Tài liệu Đại sứ thương hiệu : chuyện không đơn giản pdf

3 703 2
Tài liệu Đại sứ thương hiệu : chuyện không đơn giản pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại sứ thương hiệu : chuyện không đơn giản Họ đóng vai trò khá quan trọng trong các chiến dịch quảng bá và khuếch trương tên tuổi doanh nghiệp. Họ là đại sứ thương hiệu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đại sứ thương hiệu là tạo dựng hình ảnh tích cực về doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Đa phần đại sứ thương hiệu chỉ xuất hiện trong những buổi giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, các hoạt động mang tính cộng đồng do doanh nghiệp tổ chức. Nhận thức của người tiêu dùng đang thay đổi. Do đó, thế giới marketing cũng phải “tiến hóa”. Một làn sóng đại sứ thương hiệu thế hệ mới hình thành. Kế hoạch hành động của họ khác xa so với trước. * Những sứ giả 2.0 Ngày nay, 2.0 là cách gọi những thành tựu công nghệ thế hệ mới. Internet thâm nhập sâu hơn vào từng ngõ ngách cuộc sống. Điều này mang lại một thế hệ đại sứ thương hiệu mới. Chúng ta có thể tạm gọi là đại sứ thương hiệu 2.0. Họ dùng những công nghệ mới nhất để thực hiện sứ mệnh của mình.Qua các mạng xã hội như MySpace, YouTube, Facebook… người tiêu dùng có thể đưa ra những lời khen, chê về một sản phẩm nào đó. Họ thể hiện và chia sẻ tâm tư, tình cảm đối với món hàng họ dùng.Chính những trao đổi, lời khuyên, khuyến cáo lẫn nhau lại có một sức mạnh vô hình. Nó có thể làm một thương hiệu được tôn vinh thêm hoặc tạo ra làn sóng tẩy chay sản phẩm mà họ không thích. Các nhà tiếp thị đã nhanh chóng nhận thấy rằng, họ cần tạo ra các đại sứ thương hiệu 2.0. Trong bối cảnh đó, cách thực thi sứ mệnh hiệu quả được ưa chuộng nhất là: Sứ giả thế hệ mới phải xem bản thân là đồng trang lứa với người tiêu dùng. Vì thế, giới tiếp thị “bổ nhiệm” người tiêu dùng vào vị trí đại sứ thương hiệu, thay vì cứ loay hoay tìm người nổi tiếng vừa tốn kém, vừa tốn công.Sứ giả thế hệ mới sẽ đóng nhiều vai, từ PR (quan hệ công chúng), nhân viên bán hàng đến “nhà truyền giáo”. Sony, Unilever, Microsoft là những cái tên nổi tiếng trong xu hướng này.Khi tuyển sứ giả cho máy quay phim, tập đoàn Sony chỉ tuyển người thích đi đây đó, thích chụp ảnh và là tín đồ của blog. Đại sứ thương hiệu cho máy quay phim định vị toàn cầu của Sony đã ghi lại buổi tiệc của gia đình trong lễ Tạ ơn (Mỹ). Việc này gián tiếp hướng dẫn mọi người sử dụng máy quay Sony. Sự chia sẻ này được đưa lên blog của đại sứ thương hiệu do Sony giúp tạo ra. Sứ giả máy quay Sony còn có thể tổ chức các cuộc thi (dĩ nhiên phần thưởng do Sony tài trợ). Qua hoạt động này, người tiêu dùng đã vô tình tìm hiểu thêm về những sản phẩm và công nghệ mới nhất của Sony, khiến họ trở thành khách hàng tiềm năng. Sứ giả Việt, Đại sứ thương hiệu, người đại diện nhãn hàng 2.0 phải trung thực trong việc thể hiện sự gắn kết với thương hiệu. Ngày nay, các nhà tiếp thị ưu tiên chọn người tiêu dùng dựa trên tình cảm dành cho thương hiệu và mối quan hệ xã hội khi chọn đại sứ thương hiệu.Tại Việt Nam, số người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu tăng đáng kể. Ca sĩ Hồ Ngọc Hà gắn liền các sản phẩm của Tập đoàn Toshiba tại Việt Nam. Mới đây, Công ty Mercedes-Benz đã chọn người đẹp Giáng My, Lý Nhã Kỳ và ca sĩ Hồng Nhung là đại sứ thương hiệu tại Việt Nam. Tất cả đều nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ vai trò của đại sứ thương hiệu trong bối cảnh ngày nay, những tập đoàn nói trên cũng nên xem lại hiệu quả hoạt động của các chương trình. Sự nổi tiếng là cần thiết cho các đại sứ thương hiệu. Song, với lịch trình dày đặc của những show ca nhạc, kinh doanh riêng, liệu các đại sứ thương hiệu Việt Nam có làm tròn vai trò sứ giả mà thương hiệu giao phó? * Thước đo và con dao hai lưỡi Thế giới đại sứ thương hiệu muôn hình vạn trạng. Chúng ta không thể phủ nhận sự phổ biến và vai trò của đại sứ thương hiệu. Song, thước đo nào cho các hoạt động của sứ giả?Trên thực tế, những người làm marketing, nghiên cứu thị trường rất trăn trở về vấn đề này. Đến nay, họ chưa thể tìm ra giải pháp xác đáng. Cũng như tài trợ, hiệu quả các chương trình đại sứ thương hiệu rất mơ hồ.Với thế giới của các sứ giả 2.0, nhà tiếp thị có thể đánh giá phần nào hiệu quả của đại sứ thương hiệu. Đó có thể là lượng người truy cập blog của sứ giả hoặc các website thuộc chương trình đại sứ thương hiệu.Nhưng đại sứ thương hiệu cũng là con dao hai lưỡi. Công ty Pepsi Việt Nam từng gặp vấn đề với đại sứ Phạm Văn Quyến, cựu tuyển thủ bóng đá Việt Nam. Lúc ấy, Văn Quyến là thần tượng với những người yêu bóng đá.Song, Văn Quyến đã dính vào một trong những vụ tai tiếng lớn nhất lịch sử bóng đá Việt Nam: bán dộ. Tất cả hình ảnh Văn Quyến bên cạnh Pepsi phải dỡ bỏ. Có lẽ đây là bài học xương máu của Pepsi trong chiến lược marketing tại Việt Nam. * Góc chuyên gia: Từ lý thuyết đến thực tế Vài năm trước, đại sứ thương hiệu tại Việt Nam được gọi là “Các chuyên gia trong lĩnh vực của họ”. Lúc ấy, đại sứ thương hiệu thường xuất hiện trước ống kính với vẻ mặt nghiêm trang và giới thiệu sản phẩm của thương hiệu tài trợ. Họ cần được “cầm tay chỉ việc” khi thực hiện nhiệm vụ của một đại sứ thương hiệu. Vả lại, thông tin thời ấy còn hạn hữu so với bây giờ. Tình hình đã thay đổi. Rất nhiều nhà quảng cáo, tiếp thị đa quốc gia đã đến Việt Nam. Nhu cầu về đại sứ thương hiệu tăng rất nhanh. Diễn viên, ca sĩ, vận động viên, người nổi tiếng trên truyền hình được sự hậu thuẫn từ các thương hiệu mạnh. Nhiều người Việt ngưỡng mộ họ chỉ vì nét mặt, cá tính, thậm chí giọng nói… Đó là lý do để các nhà tiếp thị thường chọn người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu. Thông thường, nhiệm vụ của đại sứ thương hiệu là tăng cường nhận biết và xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu bằng mọi cách. Làm sao thực thi nhiệm vụ này?Các đại sứ thương hiệu phải yêu thích và dùng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu ấy. Theo nghiên cứu của GroupM, 56% nam giới tuổi từ 15-29 đồng ý rằng, họ suy nghĩ tích cực về một thương hiệu thể thao nếu thương hiệu đó xuất hiện cùng một vận động viên thể thao nào đó mà họ yêu thích. Dùng đại sứ thương hiệu đang là xu hướng mới. Gần đây, các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thay nhau công bố đại sứ thương hiệu của họ. Thực tế thì sao? Khoảng 2/3 dận số Việt Nam vẫn tin vào quảng cáo (Theo TNS Media Việt Nam). Điều này cho thấy đại sứ thương hiệu chưa thể hiện đầy đủ vai trò của họ. Trong tình thế này, các nhà tiếp thị cần tích hợp vai trò của đại sứ thương hiệu và những mô hình từng thành công trong các chiến dịch tiếp thị và quảng bá thương hiệu. . riêng, liệu các đại sứ thương hiệu Việt Nam có làm tròn vai trò sứ giả mà thương hiệu giao phó? * Thước đo và con dao hai lưỡi Thế giới đại sứ thương hiệu. đại sứ thương hiệu. Đó có thể là lượng người truy cập blog của sứ giả hoặc các website thuộc chương trình đại sứ thương hiệu. Nhưng đại sứ thương hiệu

Ngày đăng: 26/01/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan