Tài liệu Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) ppt

6 454 1
Tài liệu Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khởi nghiệptăng trưởng kinh tế (Phần 2) Kinh điển khởi nghiệp: Khi nào càng làm càng nghèo? Khởi nghiệp: Tăng trưởng trường phái Smith hay Ricardo Có lẽ cách giản dị nhất để thấy được sự khác biệt của tăng trưởng theo cách hiểu Smith Ricardo trong một bối cảnh của kinh tế học đương đại là sử dụng mô hình tăng trưởng Solow (1956) như một phương pháp nghiên cứu. Nếu chúng ta ký hiệu sản lượng là Y t , vốn, lao động lần lượt là K t , L t , thì Solow xét sản lượng là một hàm số của vốn, lao động thời gian, trong đó, thời gian có “tham dự” hàm sản xuất, bởi lẽ khi thời gian trôi qua quá trình công nghệ sản xuất cũng tiến bộ hơn, khiến cho mỗi lượng vốn lao động cho trước có thể giúp sản sinh ra nhiều sản lượng hơn. Y t = F[K t , L t , t] Việc xây dựng một biểu thức toán học đơn giản này cho phép chúng ta phát triển đáng kể việc nghiên cứu nhờ đặt ra những giả định đơn giản hóa về hàm sản xuất. [4] Robert M. Solow [4] Barro Sala-i-Martin (1995) chỉ ra một loạt cách tốt để phát triển mô hình Solow, kèm theo đó là những hiểu biết suy ra được từ mô hình đó. Barro Sala-i-Martin sử dụng hàm sản xuất cho ở trên để rút ra mô hình Solow, mặc dù một quy cách kỹ thuật khác thường sử dụng là: Y t = λ t [K t , L t ]. Điều này dường như ngầm hiểu tốc độ thay đổi cố định qua thời gian của λ, mà các bằng chứng thực nghiệm lại thường bác bỏ ý kiến này. Mô hình có thể được sử dụng để rút ra “quy tắc vàng” của quỹ đạo tăng trưởng, ngầm suy ra rằng có thể tồn tại một khoản đầu tư tối ưu nào đó, có thể được sử dụng như một nền tảng cần thiết để chỉ ra sự “hội tụ” chính là tư tưởng cho rằng các nền kinh tế với các mức thu nhập thấp hơn cần phải tăng trưởng nhanh hơn những nền kinh tế giàu có hơn, nhờ thế, khi thời gian trôi qua, các mức thu nhập sẽ “hội tụ.” Trên thực tế, chẳng có sự hội tụ nào xảy ra cả, điều này gây nghi ngờ lên cái khuôn khổ phương pháp luận của mô hình do Solow đề xướng, cũng góp phần gây đình đốn cả sự phát triển của các hệ thống lý thuyết dựa trên “tính hội tụ.” [5] [5] Quah (1996) trình bày những bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các mức thu nhập quốc dân trở nên phân đôi, với một nhóm quốc gia hội tụ với xuất phát từ mức thu nhập cao trong khi các quốc gia khác thì giẫm chân tại chỗ ở mức độ thấp. Quah đề xướng rằng, dựa trên các bằng chứng, dưới các điều kiện đủ tốt, các quốc gia có thể hội tụ giống như những gì mô hình Solow đề xuất. Tuy vậy, các quốc gia nghèo thì lại chẳng thể có những “điều kiện đủ tốt” như ta vừa bàn. Trong mô hình Solow, ta thấy tương đối dễ để xây dựng quan hệ toán học giữa các yếu tố Y, K, L, nhưng để mô hình hóa ảnh hưởng của thời gian (t) thì luôn gây rắc rối, vì vậy người ta “xử lý” thời gian như là một biến ngoại sinh. Thông thường, L cũng được xử lý như biến ngoại sinh, nếu ta xem xét thu nhập đầu người, ta sẽ dễ dàng chia cho L để chỉ còn lại K biến ngoại sinh t trở thành những yếu tố giúp ta giải thích sự tăng trưởng. [6] [6] Tất nhiên, ở dạng hàm tổng quát như trên, chia cho L có khả năng vẫn chưa loại trừ nó khỏi vế phải của phương trình, nhưng nó giúp loại bỏ bản thân yếu tố tăng trưởng dân số trong tư cách một tác nhân trong quá trình tăng trưởng thu nhập. Quá trình suy diễn khá xuôi chèo mát mái. Nhờ có đầu tư, K có thể tăng lên, và điều này dẫn tới tăng trưởng Y. Đây là cơ sở của quan điểm Ricardo về tăng trưởng kinh tế. Mô hình Ricardo về tăng trưởng thực sự được cân nhắc sử dụng kỹ lưỡng bởi các nhà kinh tế học những người làm chính sách kinh tế quốc gia. Như Kreuger (1993) ghi nhận, phương pháp quan điểm Ricardo đã trở thành nền tảng cho các chính sách phát triển kinh tế quốc tế trong 3 thập kỷ liên tục sau Thế chiến II, việc ứng dụng mô hình Ricardo đã chỉ ra những ưu thế của mô hình kế hoạch hóa tập trung hơn hẳn so với việc phân phối bằng cơ chế thị trường, bởi vì những người lập kế hoạch đứng ở vị trí thuận lợi hơn nhiều để làm tăng thu nhập quốc dân tốc độ đầu tư, có thể lái các nguồn đầu tư tới những khu vực kinh tế được coi là có năng suất cao nhất. Tuy thế, bất kể những lời tư vấn của các nhà kinh tế học về tăng trưởng, thì các nền kinh tế chưa phát triển vẫn giẫm chân tại các mức “chưa phát triển” cho dù các quốc gia này đã gắng sức đầu tư rất đáng kể. Hơn thế nữa, bằng số liệu thực chứng, chúng ta lại làm rõ được một kết luận rằng các mức tăng đầu tư chỉ góp phần rất nhỏ bé vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà thôi. Thế thì lời giải phải nằm ở đâu đó, chứ không phải ở đầu tư. Tai họa với mô hình Solow nằm ở chỗ những phương án khả dĩ nhất có thể xem như nguồn gốc của tăng trưởng lại nằm chính ở K t, những ảnh hưởng của vốn lại khá dễ dàng phân tích thấy, vì thế chúng lại được phân tích một cách ồ ạt, trong khi đó yếu tố thời gian t tác động của nó lại khá mơ hồ rất khó phân tích, chính vì thế, người ta cứ để mặc nó như là một thứ ngoại sinh. Trên thực tế, rất khó thừa nhận rằng thời gian tự bản thân nó lại sinh ra tăng trưởng, mà phải là thứ gì đó sẽ thay đổi theo thời gian. Cái “thứ gì đó” chúng ta vừa nói được gọi là “sự thay đổi/tiến bộ về công nghệ,” một yếu tố khả dĩ có thể thay thế khác trong mô hình Solow, nó sẽ được điều tra một cách cặn kẽ. Lấy ví dụ, hiện nay đã tồn tại cả một hệ thống lý thuyết nghiên cứu về R&D, dưới tư tưởng lập luận rằng R&D có thể làm tăng năng suất lao động theo thời gian. Những con đường khác có thể được tiếp cận ngay bên trong phương pháp luận theo Ricardo. Jones Manuelli (1990) nhận thấy rằng dưới những ràng buộc hạn chế nhất định, mô hình Ricardo không nhất thiết lúc nào cũng chỉ ra “sự hội tụ” điều này cho thấy phương pháp Ricardo có thể được hiệu chỉnh để tạo ra sự phù hợp một cách gần gũi với kinh nghiệm thực tiễn. Sử dụng một phép lập luận khác, Lucas (1988) đề xuất rằng nhân tố trọng yếu có thể là L, chứ không phải K, rằng nguồn lực con người mới có thể đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển. Ở cuối công trình của mình, Lucas bàn về ý tưởng những ảnh hưởng ngoại lai của nhân tố nguồn vốn con người, đề xuất rằng mật độ dân số cao hơn có thể giúp dẫn đến phân chia lao động xã hội “mịn hơn” nguồn vốn con người từ một người có thể khiến những tác nhân khác trở nên tích cực hoạt động hơn. Nhờ thế, Lucas thực sự bắt đầu đẩy tư tưởng Ricardo dịch chuyển dần sang phía tư tưởng Smith về tiến trình tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của Smith về tăng trưởng ít tập trung vào các yếu tố lượng hóa của sản xuất mà gắn nhiều hơn vào quá trình được sử dụng để kết hợp chúng lại thành một sản lượng tổng. Young (1928) đã xem việc tăng trưởng kinh tế diễn ra như là kết quả của việc gia tăng lợi nhuận đầu tư, công khai thừa nhận nền tảng Smith trong phân tích của ông, nhưng gia tăng lợi nhuận lại không đứng vững trong các hệ thống phương pháp tân cổ điển (neoclassic), theo lập luận của Kaldor (1972). Trong các bài nghiên cứu thường được trích dẫn của mình, Paul Romer đã khuấy lên một hệ thống lý thuyết theo hướng tân cổ điển. Romer (1986) chỉ ra rằng tăng trưởng có thể được mô phỏng qua một yếu tố phản ánh lợi nhuận gia tăng, rằng trong mô hình đó, các mức tăng trưởng không cần phải hội tụ sau những khoảng thời gian dài, điều này gần gũi với thực tiễn hơn là mô hình giản đơn hóa Solow. Romer (1990) cũng tập trung xem xét yếu tố nguồn vốn con người, lập luận rằng đầu tư bổ sung cho nghiên cứu khoa học có thể khiến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giống như những phát triển trước kia xuất phát từ mô hình Solow, hướng giải thích này lại tập trung vào các yếu tố đầu vào đối với quá trình sản xuất thay vì giải quyết cả một hệ thống các quá trình tự thân. Saga.vn . Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) Kinh điển khởi nghiệp: Khi nào càng làm càng nghèo? Khởi nghiệp: Tăng trưởng trường phái. tư, K có thể tăng lên, và điều này dẫn tới tăng trưởng Y. Đây là cơ sở của quan điểm Ricardo về tăng trưởng kinh tế. Mô hình Ricardo về tăng trưởng thực

Ngày đăng: 26/01/2014, 17:20

Hình ảnh liên quan

dụng mô hình tăng trưởng Solow (1956) như một phương pháp nghiên cứu. - Tài liệu Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) ppt

d.

ụng mô hình tăng trưởng Solow (1956) như một phương pháp nghiên cứu Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan