Vì sao “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai. Điều không thể của hôm nay sẽ hoá thành hiện thực của ngày mai”. 5 Năm học 2011 - 2012 + Con người sống cần phải có ước mơ. Vì có ước mơ thì ta mới có đủ sức mạnh để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình… + Ước mơ là những điều chưa xảy ra trong thực tại. Nó mới chỉ là những mô hình còn ở dạng đắp xây trong tương lai. Nhưng thiếu nó, chúng ta sẽ không hình dung được và không định hướng được cuộc sống của mình. + Chỉ có hành động mới biến ước mơ thành hiện thực. Điều không tưởng của hôm nay sẽ không thành viễn vông nếu ước mơ của ta là ước mơ chính đáng. Nó sẽ là hiện thực của ngày mai nếu ước mơ đó kèm theo những hành động cụ thể. Suy nghĩ về quan niệm: + Quan niệm của V. Huy-gô là một quan niệm đúng đắn. Trong đời người, không ai không một lần mơ ước. Ước mơ sẽ giúp cho con người nhận ra ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. + Nếu đã có được những ước mơ thì ta nên cố gắng thực hiện bằng được cho dù phải đối diện với những khó khăn, gian khổ. + Cũng nên dựa vào hoàn cảnh cụ thể để có những ước mơ phù hợp với sức mình. + Thật đáng buồn cho những ai sống mà không có ước mơ. Sống như thế thì chưa thật sự định hướng đầy đủ về ngày mai. Bài học nhận thức và hành động: + Quan niệm của Huy-gô đã đề ra một thái độ sống tích cực. Đáng biểu dương những người sống mà có ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó bằng tâm huyết, nghị lực của mình. + Ở một góc độ khác, quan niệm của Huy-gô nhắc nhở những ai sống không có mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai. 2. Cách làm nghị luận về một hiện tượng đời sống - Giới thiệu hiện tượng - Giải thích (nếu cần thiết), trình bày thực trạng, biểu hiện - Phân tích nguyên nhân, chỉ ra hậu quả - Giải pháp Ví dụ: Hãy viết một bài văn ngắn nói lên suy nghĩ của mình về thảm họa thiên nhiên đã xảy ra trong những năm gần đây trên thế giới . Dàn ý - Giới thiệu vấn đề - Giải thích: Thảm họa thiên nhiên: Là những tai họa do thiên nhiên gây ra tác hại to lớn, nghiêm trọng cho cuộc sống con người như núi lửa, động đất, sóng thần, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán … - Nguyên nhân: Sự biến đổi trái đất và sự tàn phá thiên nhiên do con người gây ra … - Hậu quả: Thiệt hại nghiêm trong đến tài sản, tính mạng và môi trường sinh sống của con người trong phạm vi lớn, mức độ cao và tính chất nguy hiểm lâu dài, khó khắc phục. - Giải pháp phòng tránh và khắc phục: Những chủ trương, chính sách của thế giới và mỗi quốc gia trong việc ngăn chận, phòng tránh và giúp đỡ khắc phục hậu quả. Nhận thức mỗi cá nhân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và kêu gọi tuyên truyền mọi người. III. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 điểm) Bài 1. Đại cáo bình Ngô Đề 1. Phân tích đoạn đầu bài Cáo: “Từng nghe Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục bắc nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập 6 Năm học 2011 - 2012 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi” (Trích “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi) - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, bài “Đại cáo bình Ngô”, trích dẫn đoạn đầu của bài Cáo. - Phân tích nội dung đoạn Cáo: Luận đề chính nghĩa + Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. + Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc. - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật trong đoạn Cáo. Đề 2. Chứng minh rằng “Đại cáo bình Ngô” là một bản “tuyên ngôn nhân nghĩa” - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, bài “Đại cáo bình Ngô”, trích dẫn yêu cầu đề. - Phân tích: “Đại cáo bình Ngô” là “tuyên ngôn nhân nghĩa”. Luận đề chính nghĩa + Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân + Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự ý thức về sức mạnh dân tộc. Bản cáo trạng tội ác + Xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc, vì dân mà lên án tội ác của giặc + Lời văn gan ruột, thống thiết; chứng cứ đầy thuyết phục. Quá trình kháng chiến và chiến thắng: + Hình ảnh đạo quân nhân nghĩa từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chiến đấu bằng sức mạnh của dân. + Hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn với những đặc điểm của người anh hùng, mang đầy đủ những phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng. Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ. - Đánh giá chung + “Đại cáo bình Ngô” là “tuyên ngôn nhân nghĩa” + Nghệ thuật: Bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi; Các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê; Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng. Bài 2. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” Đề 1. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ. - Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhân vật Ngô Tử Văn. - Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Cương trực, yêu chính nghĩa + Là người khẳng khái “thấy sự gian tà thì không thể chịu được” nên đã đốt đền trừ hại cho dân. + Sẵn sàng nhận chức phán sự Đền Tản Viên để thực hiện công lí Dũng cảm, kiên cường + Không run sợ trước sự đe dọa của hồn ma tướng giặc mà còn vạch mặt tên hung thần. + Cãi lại quỷ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu Diêm Vương… Giàu tinh thần dân tộc + Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc. + Làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. - Đánh giá chung 7 Năm học 2011 - 2012 Đề 2. Phân tích tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ - Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. - Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung + Việc miêu tả nhân vật Ngô Tử Văn + Ngụ ý của tác phẩm Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tên tướng giặc. Phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chông lại cái ác, cái xấu. + Lời bình ở cuối truyện: Đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. Nghệ thuật + Cốt truyện giàu kịch tính; kết cấu truyện chặt chẽ. + Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết hấp dẫn + Cách miêu tả sinh động + Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực. - Đánh giá chung Bài 3. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Đề 1. Phân tích 8 câu thơ đầu của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, (tác phẩm “Chinh phụ ngâm”), đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích đoạn thơ Nội dung: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. + Hành động của người chinh phụ: Dạo hiên vắng; Buông, cuốn rèm nhiều lần; Ngóng trông tin vui nhưng “ngoài rèm thước chẳng mách tin”… + Sự đối bóng của người chinh phụ với ngọn đèn khuya… Nghệ thuật + Tả cảnh ngụ tình, biện pháp đối + Miêu tả tinh tế nội tâm - Đánh giá chung Đề 2. Phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, (tác phẩm “Chinh phụ ngâm”), đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích đoạn thơ Nội dung: Nỗi sầu triền miên + Nỗi sầu muộn được thể hiện qua sự cảm nhận về thời gian tâm lí, người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi đi “khắc giờ đằng đẵng như niên”. + Để giải tỏa nỗi sầu nàng cố gắng tìm đến những thú vui: “soi gương”, “đốt hương”, “gảy đàn” nhưng việc gì cũng chỉ là “gượng”. Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn. Nghệ thuật + Tả cảnh ngụ tình, biện pháp đối + Miêu tả tinh tế nội tâm - Đánh giá chung Đề 3. Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ li của người chinh phụ” - Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, (tác phẩm “Chinh phụ ngâm”), đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích đoạn thơ Nội dung: Nỗi nhớ thương đau đáu. + Nỗi nhớ thể hiện qua một khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy “thăm thẳm”, “đau đáu”… + Nỗi nhớ của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn “đường lên bằng trời” Nghệ thuật + Tả cảnh ngụ tình, biện pháp đối, so sánh 8 Năm học 2011 - 2012 + Miêu tả tinh tế nội tâm, ngôn từ chọn lọc - Đánh giá chung  Chỉ với 24 câu thơ, tác giả đã ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa đồng thời đề cao hạnh phúc lứa đôi và nêu lên tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Bài 4. Đoạn trích “Trao duyên” Đề 1. Phân tích đoạn Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên (Trích trong Truyện Kiều), trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích Nội dung + Kiều nhờ cậy Vân: Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”. (sắc thái biểu cảm của các từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) + Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: Thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. (Cách kể nhấn mạnh sự mong manh, nhanh tan vỡ) + Kiều trao duyên cho em: Trao lời tha thiết, tâm huyết; trao lại kỉ vật dùng dằng, nửa trao, nửa níu. (Cách trao duyên  tâm trạng của Kiều trong giờ khắc đoạn trường) Nghệ thuật + Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động - Đánh giá chung Đề 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên (Trích trong Truyện Kiều), trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích Nội dung + Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. + Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Nghệ thuật + Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động - Đánh giá chung  Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều: Giàu lòng hi sinh, trọng tình nghĩa… Bài 5. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” Đề . Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích trong Truyện Kiều), trích đoạn thơ cần phân tích. - Phân tích Nội dung + Khát vọng lên đường: Từ Hải là một tráng sĩ, chí khí mạnh mẽ, luôn xem sự nghiệp làm trọng. + Lí tưởng anh hùng của Từ Hải Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công. - Đánh giá chung + Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm ước mơ công lí. + Lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. 9 Năm học 2011 - 2012 Phân tích đoạn thơ sau: “Nàng rằng: Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Từ rằng: Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình. Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu ? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì! Quyết lời dứt áo ra đi. Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. (Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ. - Phân tích: Từ Hải là người anh hùng có lí tưởng làm nên sự nghiệp lớn. + Từ Hải không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. + Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. + Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công + Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công. - Đánh giá chung: Với khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, Nguyễn Du đã xây dựng nên hình tượng người anh hùng Từ Hải với phẩm chất và chí khí phi thường. Từ Hải chính là ước mơ công lí trong Truyện Kiều. Có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính". Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên? Bài viết tham khảo Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính". Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được. "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường". Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma tuý, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ "người khách lạ" nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: "Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà". Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành "người bạn thân". Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác ai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã "kết cục là thành ông chủ khó tính". 10 [...]... bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu Ông cha ta từng nói: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Giữa những... biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà Có ý kiến cho rằng: “Lời ăn tiếng nói của một bộ phận học sinh ngày nay có nhiều biểu hiện thiếu văn minh, lịch sự” Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình trước ý kiến (viết không quá 400 từ) - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Giải thích: Lời ăn tiếng nói của học sinh là cách...Năm học 2011 - 2012 Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ thì rất dễ mất đi nhân phẩm Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh... nhiều trường hợp như vậy Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu... người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính Ấy là khi thói xấu trở thành "ông chủ khó tính" - kẻ sai khiến tàn nhẫn Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài" Và thêm một lần

Ngày đăng: 07/02/2014, 15:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan