Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan

17 473 1
Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan Nguyễn Văn Ngữ Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Sở Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động (xuất khẩu lao động) XKLĐ làm cơ sở để phân tích, đánh giá một cách khoa học và mang tính khách quan hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. Khái quát hoá vấn đề lý luận về hoạt động XKLĐ, phân tích, so sánh, đánh giá hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trƣờng khác và đặt trong mối quan hệ với một số hoạt động khác của nền kinh tế. Hệ thống hoá lý luận về hoạt động XKLĐ, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hoạt động XKLĐ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá khách quan, so sánh, phân tích một cách khoa học về thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. Đƣa ra những giải pháp để không ngừng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan nói riêng và nƣớc ngoài nói chung. Keywords. Kinh tế lao động; Xuất khẩu lao động; Việt Nam; Đài Loan Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đang thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hoá. Kinh tế - xã hội (KT – XH) đất nƣớc trong thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Lịch sử phát triển KT - XH cho thấy, mỗi một quốc gia hay bất kỳ một nền kinh tế nào thì vấn đề về lao động - việc làm luôn luôn giữ vai trò quan trọng, nhất là tại Việt Nam có lực lƣợng lao động sống và làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp – nông thôn vẫn còn rất lớn nên nhu cầu về giải quyết việc làm đối với lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động của toàn xã hội là hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam sang nƣớc ngoài nói chung và Đài Loan nói riêng đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập rất lớn cho lực lƣợng lao động nhàn rỗi của đất nƣớc. Xét về quy mô, số lƣợng lao động xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc (Cục QLLĐNN), chỉ tính riêng từ năm 2000 đến 2010, cả nƣớc có tổng số lao động xuất khẩu sang làm việc ở nƣớc ngoài là 736.270 ngƣời tại các thị trƣờng truyền thống nhƣ Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc , trong đó riêng thị trƣờng Đài Loan là 237.643 ngƣời, chiếm 32,27%. Xét về hiệu quả giá trị thu đƣợc từ hoạt động XKLĐ, mỗi năm lực lƣợng lao động này gửi về nƣớc khoảng 1,8 tỉ USD. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, thì hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung và tại Đài Loan nói riêng vẫn còn những bất cập cần hoàn thiện. Do vậy, nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan là rất cần thiết. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2.Tình hình nghiên cứu. XKLĐ của Việt Nam sang làm việc tại nƣớc ngoài đã đƣợc nghiên cứu trong các bài viết của một số tác giả sau: Lê Hồng Huyên (2011), Quản lý Nhà nƣớc về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nƣớc ngoài, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Dƣơng Tuyết Nhung (2008), Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đoàn Thị Trang (2009), Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Thanh Trà (2006), Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Đông Bắc Á, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu đã khái quát hoá một số vấn đề lý luận về XKLĐ, phân tích thực trạng XKLĐ ở Việt Nam, từ đó đã có những giải pháp để từng bƣớc đổi mới, hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang làm việc ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới đƣợc xem nhƣ ở từng khía cạnh, chƣa đƣợc nghiên cứu mang tính chất hệ thống về hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động XKLĐ. - Phân tích, so sánh, đánh giá hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan với các thị trƣờng khác và với một số hoạt động khác của nền kinh tế. - Đƣa ra những giải pháp để không ngừng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan gắn với hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các thị trƣờng khác. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan. + Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan (2000 – 2010). 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: - Phƣơng pháp hệ thống và trừu tƣợng hóa khoa học. - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. - Phƣơng pháp thống kê, so sánh và mô hình toán. - Phƣơng pháp logic - lịch sử. 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Hệ thống hoá để làm rõ những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan và nƣớc ngoài nói chung để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. - Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan để thấy rõ đƣợc các vấn đề về hiệu quả KT - XH thông qua các chỉ tiêu về quy mô, số lƣợng lao động, giải quyết việc làm, hiệu quả về thu nhập, xã hội; những thành công và hạn chế, bất cập và những nguyên nhân rút ra của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. - Đƣa ra giải pháp thiết thực đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, doanh nghiệp XKLĐ tham khảo để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 Chƣơng, cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan giai đoạn 2000 - 2010. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản. 1.1.1. Lao động, sức lao động và hàng hóa sức lao động. * Lao động. Lao động đƣợc hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ. * Sức lao động và hàng hoá sức lao động. Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực, thể lực và trí lực tồn tại trong một cơ thể, trong một con ngƣời đang sống và đƣợc ngƣời đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất. “Sức lao động là một loại hàng hoá, tức nó gồm có giá trị và giá trị sử dụng, nhƣng nó không phải là hàng hoá thông thƣờng, mà sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, bởi vì giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị, hơn nữa sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhƣng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá, nó chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định, tức ngƣời lao động phải đƣợc tự do về thân thể và ngƣời lao động bị tƣớc đoạt hết tƣ liệu sản xuất” [ 7, tr 84-88]. 1.1.2. Nguồn nhân lực, di dân. * Nguồn nhân lực. Theo Liên hiệp quốc (UN) thì nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nƣớc. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. * Di dân, tính tất yếu của di dân. - Khái niệm di dân. “Di dân là quá trình di chuyển của con ngƣời qua biên giới của vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác kèm theo hiện tƣợng di chuyển chỗ ở thƣờng trú hoặc thay đổi tạm thời. Nếu sự di chuyển đó diễn ra trong phạm vi từng nƣớc thì gọi là di dân nội địa, còn nếu sự di chuyển đó vƣợt ra khỏi phạm vi mỗi nƣớc và mang tính chất liên quốc gia thì gọi là di dân quốc tế” [14, tr.96-107]. - Tính tất yếu của di cƣ lao động quốc tế. Một là, do sự mất cân đối giữa cung - cầu về việc làm trong mỗi quốc gia dẫn đến di cƣ quốc tế. Hai là, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các quốc gia trong cùng khu vực và trên thế giới. Ba là, chênh lệch về mức tăng dân số giữa các quốc gia. Bốn là, do tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. 1.1.3. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng lao động, XKLĐ và một số khái niệm liên quan. * Khái niệm thị trƣờng lao động. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Thị trƣờng lao động là thị trƣờng trong đó có các dịch vụ lao động đƣợc mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ việc làm của lao động cũng nhƣ mức độ tiền công. * Thị trƣờng lao động quốc tế là nơi diễn ra quan hệ mua bán sức lao động trên quốc tế. Ngƣời cung cấp và lƣợng nhu cầu sức lao động không thuộc về cùng một quốc gia, sức lao động vƣợt qua biên giới giữa các quốc gia. * Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng hàng hoá sức lao động quốc tế. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển KT - XH, cũng nhƣ sự phân bố không đều về nguồn tài nguyên, dân cƣ, khoa học công nghệ giữa các vùng, khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển KT - XH. Từ đó, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất xã hội. * Khái niệm xuất khẩu lao động. XKLĐ đƣợc hiểu là sự di chuyển quốc tế sức lao động có mục đích và đƣợc pháp luật cho phép. Hoạt động XKLĐ là hoạt động KT - XH có chứa yếu tố nƣớc ngoài, mang tính đặc thù, trong đó hàng hoá để xuất khẩu ra nƣớc ngoài là sức lao động của ngƣời lao động. 1.1.4. Những nhân tố chính tác động đến hoạt động XKLĐ. - Các nhân tố bên trong. Một là, định hƣớng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ. Hai là, xây dựng ban hành luật pháp và thực hiện luật pháp trong lĩnh vực XKLĐ. Ba là, hệ thống doanh nghiệp XKLĐ và dịch vụ tƣ vấn việc làm, pháp luật nƣớc ngoài. Bốn là, hệ thống thông tin việc làm, tƣ vấn pháp luật. Năm là, trình độ nhận thức, tay nghề, cơ cấu của lực lƣợng lao động tham gia vào thị trƣờng lao động. Sáu là, khả năng tài chính của ngƣời lao động trƣớc khi sang nƣớc ngoài làm việc. Bảy là, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp XKLĐ. - Các nhân tố bên ngoài. Một là, nhu cầu tiếp nhận lao động của Đài Loan. Hai là, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các công ty môi giới lao động vào thị trƣờng Đài Loan. Ba là, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nƣớc với Đài Loan. Bốn là, tác động của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Năm là, truyền thống, văn hoá, dân tộc. Sáu là, sự điều chỉnh hay thay đổi chính sách, luật pháp của Đài Loan. Bảy là, lao động Việt Nam tại Đài Loan có một số vi phạn pháp luật nƣớc sở tại. 1.2. Nội dung của hoạt động XKLĐ. 1.2.1. Cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ. 1.2.2. Nghiên cứu, khai thác thị trƣờng nƣớc ngoài. 1.2.3. Khai thác, tuyển chọn lao động trong nƣớc. 1.2.4. Đào tạo lao động. 1.2.5. Các khoản chi phí và các khoản khấu trừ của ngƣời lao động sang Đài Loan. 1.2.6. Đƣa ngƣời lao động sang nƣớc ngoài và tổ chức quản lý lao động. 1.2.7. Thanh lý hợp đồng lao động 1.3. Hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nước ngoài. 1.3.1. Khái niệm hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ giữa kết quả của nền sản xuất xã hội (xét cả hai mặt kinh tế và xã hội) và các nguồn phƣơng tiện tạo ra nó, đƣợc đánh giá thông qua thƣớc đo thực hiện mục tiêu của một phƣơng thức sản xuất nhất định và những nhiệm vụ KT - XH của từng thời kỳ, từng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm”. 1.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ sang nƣớc ngoài. 1.3.2.1. Quy mô, số lượng lao động Việt Nam tại nước ngoài. Quy mô lao động làm việc tại nƣớc ngoài là chỉ tiêu phản ánh số lƣợng lao động bình quân của Việt Nam làm việc tại nƣớc ngoài hàng năm và đƣợc tính theo công thức: QMj = QMexj + QMexj-1 – Qmimj (1.1) Trong đó: QMj là số lao động bình quân làm việc tại nƣớc ngoài năm thứ j; QMexj là số lao động xuất khẩu sang nƣớc ngoài bình quân năm thứ j; QMexj-1là số lao động đang làm việc tại nƣớc ngoài cuối năm thứ j-1; QMimj là số lao động tại nƣớc ngoài về nƣớc năm thứ j; j là năm nghiên cứu. 1.3.2.2 Mức độ giải quyết việc làm của hoạt động XKLĐ sang nước ngoài. Mức độ giải quyết việc làm hàng năm từ hoạt động XKLĐ sang nƣớc ngoài là tỉ lệ % giữa số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nƣớc ngoài hàng năm so với số lao động cần tạo việc làm mới hàng năm và đƣợc xác định theo công thức: Qexj Mexj = x 100% (1.2) Qvlmj Trong đó: Mexj là mức độ giải quyết việc làm từ hoạt động XKLĐ sang nƣớc ngoài năm thứ j; Qexj là số lao động xuất khẩu sang nƣớc ngoài năm thứ j; Qvlmj là số lao động cần tạo việc làm mới năm thứ j. 1.3.2.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nước ngoài về thu nhập. 1.3.2.4. Hiệu quả xã hội của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nước ngoài. - Thúc đẩy sự hợp tác quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế. - Tiếp cận và khám phá nhanh chóng nền kinh tế có trình độ khoa học và kỹ thuật cao. - Giới thiệu hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế. 1.4. Kinh nghiệm XKLĐ của một số nước sang Đài Loan và vận dụng vào Việt Nam. 1.4.1. Kinh nghiệm XKLĐ của Philippin. 1.4.2. Kinh nghiệm XKLĐ của Indonesia. 1.4.3. Kinh nghiệm XKLĐ của Thái Lan. 1.4.4. Vận dụng kinh nghiệm XKLĐ của một số nƣớc sang Đài Loan vào Việt Nam. Một là, Nhà nƣớc cần tạo lập môi trƣờng pháp lý, quản lý hoạt động XKLĐ bằng luật pháp, định hƣớng cho hoạt động XKLĐ. Hai là, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ và bảo vệ ngƣời lao động tại Đài Loan. Ba là, cần quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng, đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Bốn là, Nhà nƣớc cần có những chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất về tài chính, việc chuyển tiền về nƣớc cho lao động Việt Nam tại Đài Loan. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 2.1. Giới thiệu thị trường lao động Đài Loan. 2.1.1. Tổng quan về thị trƣờng lao động Đài Loan. 2.1.2. Quan hệ cung cầu về lao động và những yêu cầu nhập khẩu lao động của Đài Loan: Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nƣớc Thái Lan, Philipin, Indonesia và từ tháng 11 năm 1999 đến nay Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động XKLĐ sang Đài Loan từ 2000 đến 2010. 2.2.1. Việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp XKLĐ: Thời gian qua, không ít doanh nghiệp XKLĐ đƣợc cấp phép hoạt động XKLĐ sang Đài Loan nhƣng khoán trắng việc thực hiện cho Chi nhánh. 2.2.2. Khai thác, mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài: Chính phủ và các doanh nghiệp XKLĐ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí, thậm chí có lúc không khai thác đƣợc hoặc bị để mất thị trƣờng. 2.2.3. Tuyển chọn lao động trong nƣớc.: Nhìn chung các doanh nghiệp thực hiện việc tuyển chọn thông qua các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phƣơng. Tuy nhiên, đôi lúc không đáp ứng kịp thời đơn hàng của đối tác Đài Loan. 2.2.4. Đào tạo lao động: Công tác đào tạo lao động trƣớc khi sang Đài Loan trong thời gian qua vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều. 2.2.5. Các khoản chi phí và khấu trừ của lao động sang Đài Loan. - Các khoản chi phí của lao động khi xuất cảnh thể hiện tại bảng 2.1. Bảng 2.1. Tổng hợp các khoản chi phí của người lao động khi xuất cảnh. TT Các khoản chi phí phải nộp ĐVT Tiền 1 Phí dịch vụ USD 1.192 2 Phí môi giới (thu hộ - chi hộ) USD 1.500 3 Phí đào tạo . USD 100 4 Vé máy bay lƣợt đi (thu hộ chi hộ) USD 300 5 Thủ tục xin visa (thu hộ - chi hộ) USD 66 6 Chi phí khác nhƣ hộ chiếu USD 342 Tổng cộng USD 3.500 Nguồn: Cục QLLĐNN - BLĐTB & XH (2011). Theo Bảng 2.1, thì mỗi lao động chi phí khoảng 3.500 USD. - Các khoản khấu trừ của lao động tại Đài Loan: Với hợp đồng 02 năm khoảng 119.300 NT$ và hợp đồng 03 năm là 166.700 NT$. 2.2.6. Đƣa ngƣời lao động sang Đài Loan và tổ chức quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan. - Đƣa lao động sang Đài Loan: Tính từ 2000 - 2010, Việt Nam đƣa đƣợc 736.270 lao động sang nƣớc ngoài, dẫn đầu là Đài Loan với 237.643 lao động, Malaysia là 184.614 lao động , số liệu tại bảng 2.2. Bảng 2.2. Số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài (2000 – 2010) ĐVT: Ngƣời Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản Hàn Quốc Nước khác Tổng cộng 2000 8.099 239 1.497 7.316 14.349 31.500 2001 7.782 23 3.249 3.910 21.204 36.168 2002 13.191 19.965 2.202 1.190 9.574 46.122 2003 29.069 38.227 2.256 4.336 1.112 75.000 2004 37.144 14.567 2.752 4.779 8.205 67.447 2005 22.784 24.605 2.955 12.102 8.148 70.594 2006 14.127 37.941 5.360 10.577 10.850 78.855 2007 23.640 26.704 5.517 12.187 16.972 85.020 2008 31.631 7.810 6.142 18.141 23.266 86.990 2009 21.677 2.792 5.456 7.578 35.525 73.028 2010 28.499 11.741 4.913 8.628 31.765 85.546 Tổng 237.643 184.614 42.299 90.744 180.970 736.270 Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục QLLĐNN - Bộ LĐTB & XH (2011). - Tổ chức quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan: Các doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề chính liên quan đến số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan về: + Cơ cấu nghề của lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan: Hiện nay, trong tổng số 80.030 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, trong đó lao động trong lĩnh vực SXCT là 52.687 ngƣời, chiếm 66%, lĩnh vực GVGĐ & KHC là 26.542 ngƣời, chiếm 33%, còn lại chỉ chiếm khoảng 1%. + Sức khoẻ: Từ năm 2000 - 2010, tổng số lao động Việt Nam tại Đài Loan phải về nƣớc trƣớc hạn do sức khoẻ không đạt là 32.665 lao động, đứng thứ 3 trong số các quốc gia đƣa lao động sang Đài Loan và chiếm 13,7% tổng số lao động Việt Nam sang Đài Loan. + Ngƣời lao động bị tai nạn nghề nghiệp: Từ năm 2005 - 2010, tổng số lao động Việt Nam bị bệnh nghề nghiệp tại Đài Loan là 2.224 ngƣời, đứng thứ 2 (sau Thái Lan là 3.622 ngƣời). + Lao động vi phạm hợp đồng bỏ trốn: Theo số liệu của UBLĐ Đài Loan, thì từ 2000 – 2010, tổng số lao động nƣớc ngoài bỏ trốn tại Đài Loan là 108.445 lao động, trong đó, 45.697 là lao động của Việt Nam, chiếm 42,13 %. 2.2.7. Giải quyết thanh lý hợp đồng. Thực tế hiện nay, khi ngƣời lao động về nƣớc thì rất ít lao động đến doanh nghiệp XKLĐ để tiến hành thanh lý hợp đồng. 2.3. Đánh giá hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. 2.3.1. Hiệu quả KT - XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về quy mô, số lƣợng lao động. Trong tổng số lao động nƣớc ngoài đang có mặt tại Đài Loan hiện nay thì lao động của Indonesia chiếm khoảng 41%, Việt Nam chiếm khoản 21%, Philippin chiếm khoảng gần 21%, Thái Lan khoảng 17%, một số ít không đáng kể của các nƣớc khác nhƣ Malaysia và Mông Cổ. 2.3.2. Hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về giải quyết việc làm. Năm 2010, số lao động xuất khẩu sang Đài Loan 28.499 ngƣời, chiếm 1,77% trong tổng số ngƣời đƣợc tạo việc làm mới của cả nƣớc và chiếm 33,3% trong tổng số lao động xuất khẩu của cả nƣớc. 2.3.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan về thu nhập. - Hiệu quả kinh tế về thu nhập của người lao động tại Đài Loan: Tiền lƣơng cơ bản hợp đồng 02 năm là 429.120 NT$, tiền làm thêm giờ là 118.800 NT$. Tiền lƣơng cơ bản hợp đồng 03 năm là 643.689, tiền làm thêm giờ là 178.300 NT$, bảng 2.9. Bảng 2.9. Thu nhập cơ bản và thu nhập thực tế của người lao động theo hợp đồng. ĐVT: NT$ Thời hạn Lương cơ bản Khoản khấu trừ Lương làm thêm giờ Thu nhập cơ bản Thu nhập thực tế 02 năm 429.120 119.300 118.800 309.820 428.600 03 năm 643.689 166.700 178.300 476.989 655.200 Nguồn: Hiệp hội XKLĐ Việt Nam (2011). Quy đổi: 1USD = 30 NT$. Thu nhập của lao động tại Đài Loan từ 550 đến 600 USD/ngƣời/tháng. Sử dụng công thức (1.3), số liệu về chi phí xuất cảnh và thu nhập thực tế tính đƣợc của ngƣời lao động tại bảng 2.9, tính đƣợc khoản thu nhập tích luỹ đƣợc của mỗi lao động sau 02 năm tại Đài Loan khoảng 15.000 - 3.500 = 11.500 USD. Tƣơng tự sau 03 năm, thu nhập tích luỹ đƣợc của mỗi lao động khoảng 18.100 USD. - Hiệu quả kinh tế về thu nhập của người lao động tại Đài Loan so với các thị trường khác: Thu nhập thực tế của lao động Việt Nam tại một số thị trƣờng chính hiện nay, số liệu bảng 2.10. Bảng 2.10. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường chính hiện nay. TT Thị trường Đơn vị tính Thu nhập thực tế 1 Malaysia USD/ngƣời/tháng 250 - 300 2 Đài Loan USD/ngƣời/tháng 550 - 600 3 Nhật Bản USD/ngƣời/tháng 1.000 4 Hàn Quốc USD/ngƣời/tháng 1.000 - 1.100 Nguồn: Cục QLLĐNN – Bộ LĐTB & XH (2011) Qua số liệu tại bảng 2.10, thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời lao động tại thị trƣờng Đài Loan gấp khoản 2 lần so với thu nhập của ngƣời lao động làm việc tại Malaysia, và thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời lao động tại thị trƣờng Đài Loan thấp hơn so với lao động làm việc tại thị trƣờng Nhật Bản và Hàn Quốc. - Hiệu quả kinh tế về thu nhập của người lao động tại Đài Loan đóng góp vào GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam Lực lƣợng lao động Việt Nam đang làm việc ở nƣớc ngoài chuyển tiền về nƣớc hàng năm khoảng 1,8 tỉ USD, riêng số lao động Việt Nam tại Đài Loan đóng góp khoảng 576.216 nghìn USD/năm. 2.3.4. Hiệu quả xã hội của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. - Thúc đẩy sự hợp tác quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với Đài Loan và bạn bè quốc tế. - Tiếp cận và khám phá nhanh chóng nền kinh tế có trình độ khoa học và kỹ thuật cao. - Giới thiệu hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với quốc tế. 2.4. Thành công và hạn chế của hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan. 2.4.1 Những thành công của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Một là, làm thay đổi một cách căn bản và toàn diện về tƣ duy, nhận thức đối với hoạt động XKLĐ: Hai là, đã tạo lập và xây dựng đƣợc môi trƣờng pháp lý thống nhất về hoạt động XKLĐ. Ba là, quy mô, số lƣợng lao động của Việt Nam sang Đài Loan luôn đƣợc duy trì và tăng trong những năm gần đây. 2.4.2. Hạn chế của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Thứ nhất: Những hạn chế thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nƣớc trong hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Thứ hai: Những hạn chế thuộc về các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. Thứ ba: Những hạn chế thuộc về cá nhân, gia đình ngƣời lao động. 2.5. Một số nguyên nhân, bất cập còn tồn tại của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan. 2.5.1. Một số bất cập còn tồn tại. - Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc chƣa hoàn thiện. - Tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn còn nhiều. - Quản lý Nhà nƣớc về việc kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ vẫn còn chƣa chặt chẽ 2.5.2. Một số nguyên nhân rút ra. - Nhu cầu tuyển lao động nƣớc ngoài tại Đài Loan cao. - Pháp luật Đài Loan chƣa đủ mạnh để xử lý đối với lao động bỏ trốn. - Ngƣời lao động thiếu ý thức trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thiếu thông tin về phòng ngừa bệnh. - Phí môi giới, phí quản lý của lao động cao Chương 3 [...]... động cho hoạt động XKLĐ sang Đài Loan 3.2.2.7 Nhóm giải pháp về hỗ trợ bản thân và gia đình người lao động sang Đài Loan Một là, hỗ trợ kinh phí cho ngƣời lao động Hai là, hỗ trợ gia đình ngƣời lao động có thân nhân đang làm việc tại Đài Loan Ba là, hỗ trợ tái tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động xuất khẩu về nƣớc KẾT LUẬN Đề tài Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan đã góp... luật và định hướng của Nhà nước - Hướng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan phù hợp với định hướng phát triển KT - XH và lộ trình hội nhập kinh tế của Việt Nam 3.2.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan trong thời gian tới 3.2.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao vai trò và năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan Một là, Nhà nƣớc cần bổ sung, sửa... nghiệp hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan Một là, các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa nguồn cung lao động trong nƣớc với mức cầu tiếp nhận lao động của Đài Loan Hai là, xây dựng và phát triển một số doanh nghiệp XKLĐ chuyên doanh làm nòng cốt tập trung cho thị trƣờng Đài Loan Ba là, cần phải có sự gắn kết giữa các cơ quan có liên quan để hoạt động XKLĐ sang. .. thông tin về số lao động đang bỏ trốn tại Đài Loan - Đối với ngƣời lao động Việt Nam tại Đài Loan Một là, mỗi cá nhân đều phải nhận thức và có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam và hợp đồng đã ký với chủ sử dụng lao động Đài Loan Hai là, phối hợp với chủ sử dụng, đối tác, Ban QLLĐ Việt Nam tại Đài Loan và doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam để đƣợc hỗ trợ... vực hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nƣớc ngoài, hoạt động XKLĐ sang Đài Loan đã và đang tham gia mạnh mẽ đối với thị trƣờng lao động quốc tế 2 Hệ thống hoá cả về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ Việt Nam sang nƣớc ngoài, xác định nội dung và phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến XKLĐ, những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT – XH của hoạt động XKLĐ Đánh giá thực trạng hoạt động. .. của hoạt động XKLĐ sang Đài Loan Nghiên cứu những định hƣớng phát triển KT - XH trong nƣớc liên quan đến XKLĐ sang Đài Loan 4 Nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan trong thời gian tới đạt hiệu quả, luận văn đã đề xuất 07 nhóm giải pháp cơ bản Trong mỗi nhóm giải pháp, luận văn tiếp tục đề xuất những giải pháp cụ thể theo từng đối tƣợng, từng lĩnh vực nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang Đài. .. đƣa lao động sang Đài Loan Một là, tìm hiểu kỹ đối tác ngay từ khi nghiên cứu thị trƣờng, đàm phán và đi đến ký kết các hợp đồng cung ứng lao động với đối tác Đài Loan Hai là, cần chủ động nắm tình hình thị trƣờng lao động Đài Loan về việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt Ba là, phối hợp với cơ quan chức năng, chủ sử dụng, đối tác, Ban QLLĐ Việt Nam tại Đài Loan để nắm bắt những thông tin về số lao. .. thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan, thấy đƣợc hiệu quả KT-XH, thành công, hạn chế, những bất cập và nguyên nhân rút ra, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan trong thời gian tới 3 Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm XKLĐ của một số nƣớc cung ứng lao động sang Đài Loan, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam Nghiên cứu bối cảnh... bảo vệ số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan - Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ cần tăng cƣờng hơn nữa trong việc phối hợp kiểm tra, giám sát Một là, kiểm tra, giám sát hoạt động môi giới, tuyển chọn, đào tạo lao động, việc ký kết và thực hiện các điều khoản hợp đồng giữa doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam với đối tác Đài Loan, giữa ngƣời lao động với chủ sử dụng Đài Loan Hai là,... - Tiếp tục hướng đến đưa hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan cũng như sang các thị trường khác là một lĩnh vực hoạt động KT - XH quan trọng của nền kinh tế đất nước - Hoạt động XKLĐ sang Đài Loan hướng tới sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội - Hoạt động XKLĐ Việt Nam sang Đài Loan hay các nước khác phải tuân theo chính . Đƣa ngƣời lao động sang Đài Loan và tổ chức quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan. - Đƣa lao động sang Đài Loan: Tính từ 2000 - 2010, Việt Nam đƣa đƣợc. lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu lao động. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan giai đoạn 2000 - 2010.

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:31

Hình ảnh liên quan

- Các khoản chi phí của lao động khi xuất cảnh thể hiện tại bảng 2.1. - Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan

c.

khoản chi phí của lao động khi xuất cảnh thể hiện tại bảng 2.1 Xem tại trang 7 của tài liệu.
bảng 2.10. - Hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang đài loan

bảng 2.10..

Xem tại trang 9 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan