Tài liệu Những thắc mắc về sức khỏe thường gặp doc

7 329 0
Tài liệu Những thắc mắc về sức khỏe thường gặp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thắc mắc về sức khỏe thường gặp: Nhau bám tới mép cổ tử cung Em có thai được 14 tuần, đi khám bác sĩ nghe tim thai không được rõ nên nói em đi siêu âm. Em đi siêu âm, bác sĩ nói thai vẫn bình thường, nhưng lại có cảnh báo em là đi lại cẩn thận vì "mép dưới bánh nhau bám sát lỗ trong cổ tử cung" nên dễ bị ra máu. Em mới mang thai lần đầu, 28 tuổi rồi nên nghe tin này rất sợ, em bị như vậy có ảnh hưởng gì đến con của em và em không? Xin bác sĩ cho em một lời khuyên. Phan Thị Cúc - Trả lời của phòng mạch online: Khi có thai, tử cung có rất nhiều thay đổi. Phần eo tử cung là phần nằm giữa thân tử cung ở phía trên và cổ tử cung ở phía dưới. Trong thai kỳ, đoạn eo sẽ biến đổi thành đoạn dưới tử cung vào những tháng cuối của thai kỳ. Vị trí bánh nhau bình thường nằm ở đáy tử cung, khi một phần hay toàn bộ bánh nhau nằm ở vùng đoạn dưới tử cung gọi là nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo có nguy cơ gây xuất huyết âm đạo trầm trọng dẫn đến nguy hiểm tính mạng người mẹ và nguy cơ thai non tháng (30-40%). Nhau tiền đạo có 3 dạng: - Nhau bám thấp: khi một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới, nhưng mép bánh nhau chưa tới lỗ cổ tử cung. - Nhau bám mép khi bờ nhau nằm sát mép lỗ trong cổ tử cung. - Nhau tiền đạo bán trung tâm khi bánh nhau che một phần lỗ trong cổ tử cung. - Nhau tiền đạo trung tâm khi nhau che kín hết lỗ trong của cổ tử cung. Trường hợp của em nhau bám tới mép cổ tử cung là một dấu hiệu báo động có khả năng nhau tiền đạo, nhưng sẽ được theo dõi và chẩn đoán xác định vào tháng cuối vì khi đoạn dưới tử cung thành lập (nghĩa là dãn dài lên tới 10cm) thì có thể mép bánh nhau sẽ được kéo lên trên. Em nên đi khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nghỉ ngơi nhiều, tránh giao hợp. Cơ thể cần những loại vitamin nào? Tôi nghe nói cơ thể không tận dụng tối đa các loại vitamin được bổ sung trong ngày. Nếu đúng như vậy thì tôi nên sử dụng những loại vitamin nào và khi nào? Trả lời: Bất cứ thứ gì qua miệng và được nuốt vào, dù là một viên vitamin, thức ăn hay đồ uống - thì đều qua cơ quan tiêu hóa phức tạp của cơ thể và tiếp ngay sau đó là quá trình hấp thụ. Chuyển động cơ học khi nhai và co bóp dạ dày giúp nghiền nhỏ thức ăn. Axit trong dạ dày và nhiều loại enzyme giúp nghiền thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn nữa để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ, hay đi theo đường ruột để chuyển đến các tế bào trong cơ thể. Cơ thể sản xuất các hóa chất đặc trưng để giữ lại các chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, trong cơ thể có các enzyme đặc trưng để phá vỡ cấu trúc các phân tử protein. Các hợp chất khác giúp mang theo các chất dinh dưỡng để chúng có thể được hấp thu và vận chuyển đến các bộ phận khác trên toàn cơ thể. Nhưng không phải tất cả các chất dinh dưỡng “nạp” vào cơ thể đều được hấp thụ. Thế nênk, hi thưởng thức một miếng thịt gà, hay một miếng pho mát, chỉ một lượng protein hay canxi trong món ăn sẽ được dùng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, tốt nhất là chia nhiều bữa nhỏ. Ví như để đảm bảo lượng canxi trong cơ thể, cần chia thực phẩm giàu canxi làm 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, các yếu tố như thuốc chữa bệnh (một số loại thuốc uống vào sẽ ngăn cản sự hấp thu một số chất dinh dưỡng); một số chất khoáng lại “đố kỵ” nhau, làm tăng hoặc giảm lượng chất sinh học hiện có. Ví dụ, kẽm có thể được hấp thụ nhiều hơn khi vượt quá lượng sắt và lượng canxi dôi ra có thể hạn chế sự hấp thu kẽm và sắt. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để bạn biết liệu cơ thể bạn có đang thiếu vitamin hay khoáng chất nào không? Trong thực tế, rất khó có thể kiểm tra chính xác sự thiếu hụt vitamin trong hầu hết các chất dinh dưỡng. Vì thế, tốt nhất là ăn uống đa dạng và cân bằng chứ không nên quá tin tưởng vào các vi chất bổ sung. Không cần điều trị huyết trắng * Em 22 tuổi, thường mỗi lần đi đâu về mệt là em hay ra huyết trắng ở vùng kín nhưng em không thấy đau hay có triệu chứng gì khác. Em bị tình trạng này đã lâu, huyết trắng này giống như mỗi lần trước kỳ kinh nguyệt. Vậy em có bệnh gì về phụ khoa không? Em có cần khám và điều trị không? Nếu có thì điều trị thế nào? - Bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM, trả lời: Huyết trắng không gây hôi hay không gây ngứa rát vùng kín thường là huyết trắng sinh lý, không cần phải điều trị. Huyết trắng sinh lý, có màu trắng trong, giống như lòng trắng trứng gà, hơi dai, không mùi (hơi tanh nhẹ giống mùi của lòng trắng trứng). Nếu bạn để ý, sẽ thấy dịch thay đổi theo chu kỳ kinh. Thường trước và sau kinh vài ngày, dịch có thể hơi vàng sậm hay nâu nhạt, do có lẫn máu kinh; sau kinh, lượng dịch trong dần, gần giữa chu kỳ kinh, lượng dịch nhiều và rất dai; sau đó loãng và ít dần. Huyết trắng sau khi ra khỏi cơ thể, bám vào đáy quần lót, có thể bị ngã màu vàng sau đó, do thấm sắc vàng của nước tiểu, do vi khuẩn bên ngoài cơ thể làm biến đổi màu; nhưng nói chung sẽ không gây khó chịu. Các bạn nữ trẻ có vòng kinh không đều cũng có thể bị viêm âm đạo do môi trường âm đạo không được điều hòa, cũng có thể bị huyết trắng nhiều và hôi, ngứa. Để điều trị các trường hợp này, thường là điều chỉnh kinh nguyệt và dùng các chất rửa điều chỉnh môi trường vùng âm hộ; nặng hơn có thể dùng thuốc uống; thuốc đặt chỉ dùng cho người đã lập gia đình, bạn gái chưa lập gia đình có thể dùng thuốc đặt khi cần thiết, nhưng cần đặt tại cơ sở y tế. Trường hợp của bạn, chúng tôi nghĩ không có gì nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn quá băn khoăn, có thể đi khám phụ khoa để có chẩn đoán rõ ràng mới có điều trị thích hợp được. . Những thắc mắc về sức khỏe thường gặp: Nhau bám tới mép cổ tử cung Em có thai được 14 tuần,. đoạn eo sẽ biến đổi thành đoạn dưới tử cung vào những tháng cuối của thai kỳ. Vị trí bánh nhau bình thường nằm ở đáy tử cung, khi một phần hay toàn bộ

Ngày đăng: 26/01/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhau bám tới mép cổ tử cung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan