Năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia những bài học kinh nghiệm

9 946 10
Năng lực cạnh tranh của công ty viettel campuchia   những bài học kinh nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm Nguyễn Kiến Quốc Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và một số mô hình về phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để phân tích, làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia. Từ trường hợp Viettel Campuchia rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. Keywords: Năng lực cạnh tranh; Dịch vụ viễn thông; Kinh tế quốc tế; Doanh Nghiệp Content PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Những bước tiến vượt bậc về viễn thông và công nghệ thông tin song hành với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển đã kéo theo sự bùng nổ của thị trường dịch vụ viễn thông vào thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ viễn thông phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều nước đang phát triển tạo nên các cơ hội kinh doanh đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng số lượng doanh nghiệp thành công trên thị trường quốc tế còn ít ỏi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp có tiềm năng lớn tại Việt Nam chưa thể mở rộng kinh doanh ra thị trường ngoài nước là năng lực cạnh tranh chưa đủ mạnh để khẳng định vị trí trên thị trường. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã và đang gặt hái được những thành công vang dội tại Việt Nam và hiện nay đang hướng ra chinh phục thị truờng viễn thông nước ngoài. Mục 2 tiêu trước mắt của Viettel là chiếm lĩnh thị trường viễn thông tại các nước đang phát triển, không chỉ dừng lại ở thị trường các nước láng giềng của Việt Nam như Campuchia, Lào… mà còn vươn tới các thị trường xa hơn như Myanmar, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba, Haiti… Công ty Viễn thông Viettel Campuchia – Thành viên của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel - được thành lập tháng 5 năm 2006 – hiện đang cung cấp dịch vụ viễn thông Metfone tại Campuchia. Chỉ sau một thời gian ngắn kỷ lục (chính thức khai trương ngày 19 tháng 2 năm 2009), Metfone đã trở thành mạng viễn thông có chất lượng mạng và số thuê bao hàng đầu tại Campuchia. Những nhân tố nào đã tạo nên sự thành công của Công ty Viễn thông Viettel Campuchia? Từ sự thành công này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì? Là một người làm việc trực tiếp tại một công ty thành viên của Viettel, tác giả lựa chọn nghiên cứu trường hợp thành công của Viettel Campuchia, tận dụng lợi thế trong việc tiếp cận, thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi trên với mong muốn có được những đóng góp nhất định đối với hoạt động kinh doanh của Viettel nói riêng và đối với hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Những luận điểm nêu trên chính là căn cứ để tác giả lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của Công ty Viettel CampuchiaNhững bài học kinh nghiệm” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài: - Porter, M.E. (1979) “How competitive forces shape strategy”, Harvard business Review, March/April 1979 [30]. Theo Porter, sự cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào năm lực lượng cơ bản (mô hình viên kim cương 5 góc của Porter). Sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng này quyết định tiềm năng lợi nhuận của ngành. Sự nhận thức rõ ràng về năm lực lượng này sẽ giúp công ty xác định rõ vị trí của nó trong ngành, xây dựng thành công chiến lược kinh doanh và tránh được những ảnh hưởng từ sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng cạnh tranh. - Porter, M.E. (1985), “Competitive Advantage” [31]. Công trình đưa ra một khung khổ giúp hiểu được các nguồn tạo nên lợi thế so sánh của các công ty và cách thức giúp nâng cao lợi thế so sánh của các công ty - Porter, M.E. (1990) “The Competitive Advantage of Nations” [32]. Trong tác phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng mạnh nhất trong mọi thời đại về kinh doanh và quản trị, Porter đã nhận dạng những yếu tố căn bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong một ngành công nghiệp và chỉ rõ các yếu tố này đã kết hợp với nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia như thế nào. Các phát hiện của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới 3 hoạt động quản trị của các công ty, tới các nhà hoạch định chính sách và giới học giả trên toàn thế giới. Porter đã xây dựng nên các mô hình có tính khuôn mẫu và khá hữu ích có thể ứng dụng trong phân tích về cạnh tranh nói chung và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. - Ajitabh Ambastha, K. Momaya (2004), “Competitivenes of firms: review of theory, frameworks, and models”, Singapore Management Review, January 1 [20] . Bài viết khẳng định, thế kỷ XXI mang đến những thách thức mới cho các doanh nghiệp, các ngành cũng như các quốc gia. Qua khảo sát các bài viết liên quan tới cạnh tranh, tác giả đi đến kết luận rằng trong ba cấp độ cạnh tranh (doanh nghiệp, ngành, quốc gia), cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Tác giả cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có những mô hình, khung khổ phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phù hợp. - Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về năng lực cạnh tranh như sau: Bambarger B (1989) “Developing Competitive Advantage in Small and Medium-sized Firms”, Long Range Planning, 22 (5) [23]; Barney J (1991) “Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal of Management N17(1) [24]; Buckley PJ, (1998) “Measures of International Competitiveness: A Critical Survey”, Journal of Marketing Management N 4(2), [25]; Các báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới - World Economic Forum [34-36]. Về các công trình nghiên cứu của Việt Nam: - Bài viết của PGS.TS Vũ Văn Phúc trên tạp chí Cộng sản điện tử ngày 11/12/2007 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” [38]. Tác giả bài viết cho rằng, phân tích sức cạnh tranh là một công việc phức tạp, mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Các chủ thể tác động đan xen nhau, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh bao gồm: người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp; hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một quốc gia. - Bài viết của Nguyễn Vĩnh Thanh trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế No8 năm 2005 [14] “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Tác giả bài viết đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao 4 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tương lai: Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp; Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp; Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp; Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh; Xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. - Bài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2008) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt Nam”. Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, bài viết đề xuất bẩy giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của Việt Nam. - Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và hội nhập kinh tế quốc tế như: Mai Thế Nhượng (2001), “Cạnh tranh trong viễn thông” [8]; Bùi Xuân Phong (2002), “Chiến lược kinh doanh bưu chính viễn thông” [9] ; Hà Văn Hội (2003) “Các vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” [4]; Đỗ Trung Tá (2004), “Ngành Bưu chính- Viễn thông trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” [12]; Mai Liêm Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005) “Viễn thông Việt Nam trong quá trình đổi mới” [16],… Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung vào trường hợp đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và đặc biệt là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam (như Viettel Campuchia với mạng viễn thông Metfone) khi kinh doanh trên thị trường nước ngoài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn thông Viettel Campuchia, qua đó làm rõ các nguyên nhân thành công của Công ty này tại Campuchia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nói riêng. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và một số mô hình về phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để phân tích, làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia. 5 - Từ trường hợp Viettel Campuchia rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty Viettel Campuchia. * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia trên thị trường viễn thông tại Campuchia từ khi thành lập tháng 05/2006 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Để phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia, luận văn có sử dụng các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh như mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michal Porter, mô hình SWOT. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh giữa Viettel CampuchiaCông ty Star Telecom là doanh nghiệp do Viettel góp vốn kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Lào để làm nổi bật bài học thành công của Viettel Campuchia. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia tại thị trường viễn thông Campuchia. - Gợi ý một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nói riêng khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 03 chương.  Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp  Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia  Chương 3: Các bài học kinh nghiệm đối với Viettel Campuchia cũng như các doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài 6 References Tiếng Việt 1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Campuchia các năm 2006- 2010 và Quý 1 năm 2011. 2. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội. 3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Hà Văn Hội (2003), “Các vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO”, Tạp chí Bưu chính viễn thông số 211(412). 5. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Luật Viễn thông, Luật số 41/2009/QH12. 7. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. 8. Mai Thế Nhượng (2001), “Cạnh tranh trong viễn thông”, Viện Kinh tế Bưu điện. 9. Bùi Xuân Phong (2002), “Chiến lược kinh doanh bưu chính viễn thông” NXB Thống kê. 10. Nguyễn Xuân Sinh, (2005), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB Lao Động, Hà Nội. 12. Đỗ Trung Tá, “Ngành Bưu chính- Viễn thông trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” Báo Nhân dân ngày 13/08/2004. 13. Nguyễn Thượng Thái (2007), Marketing Căn bản, Giáo trình Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội. 14. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, No8, Tr.3-14. 15. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 16. Mai Liêm Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005) “Viễn thông Việt Nam trong quá trình đổi mới”, Tạp chí Bưu chính viễn thông & Công nghệ thông tin, tháng 8/2005. 7 17. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế: lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới, Hà Nội. 18. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2008) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt Nam” Thông tin chuyên đề No13. 19. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương – Dự án VIE 01/025 (2003), Nâng cao Năng lực cạnh tranh Quốc gia, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội Tiếng Anh 20. Ajitabh Ambastha, K. Momaya (2004), “Competitivenes of firms: review of theory, frameworks, and models”, Singapore Management Review, Vol 4, Number 2, pp. 115- 137. 21. Aldington report (1985), House of Commons Select Committee on Oversea Trade, London: HMSO. 22. Ball Donald A., Wendell H. McCulloch, Paul L.Frantz, J. Michael Geringer, Michael S. Minor (2009), 12 th ed, International Business – The Challenge of Global Competition, McGraw-Hill Companies, Inc. 23. Bambarger B (1989) “Developing Competitive Advantage in Small and Medium-sized Firms”, Long Range Planning, 22 (5), pp. 80-88. 24. Barney J (1991) “Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal of Management N17(1), pp. 99-120. 25. Buckley PJ, (1998) “Measures of International Competitiveness: A Critical Survey”, Journal of Marketing Management N 4(2), pp. 174-200. 26. Buddecomm Report (2009), Cambodia - Telecom, Mobile, Internet & Forecast, 15 th ed, Budde Communication Pty Ltd, Australia. 27. Goode W (1997), Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics Studies, University of Adelaide. 28. Henrickson, Kevin E.; Thatte, Ashish (2008), Outsourcing and Organizational Practices: the Effects on Firm Competitiveness, International Journal of Business Strategy, Vol XII Number 3, pp. 45-69. 29. IMF (2011), World Economic Outlook Database, April, 2011. 30. Momaya K. Evaluating International Competitiveness at Industry Level, Vikalpa-The Journal for Decision Makers, Vol.23, No. 2, April-June, 1998, pp. 39-46. 31. Porter, M.E. (1979) “How Competitive Forces Shape Strategy”, Harvard Business Review, March/April. 8 32. Porter, M.E. (1980), “Competitive Strategy”, The Free Press. 33. Porter, M.E. (1985), “Competitive Advantage”, The Free Press. 34. Porter, M.E. (1998) “The Competitive Advantage of Nations” The Free Press. 35. World Bank (2011) “World Development Report 2011”. 36. World Economic Forum (1991) “World Competitiveness Report”. 37. World Economic Forum (1995) “Global Competitiveness Report”. 38. World Economic Forum (2010-2011) “Global Competitiveness Report”. Internet 39. http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema =PORTAL&docid=92518 40. http://www.tapchicongsan.org.vn/. 41. http://investing.businessweek.com/research/stocks/private/snapshot.asp?privcapId=62 249206 42. http://wirelessintelligence.com/, 43. http://www.ictnews.vn/Home/PrintView.aspx?ArticleID=23817 44. http://www.viettel.com.vn/4-24-2-919-Viettel-offers-free-internet-for-schools-in- Cambodia.html 45. http://www.vncam.vn/index.php?d=campuchia&f=campuchiachitiet&campuchia_id=5 46. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cb.html 47. Kay Kimsong, Mobile Growth Stays Strong, Phnom Penh Post, Tuesday, 20 January 2009 http://www.phnompenhpost.com/index.php/2009012023714/Business/Mobile- growth-stays-strong.html 48. Millicom sells its Cambodian operations including a controlling stake in GSM operator Mobitel.(SHORT BURSTS)." Wireless Asia. Advanstar Communications. 2009. HighBeam Research. 21 February. 2011 <http://www.highbeam.com> 49. Selected basic ASEAN indicators, http://www.aseansec.org 50. Selected key ASEAN macroeconomic indicators http://www.aseansec.org 51. Viettel becomes sole sponsor of Cambodia's Football Federation." Vietnamese News Agency. The Times of Central Asia. 2009. HighBeam Research. 9 March. 2011 <http://www.highbeam.com>. 52. Viettel in Cambodia, http://www.viettel.com.vn/3-27-2-69-Viettel-in- Cambodia.html 53. www.infocentre.gsm.org 9 54. Cambodia’s mobile phone users top 9.8 mln by end of 2010.” Xinhua News Agency. Xinhua News Agency. 2011. HighBeam Research. 9 April. 2011 <http://www.highbeam.com>. . Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm Nguyễn Kiến Quốc Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh. nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty Viettel Campuchia. * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan