Tiểu luận MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

33 6.6K 50
Tiểu luận MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và môi trường của tổ chức đó....

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ NHÓM: UP AND DOWN LỚP : K48B GVHD : TS PHẠM HÙNG CƯỜNG TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU TỔNG QUAN Các yếu tố bên trong và bên ngoài của một tổ chức tạo nên văn hóa và môi trường của tổ chức đó. Khi một nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình đều phải dựa rất nhiều vào những yếu tố này. Điều đó có nghĩa là văn hóa và môi trường của tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt đến hoạt động quản trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố trên ở tầm vi mô cũng như vĩ mô giúp các nhà quản trị có được cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định chính xác cho tổ chức của mình. Cho nên, đây là đề tài rất thiết thực và tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu về quản trị học. Chúng ta có thể tham khảo bài viết Môi trường doanh nghiệp trên trang Wikipedia có nội dung liên quan đến đề tài này. Bài viết đã đề cập và phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường tổ chức và sự tác động của nó đến hoạt động quản trị. Điểm mới so với chương Văn hóa của tổ chức và môi trường (Quản trị học – TS. Nguyễn Thị Liên Diệp) là ở chỗ bài viết đã đề cập đến cơ sở hạ tầng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố bên ngoài môi trường, chưa phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Đến với bài viết của Ls. Nguyễn Văn Nhân, 5 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, đã cho chúng ta thấy được các yếu tố bên trong doanh nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp như thế nào. Tác giả đã đưa ra, phân tích các chuẩn mực, quy ước chưa thành văn cấu thành nên văn hóa trong tổ chức, đồng thời chúng ta cũng thấy được những nhận xét dựa trên kinh nghiệm về sự tham gia và chất lượng của ban lãnh đạo, nhân viên đến hoạt động quản trị tổ chức. Ưu điểm của bài viết là ở chỗ dựa trên kinh nghiệm thực tế để phân tích vấn đề. Tuy nhiên, bài viết lại đứng ở góc độ hẹp để quan sát và đưa ra nhận xét chủ quan. Chưa khái quát hóa được vấn đề cần bàn như trong cuốn sách Quản trị học của TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Đi sâu vào phân tích vi mô hơn, bài viết “ Ảnh hưởng của văn hóa tới việc ra quyết định”, đã đưa ra một yếu tố bên ngoài cụ thể, đó là yếu tố văn hóa xã hội, để bàn luận và phân tích. Bài viết đã nêu lên tầm quan trọng lớn của yếu tố này tới hoạt động quản trị. Theo đó, tác giả cũng đưa ra các giá trị của văn hóa xã hội mang lại cho một tổ chức. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu hơn về tầm ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến một doanh nghiệp cũng như hoạt động quản trị doanh nghiệp đó. Nhưng bài viết lại dựa trên kinh nghiệm bản thân nhiều hơn là các dẫn chứng khoa học. Nhìn chung, những bài viết trên đây đều có những ưu khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong và ngoài môi trường tổ chức đến hoạt động quản trị ở góc độ vi mô cũng như vĩ mô. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một nhà quản trị, khi ra quyết định và phương án hành động cho một kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết là bạn phải đặt ra và trả lời đựơc những câu hỏi khảo sát. Đơn cử: Xuất khẩu mặt hàng nào? Thị trường xuất khẩu là đâu? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Đối thủ cạnh tranh như thế nào? Có thể nói, không có một thước đo nào là chuẩn mực nhất cho những câu hỏi trên. Và những căn cứ ra quyết định và điều hành của nhà quản trị cũng vậy. Nếu xét trên quan điểm quyền hạn tuyệt đối, nhà quản trị chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Kết quả tất yếu, nếu điều hành thành công ( lợi nhuận của doanh nghiệp tăng), nhà quản trị sẽ được đãi ngộ và khen thưởng xứng đáng hoặc sẽ bị cắt chức, sa thải nếu như thất bại. Vậy nên, yêu cầu đặt ra là năng lực của nhà quản trị. Thực chất, năng lực ở đây chính là “tính cách riêng” của doanh nghiệp (sự đổi mới, sự ổn định…). Đó là hệ thống các ý nghĩa và niềm tin ảnh hưởng mạnh đến nhận thức, cách ứng xử và giải quyết vấn đề của nhà quản trị. Để đơn giản, xin đơn cử hãng Sony, với phương châm luôn luôn phát triển những sản phẩm mới, hãng tập trung chủ yếu vào việc làm mới sản phẩm, khuyến khích khen thưởng nhân viên có những ý tưởng đổi mới. Nhưng giả định có một tình huống bất ngờ xảy ra (kinh tế, chính trị, đối thủ cạnh tranh…). Chẳng hạn, khi các ngân hàng lớn đồng loạt tăng thêm 1% lãi suất cho vay đối với các khoản vay thương mại, lúc này doanh nghiệp bạn buộc phải xem lại kế hoạch tài chính cũng như những dự án đầu tư kinh doanh trong tương lai của mình. Hãy đặt bạn vào vị trí của nhà quản trị, bạn tập trung vào phát triển một nền văn hoá để đón tiếp khách du lịch. Sau đó,một sự kiện thế giới (như vụ ngày 11 tháng 9 năm 2001) xảy ra. Thay vì đón tiếp khách du lịch, bạn được giao nhiệm vụ cho nhân viên tạm nghỉ việc vì doanh thu giảm 50%. Vậy, câu hỏi đặt ra là yếu tố nào tác động đến thành công của nhà quản trị? Sau khi nghiên cứu chương “VĂN HOÁ TỔ CHỨC VÀ MÔI TRƯỜNG: NHỮNG RÀNG BUỘC ”, chúng ta sẽ có được những nhận định cho riêng mình. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức về văn hóa của tổ chức và môi trường. Phân tích sự tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường đến việc ra quyết định của các nhà quản trị. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu ở đây là các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp bao gồm: yếu tố môi trường bên trong là văn hóa doanh nghiệp và yếu tố môi trường bên ngoài là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp trong và ngoài nước. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tìm, đọc, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, internet, giáo trình,… Quan sát thực tế, nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng kinh tế trong cuộc sống, từ đó rút ra nhận xét. MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ A – MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: I. Văn hóa doanh nghiệp: 1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức, nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hoá doanh nghiệp cũng không phải chỉ là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?” Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Có nhà nghiên cứu sau một thời gian dài nghiên cứu thì đưa ra kết luận: Ngay cả định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào văn hoá. Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề khá mới mẻ nhưng có một khái niệm chung mà mọi người đều chấp nhận: đây là một vấn đề nan giải. Có một số định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau: + Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) + Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) + Nếu ta so sánh doanh nghiệp như một máy vi tính thì Văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành, cái mà ta không nhìn thấy nhưng lại quyết định toàn bộ hoạt động của hệ thống. Nhìn chung, ta có thể đưa ra khái niệm: Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải quyết vấn đề được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, và được thể hiện trong các hình thái vật chất và hành vi của các thành viên. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến qua cái nhìn đầu tiên đến tiềm thức sâu của tập thể mà sống cùng một thời gian dài ta mới hình dung ra được. Có hai cách nhận biết về văn hóa doanh nhiệp, một cách xem doanh nghiệp như một thực thể và mô tả cái nó là, cách thứ hai là xem nó hoạt động như thế nào, phong cách làm việc, ứng xử… ra sao. - Văn hóa doanh nghiệp như một thực thể: + Phần nổi có thể nhìn thấy: Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng hoặc ngôn ngữ: truyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình + Các giá trị được thể hiện: Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải làm, xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp cho tính sáng tạo là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương là quan trọng hơn cả… Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài. + Các ngầm định nền tảng: Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được coi là đương nhiên là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Ví dụ ngầm định nền tảng của Công ty Tâm Việt là tình yêu thương. Như vậy những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại là nền tảng cho mỗi hành động. Tiêu biểu là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt, điều này hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như vậy, bởi khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm chính là mua hình ảnh mà công ty tạo ra đối với sản phẩm vô hình này… Với bề dày 43 năm hình thành và phát triển, Bảo Việt đã tạo dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp riêng. Ở đó, mỗi cá nhân được làm việc trong môi trường thân thiện, giúp phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân. 5.000 cán bộ, nhân viên Bảo Việt đoàn kết, lao động sáng tạo hướng tới mục tiêu đưa Bảo Việt thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam với một triết lý kinh doanh thông suốt trong toàn hệ thống: “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”. Cán bộ, nhân viên Bảo Việt luôn tự hào với những thành quả đạt được, với các danh hiệu, phần thưởng cao quý, với một lịch sử tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán… Những hoạt động văn hóa, hoạt động từ thiện, cứu trợ mà Bảo Việt đã chia sẻ với đối tác, khách hàng, cộng đồng trong suốt những năm qua đã giúp khơi dậy tình đoàn kết, những giá trị nhân văn truyền thống trong mỗi con người… 2. Văn hóa mạnh và văn hóa yếu: a) Văn hoá doanh nghiệp mạnh: - Thế nào là văn hoá doanh nghiệp mạnh? Văn hoá doanh nghiệp mạnh là văn hoá doanh nghiệp có sự thống nhất giữa sự bền vững về các mối quan hệ bên trong của doanh nghiệp và sự linh hoạt với các yếu tố bên ngoài nhằm hướng tới tầm nhìn rộng lớn và thực hiện những sứ mệnh lâu dài mà doanh nghiệp đặt ra. Sự bền vững về các mối quan hệ bên trong của doanh nghiệp: kỷ luật nề nếp, thống nhất trong tư tưởng và hành động,…từ đó đề ra giáo lí của tổ chức và kiên trì thực hiện. Sự linh hoạt mềm dẻo với các yếu tố bên ngoài: sự uy tín với khách hàng và đối tác; hệ thống dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, sự linh hoạt uyển chuyển trong ứng xử nhằm cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với các bên còn lại,… - Môi trường của nền văn hoá doanh nghiệp mạnh gồm: + Hệ thống các giá trị tinh thần-nguyên tắc-giáo lí nội bộ của doanh nghiệp được thấm nhuần trong tinh thần làm việc của doanh nghiệp. + Có những nhân vật nòng cốt làm nên hình ảnh khác biệt cho doanh nghiệp bởi những thành công xuất sắc tạo động lực cho các nhân viên cảm thấy họ có thể làm được như thế hoặc hơn nữa. + Sự phong phú cần thiết các lễ nghi, tập tục được người lao động hiểu rõ và tuân theo như các quy tắc diễn ra trong giao tiếp ứng xử cá nhân, cách tổ chức hội họp, chế độ báo cáo, cách ghi nhận thành tích,… + Có một văn hoá giao tiếp truyền đạt văn minh, thân thiện tạo dựng tình bạn, đồng đội trong cũng như ngoài công việc, biến tổ chức thành một mái nhà chung cho nhân viên. - Chuẩn mực hành động trong văn hoá doanh nghiệp mạnh: Luôn đặt ra những mục tiêu to lớn, mạo hiểm nhưng phải nhất quán với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Tìm kiếm, chọn lọc, đào tạo những con người phù hợp với văn hoá doanh nghiệp của mình. Thúc đẩy mọi người luôn suy nghĩ, thử nghiệm và làm mọi thứ có thể để cho doanh nghiệp tiến bộ. Chú trọng đào tạo lớp quản trị kế thừa từ trong doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp vừa phát triển lên cao vừa giữ vững những giá trị tư tưởng cốt lõi. Luôn cải tiến để tồn tại và phát triển trên thương trường. b) Văn hoá doanh nghiệp yếu: Văn hóa yếu là văn hóa có ít sự thống nhất theo các giá trị của tổ chức vì vậy việc kiểm soát phải được thực hiện qua hàng loạt thủ tục và hệ thống cấp bậc. Văn hóa yếu tưởng chừng là một vấn đề đơn giản nhưng nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nội bộ doanh nghiệp không đoàn kết, hoạt động kinh doanh không mang lạ hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp, tổ chức có nguy cơ sụp đổ… Chính vì vậy mà những nhà quản trị cần nhanh chóng tìm ra và khắc phục những dấu hiệu của “văn hóa yếu” này. Mới đây, trang báo mạng www.tintuc.xalo.vn có đưa câu chuyện thành lập trang web vatgia.com của ông chủ Nguyễn Ngọc Điệp. Theo đó, trải qua rất nhiều khó khăn, cuối cùng trang web này cũng được hình thành. Tuy nhiên lại có một khó khăn khác đến với anh, đó là sự gia tăng thành viên một cách chóng mặt, khởi đầu với 5 thành viên bỗng chốc tăng tới 70 người, rồi 120 nhân viên… Điệp đối mặt với thách thức trong quá trình hoạt động, nhân viên đi về không ai quản lý, phòng nhân sự chưa có, mỗi thành viên quản lý một nhóm nhỏ độc lập như một vương quốc riêng Mọi thứ trở nên hỗn loạn khiến anh không biết phải điều chỉnh như thế nào. Lúc bấy giờ, Điệp cầu cứu các công ty lớn cùng ngành tại Nhật. “Sau khi nghe, họ không đưa ra lời khuyên mà tặng cho cuốn sách và nói về nhà đọc, mọi bí quyết nằm cả trong đó”, anh kể. Đọc xong cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” mà bạn bè tặng, Điệp thở phào. Anh hiểu rằng muốn công ty lớn mạnh phải cần xây dựng một văn hoá riêng, có giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn mới có thể thống nhất phát huy được sức mạnh tinh thần và mọi nguồn lực của nhân viên. Qua câu chuyện trên ta có thể thấy văn hóa yếu có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào, và điều quan trọng đồng thời cũng rất khó đó là phải điều chỉnh nó và lập lại một trật tự trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng, tuy nhiên nhiều công ty lại quá đặt nặng điều ấy, họ cố đặt ra những nét văn hóa riêng của chình mình và vô tình đã đẩy chính doanh nghiệp vào văn hóa yếu. Ví dụ, có doanh nghiệp bắt buộc tất cả nhân viên, kể cả quản lý cấp cao, phải đứng dậy, cúi đầu chào khi tổng giám đốc bước vào, và chỉ được ngồi sau khi tổng giám đốc cho phép.Văn hóa này gây khó chịu không chỉ cho cán bộ quản lý cấp cao mà còn cho bất cứ nhân viên nào có lòng tự trọng. Không ít trường hợp, những người mới vào bị “sốc” văn hóa và lập tức bỏ việc ngay sau cuộc họp đầu tiên. Sẵn sàng học tập và ứng dụng cái hay, cái tốt của người khác là một trong những nét văn hóa rất cần của cả con người lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên những văn hóa đặt ra phải phù hợp với mục tiêu của công ty và được mọi người thoải mái chấp nhận. Đồng thời các nhà quản trị phải nhạy bén điều chỉnh, biến văn hóa yếu thành văn hóa mạnh, biến điểm yếu thành điểm mạnh của công ty. II. Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đối với hoạt động quản trị: Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của hoạt động quản trị để giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp giúp cho mỗi cá nhân tự giác tuân theo những quy định của tổ chức và hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty. Một tổ chức chỉ có thể hoạt động tốt khi các thành viên có kỷ luật, biết mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của họ đối với tổ chức. Họ phải có được cảm giác tự do cống hiến, tự do trình bày ý tưởng và được ghi nhận xứng đáng, họ ý thức lợi ích của công ty là lợi ích của mình. Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận định này là Southwest Airlines. Hãng hàng không này là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên. Chính vì điều này mà nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ biết mình không chỉ làm việc cho công mà còn đang làm việc cho chính bản thân họ. Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp còn là một sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức và cả với nhà lãnh đạo để cùng kề vai sát cánh kể cả những lúc khó khăn nhất. Một doanh ngiệp luôn cần sự đoàn kết, chia sẻ, hy sinh một phần lợi ích cá nhân và gắn bó từ các thành viên nhất là khi doanh nghiệp rơi vào tình thế hiểm nghèo.Ta có thể thấy không ít những doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế chẳng phải bởi sức mạnh tài chính lớn lao mà chính bằng văn hoá doanh nghiệp. Chẳng hạn như Xuân Trang, công ty phân phối dược phẩm từng được xếp hàng “top” trong cuộc “Khảo sát 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam” do Navigos Group, báo Thanh Niên và ACNielsen thực hiện (năm 2007) đã vượt khủng hoảng bằng [...]... do toàn nhân viên của tập đoàn đóng góp II Môi trường vĩ mô (môi trường chung): Mô hình PEST 1 Môi trường kinh tế: Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp, và năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường tổng quát Những diễn biến của môi trường kinh tế vĩ môn bao giờ cũng chứa đựng... nhà quản trị nhận thức sai lầm hoặc không đầy đủ hoặc có sự xây dựng, tác động không phù hợp với một trong những yếu tố của môi trường quản trị thì đều đem lại hậu quả không tốt cản trở cho bước tiến của doanh nghiệp Chính vì vai trò vô cùng quan trọng như vậy của môi trường quản trị nên người doanh nhân phải luôn theo sát từng diễn biến, ảnh hưởng, thay đổi của mọi nhân tố trong môi trường quản trị. .. và hành động của nhà quản trị Nếu một doanh nghiệp hoạt động ở nhiều quốc gia khác, các nhà quản trị cần quen với các giá trị văn hóa của những quốc gia đó và quản lí theo những phương pháp trong đó nhận biết và tuân theo những quan niệm văn hóa xã hội đó Kết luận Môi trường quản trị sẽ luôn theo sát từng bước chân trên hành trình đấu tranh để sinh tồn và phát triển trên thương trường của doanh nghiệp... Văn hóa mạnh - Kết luận - Môi trường vi mô – Khách hàng - Tổng hợp bài hoàn chỉnh - Trang bìa Lê Hồng Thy (MSSV: 290) - Môi trường vi mô – Nhà cung cấp Võ Trần Thảo Tiên - Bảng phân công công việc (MSSV: 292) - Môi trường vi mô – Đối thủ cạnh tranh Hà Lê Mỹ Quỳnh - Lý do chọn đề tài (MSSV: 266) - Môi trường vi mô – Nhóm tạo sức ép Hồ Thị Tuyết Nhung - Văn hóa yếu (MSSV: 258 - Môi trường vĩ mô – Kinh... Chúng luôn tác động thậm chí làm thay đổi tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Bởi vậy, từng thành tố trong môi trường quản trị là nền tảng cho người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra chiến lược, mục tiêu cho công ty của mình cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn Trong môi trường quản trị có những yếu tố nhà quản trị có thể tác động, điều chỉnh như nhân sự, tài chính, văn hóa doanh nghiệp,… nhưng cũng có những thể chế,... là Văn hoá doanh nghiệp của công ty đó Điểm qua những ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đối với hoạt động quản trị ta nhận thấy văn hoá doanh nghệp chính là linh hồn, là hơi thở và là dòng máu để nuôi dưỡng doanh nghiệp khoẻ mạnh và phát triển B – MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI: I Môi trường vi mô (môi trường tác nghiệp): 1 Khách hàng: a) Tầm quan trọng của khách hàng: “Trong công ty, chỉ có một ông chủ duy... Văn hóa yếu (MSSV: 258 - Môi trường vĩ mô – Kinh tế Nguyễn Thị Phương Thảo - Phương pháp nghiên cứu (MSSV: 280) - Môi trường vĩ mô – Chính trị, pháp luật Trịnh Thị Thắm - Mục lục (MSSV:269) - Môi trường vĩ mô – Công nghệ Phạm Trần Nhật Thảo - Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (MSSV: 282) - Môi trường vĩ mô – Văn hóa xã hội Nguyễn Ngọc Minh Thảo - Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (MSSV: 281) ... trình Quản trị học- Stephen P Robbins, Marry Coulter, Rolf Bergman, Ian Stagg Báo cáo “Doing Business 2011: Making a Difference for Entrepreneurs” Nguyên Lý 80/20 - Bí Quyết Làm Ít Được Nhiều PHỤ LỤC BẢNG PHÂN CÔNG Các phần của bài tiểu luận - Tổng quan Người thực hiện Lê Thị Nhân Yên - Mục tiêu nghiên cứu (MSSV: 401) - Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối Nguyễn Thị Phương Thảo với hoạt động quản trị. .. đến vấn đề lời – lỗ của doanh nghiệp - Các biến động trên thị trường chứng khoán: sự biến động của các chỉ số trên thị trường chứng khoán có thể tác động làm thay đổi giá trị của các cổ phiếu qua đó làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế cũng như tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp 2 Môi trường chính trị, pháp luật: a) Khái niệm: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng... trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty b) Phân tích môi trường “Nhà cung cấp”: Nhà cung cấp là một trong những yếu tố của môi trường vi mô bên ngoài doanh nghiệp, có tác động ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và đe dọa đến sự thành bại của doanh nghiệp Vì vậy, các nhà quản trị rất quan tâm và thường dành nhiều thời gian để khảo sát kỹ các yếu tố về Nhà cung cấp . đến môi trường doanh nghiệp bao gồm: yếu tố môi trường bên trong là văn hóa doanh nghiệp và yếu tố môi trường bên ngoài là môi trường vi mô và môi trường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG

Ngày đăng: 29/01/2014, 00:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan