Tài liệu Bài tập Kinh tế quốc tế chính quy pptx

5 3.7K 82
Tài liệu Bài tập Kinh tế quốc tế chính quy pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Bài 1: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau: Trường hợp A B C Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 8 4 6 2 9 3 Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 2 6 4 3 6 2 a) Xác định cơ sở, mô hinh mậu dịch trong từng trường hợp. b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp. c) Trường hợp B: Phân tích lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y. Bài 2: Chi phí lao động sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau: Trường hợp A B C Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh Sản phẩm X (Số giờ lao động/1 sp X) 1/8 1/4 1/6 1/2 1/9 1/3 Sản phẩm Y (Số giờ lao động/1 sp Y) 1/2 1/6 1/4 1/3 1/6 1/2 a) Xác định cơ sở mậu dịch trong từng trường hợp. b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp. c) Trường hợp B: Phân tích lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y. Bài 3: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Chi phí lao động (giờ/1 đơn vị sản phẩm) Mỹ Pháp Lúa mỳ 4 3 Sữa 5 2 a) Xác định chi phí cơ hội lúa mì, sữa của Mỹ và Pháp. b) Xác định mô hình mậu dịch giữa Mỹ và Pháp, miền giá trị giá trao đổi (giá so sánh lúa mỳ đối với sữa Pw/Pm). c) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Pháp, biết rằng Mỹ có 400 giờ lao động, Pháp có 300 giờ lao động. d) Phân tích lợi ích mậu dịch nếu các điểm tự cung tự cấp của Mỹ là A(50W, 40M); của Pháp là A’(40W, 90M), và giá trao đổi Pw/Pm = 1, số lượng sản phẩm trao đổi là 45 đơn vị lúa mì 45 đơn vị sữa. Bài 4: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Năng suất lao động (số lượng sản phẩm/giờ) Mỹ Pháp Lúa mỳ 1/4 1/3 Sữa 1/5 1/2 Các câu hỏi a, b, c, d lặp lại giống bài 3 Bài 5: (Câu 4 trang 39) Anh và Mỹ sản xuất giày và sữa với chi phí cơ hội gia tăng. Tại điểm cân bằng tự cung tự cấp, chi phí biên của các nước này như sau: Sản phẩm Chi phí biên Anh Mỹ Giày £6 $24 Sữa £2 $4 a) Tính chi phí cơ hội của giày, sữa tại Anh và Mỹ. Nước nào có lợi thế so sánh trong sản xuất giày, sữa? b) Khi mậu dịch giữa Anh và Mỹ cân bằng, Anh xuất khẩu 100 đơn vị giày đổi lấy 500 đơn vị sữa của Mỹ; lúc này chi phí biên của giày tại Anh tăng tới £7,5; tỷ giá $/£ = 3 (£1 đổi được $3). Xác định giá cân bằng của giày và sữa tại Mỹ (tính bằng $). Giá cân bằng của sữa tại Anh là bao nhiêu? 1 Bài 6: (câu 3 trang 38) Khả năng sản xuất của Việt Nam được tổng hợp trong bảng sau: Các phương án kết hợp sản lượng Sản phẩm A B C D E Sản phẩm X 0 20 40 60 80 Sản phẩm Y 100 90 70 40 0 a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam (với chi phí cơ hội không đổi giữa hai điểm liền kề) b) Xác định điểm sản xuất tối ưu của Việt Nam đối với tỷ lệ giá quốc tế Px/Py = 0,2; 0,8; 1,1; 1,75 Bài 7: (câu 5 trang 39) Singapore và Việt Nam sản xuất máy tính và gạo với chi phí cơ hội gia tăng. Cả hai quốc gia có đường giới hạn khả năng sản xuất giống nhau. Tỷ lệ giữa tiêu thụ gạo và máy tính của Singapore thấp hơn so với Việt Nam, không phụ thuộc vào tỷ lệ giá giữa hai sản phẩm. a) Trong điều kiện tự cung tự cấp, ở nước nào giá so sánh (tương đối) của máy tính rẻ hơn? b) Khi có mậu dịch, nước nào sẽ xuất khẩu máy tính, gạo? c) Điều gì xảy ra với cơ cấu sản xuất của Việt Nam và Singapore? Diễn đạt kết luận bằng đồ thị. Bài 8: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Chi phí sản xuất Quốc gia 1 Quốc gia 2 Lao động (L) Tư bản (K) Lao động (L) Tư bản (K) Sản phẩm X 10 5 10 5 Sản phẩm Y 2 4 2 4 w/r 3/2 1/2 w – tiền lương; r – lãi suất a) Xác định tính thâm dụng yếu tố của 2 sản phẩm, tính dư thừa yếu tố của 2 quốc gia b) Xác định mô hình mậu dịch khi thương mại tự do. c) Khi thương mại xảy ra, tại quốc gia 1 giá so sánh của tư bản (r1/w1) sẽ thay đổi như thế nào? d) Chính phủ quốc gia 1 đánh thuế với sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia 2, mức tiền lương so sánh tại quốc gia 1 sẽ thay đổi như thế nào? e) Giả sử 1 là quốc gia nhỏ, trong điều kiện thương mại tự do. Giả sử cung tư bản tại quốc gia 1 tăng lên, điều gì sẽ xảy ra đối với sản lượng sản phẩm X và Y của quốc gia 1? Bài 9: Cho chi phí sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 giống như trong bài 8. Biết rằng số lượng lao động và tư bản của quốc gia 1 là 8000 và 7000, của quốc gia 2 là 6000 và 5000. Các câu hỏi a, b, c, d, e lặp lại giống trong bài tập 8. THUẾ QUAN VÀ CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Bài 10: Cho hàm cung và hàm cầu giày thể thao ở thị trường nội địa của Canada như sau: Qd = 500 – 5P Qs = 10P – 100 Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). P là giá (tính bằng USD). Giá giày thể thao trên thị trường thế giới là 20 USD. Giả thiết Canada là quốc gia nhỏ. a) Xác định giá và lượng cân bằng của giày thể thao trong điều kiện tự cung tự cấp ở Canada. b) Xác định giá cân bằng, số lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu trong điều kiện tự do thương mại. c) Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do tự do thương mại đem lại so với tình trạng tự cung tự cấp. d) Chính phủ đánh thuế quan 10USD lên mỗi đơn vị giày thể thao. Xác định giá, số lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu của Canada khi có thuế quan. e) Xác định thu nhập ngân sách từ thuế quan, sự thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng, tổn thất ròng. f) Giá trị tối thiểu của thuế quan là bao nhiêu thì thuế quan là ngăn cấm? g) Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế đối với giày thể thao của Canada nếu chi phí nhập khẩu nguyên liệu là 12USD/đơn vị giày, và thuế quan đánh vào nguyên liệu nhập khẩu là 20%. h) Nếu thuế quan đánh lên nguyên liệu nhập khẩu là 50% thì tỷ lệ bảo hộ thực tế là bao nhiêu? i) Canada đang áp dụng thuế quan nhập khẩu. Nếu giá thế giới giảm, điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada? 2 j) Tương tự, nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada? Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 11: Cho hàm cầu và cung cao su của Malaysia như sau: Qd = 100 – 15P Qs = 25P – 10 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Malaysia là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 5 USD. a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp. b) Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi thương mại tự do. c) Chính phủ Malaysia đánh thuế xuất khẩu 1 USD lên mỗi đơn vị cao su xuất khẩu. Xác định giá trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. d) Tính lượng thay đổi thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách và thiệt hại dòng do thuế xuất khẩu. Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 12: Cho hàm cầu và cung sản phẩm X của một quốc gia như sau: Qd = 180 – 30P Qs = 20P – 20 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Quốc gia là nhỏ. Giá thế giới là 2 USD. a) Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu khi thương mại tự do. b) Chính phủ ấn định hạn ngạch 50 đơn vị sản phẩm X. Xác định giá trong nước, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu. c) Xác định mức thuế quan tương đương của hạn ngạch. d) Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. e) Tính thu nhập tối đa của ngân sách nếu chính phủ bán đấu giá số lượng hạn ngạch. f) Quốc gia đang áp dụng hạn ngạch. Nếu giá thế giới giảm xuống còn 1,5 USD. Điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu. g) Nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 13: Cho hàm cầu và cung sữa của Mỹ như sau: Qd = 300 – 8P Qs = 2P – 20 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Hàm cung lúa mỳ nhập khẩu vào Mỹ (cung xuất khẩu của các quốc gia nước ngoài): Qf = 18P – 100 a) Tìm hàm cầu và vẽ đường cầu sữa nhập khẩu của Mỹ. b) Xác định giá và số lượng nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ sữa của Mỹ c) Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu 100 đơn vị sữa. Xác định tác động của hạn ngạch tới giá, số lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu. d) Xác định ảnh hưỏng của hạn ngạch lên thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Xác định thu nhập tối đa mà chính phủ thu được nhờ bán giấy phép nhập khẩu. Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 14: Cho hàm cầu và cung lúa mì của Argentina như sau: Qd = 75 – 10P Qs = 40P – 45 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Argentina là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 3 USD. a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp. b) Xác định giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do. c) Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Tính giá cả trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. d) Xác định lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, thiệt hại ròng do trợ cấp. Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ: Bài 15: Chi phí sản xuất vỏ xe tại Phần Lan là $100; tại Nga – $80; tại Ba Lan – $60. Phần Lan là quốc gia nhỏ so với Nga và Ba Lan. a) Phần Lan áp dụng thuế nhập khẩu 60% thì quốc gia có nhập khẩu vỏ xe hay không? Nếu nhập khẩu thì từ quốc gia nào? 3 b) Phần Lan hạ thuế quan nhập khẩu còn 50%, hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? c) Phần Lan và Nga thành lập liên hiệp thuế quan, với mức thuế nhập khẩu 50% với bên ngoài. Hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liên hiệp thuế quan thuộc loại nào? d) Sau 1 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 40%. Hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Bài 16: (câu 2 trang 99) Giả sử chi phí cho mỗi chai rượu vang là $1,5 ở A; $2,0 ở B; $2,5 ở C; $2,6 ở D. Thuế nhập khẩu rượu vang đang là 25% ở A; 30% ở B; 100% ở C và 60% ở D. a) Nước nào nhập khẩu rượu vang? b) Nước nào xuất khẩu rượu vang? c) C và D hình thành khu vực mậu dịch tự do. Các nước này xoá bỏ tất cả thuế nhập khẩu đối với mậu dịch qua lại giữa họ, nhưng giữ nguyên thuế quan đối với nhập khẩu từ các nước khác. Mô hình mậu dịch rượu vang bây giờ như thế nào? Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liệu có khả năng mậu dịch chệch hướng? d) C và D chuyển khu vực mậu dịch tự do thành liên hiệp thuế quan bằng cách thông qua thuế quan chung đối với bên ngoài bằng 50%. Mô hình mậu dịch mới như thế nào? Sự hình hành liên hiệp thuế quan mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? e) Nếu B gia nhập liên hiệp này thì mô hình mậu dịch mới và tác động của việc mở rộng liên hiệp đối với mậu dịch như thế nào? THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Bài 17: (câu 1 trang 147) Các dữ liệu sau được cho trước: Ra = 0,10; Rb = 0,05 và Es = $1,6 Trong đó: Ra và Rb là lãi suất kỳ hạn 3 tháng ở Mỹ và Anh, Es là tỷ giá giao ngay (giá £1 theo $). Cho rằng chi phí chuyển tiền giữa hai nước bằng 0. a) Giả sử có ngang bằng lãi suất, tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng? b) Mỹ giảm lãi suất kỳ hạn 3 tháng xuống còn R’a = 0,08. Mô tả ảnh hưởng lên sự di chuyển tiền , tỷ giá giao ngay và kỳ hạn? Bài 18: (câu 2 trang 148) Xem xét các tỷ giá sau: 1USD = 98 yên (JPY); 1 AUD = 0,65 USD; a) Tỷ giá gián tiếp (tỷ giá chéo) của đồng yên (JPY) đối với AUD? b) Nếu ở địa điểm thứ 3 tồn tại tỷ giá 1 JPY = 0,017 AUD. Có 1000 USD. Nghiệp vụ arbitrage mang lại lợi nhuận như thế nào? Bài 19: (câu 1 trang 158) Tưởng tượng mình là người thực hiện các giao dịch ngoại hối, bạn sẽ phản ứng thế nào đối với các thông báo sau (với điều kiện các yếu tố còn lại không đổi): a) Dự trữ dầu của Indonesia thấp hơn mức được thông báo trước đó. b) Tại Australia Đảng Tín dụng xã hội vừa thắng cử, trước đó đảng này hứa tăng khối lượng tiền tệ và tăng tín dụng. c) Mỹ áp dụng các biện pháp cứng rắn hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản. d) Công nghệ, sử dụng một kim loại chỉ có ở Ấn Độ, mới được phát minh cho phép thay thế các nguồn năng lượng truyền thống bằng năng lượng mặt trời. e) Lạm phát dự báo của Trung Quốc tăng f) Thu nhập thực của Hàn Quốc tăng g) Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng h) Thâm hụt thương mại của Anh tăng CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ: Bài 20: (câu 1 trang 167): Hãy ghi các giao dịch sau vào cán cân thanh toán của Việt Nam: a) Một người Việt Nam mua xe máy ở Thái Lan với giá 20 triệu đồng và trả chi phí vận chuyển về Việt Nam hết 2 triệu đồng. Các khoản này được thanh toán bằng séc từ tài khoản của người này ở ngân hàng ngoại thương Việt Nam. b) Công ty Việt Nam xuất khẩu lô hàng may mặc trị giá 500 triệu đồng với điều kiện trả chậm trong vòng 3 tháng. c) Tổ chức chữ thập đỏ của Việt Nam chuyển một số lượng gạo trị giá 100 triệu đồng cho Lào. 4 d) Một người Pháp nợ công ty du lịch của Việt Nam số tiền 15 triệu đồng. Người này vay của một ngân hàng Pháp số tiền này và trả cho công ty Việt Nam. e) Một nhà đầu tư Singapore mua bất động sản ở Việt Nam giá 5 tỷ đồng với số tiền trả trước 2 tỷ, số còn lại trả trong 3 tháng. 5 . BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Bài 1: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm. đồ thị. LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ: Bài 15: Chi phí sản xuất vỏ xe tại Phần Lan là $100; tại Nga – $80; tại Ba Lan – $60. Phần Lan là quốc gia nhỏ so với

Ngày đăng: 25/01/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan