Tài liệu Bài tập an toàn môi trường docx

52 669 1
Tài liệu Bài tập an toàn môi trường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP 1 Hãy sao chép từ mạng bản đồ khuôn viên trường ĐHBK và nhận xét về điều kiện môi trường, về điều kiện vệ sinh lao động của khu vực trường. Bản đồ trường ĐH Bách Khoa : 1 Khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TP HCM. - Về nhiệt độ , độ ẩm : + Nhiệt độ : Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - nắng rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh 2 quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh(ĐH Bách Khoa TPHCM) như sau: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27 0 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 40 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 0 C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 1 (31 0 C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 9 và tháng 10 (25,7 0 C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28 0 C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. + Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió : Đại học Bách Khoa cũng như Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El- Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Về vấn đề thông gió trong trường: các phòng học của trường có khả năng thông gió tốt nhờ vào số lượng cửa nhiều, kích thước cửa rộng. Ngoài ra, ở một số dãy nhà còn bố trí thêm quạt thông gió. Diện tích khuôn viên trường tương đối rộng nên lượng gió lùa vào phòng học khá nhiều.Ngoài ra mỗi phòng học còn bố trí quạt trần tạo thêm gió làm mát phòng học, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thầy cô giảng dạy. - Về bụi bặm, khí độc, tiếng ồn: các phòng học bố trí xa đường xá, nhà xưởng nên ít có bụi bặm, tiếng ồn. Đồng thời có nhiều cây xanh giúp cho việc lọc khí độc, bụi bặm được tốt nên không khí trong trường khá trong 3 lành. Tuy nhiên còn một một số dãy phòng học ở gần đường Tô Hiến Thành cũng khá ồn ào vào giờ cao điểm. - Về rác, chất thải: đội ngũ lao công của trường tương đối nhiều nên công tác đảm bảo vệ sinh cho khuôn viên trường và ở các phòng học rất tốt. Sọt rác được bố trí khắp nơi trong trường nên việc xả rác bừa bãi ít xảy ra. Bên cạnh đó, việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày nên không có hiện tượng rác bốc mùi gây khó chịu, ô nhiễm. - Về cảnh quan trong trường: Số lượng cây xanh nhiều được bố trí khá hợp lý dọc theo các lối đi giúp cho việc đi lại được mát mẻ. Thêm vào đó, ghế đá được bố trí dọc theo các hàng cây thích hợp cho việc nghĩ ngơi cũng như trao đổi học tập của sinh viên trường. Các dãy nhà được bố trí khá hợp lý, các phòng ban gồm: phòng hành chính, phòng đào tạo, hội trường … đều được bố trí ở khu trung tâm còn các khoa được bố trí xung quanh thuận lợi cho việc liên lạc. Các nhà xưởng được đặt cách xa phòng học nên không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên trường. Tuy nhiên, một số dãy nhà chưa liên thông với nhau để tiện cho việc đi lại mỗi khi trời mưa. Qua việc phân tích và tìm hiểu ở trên cho thấy cảnh quan môi trường và điều kiện vệ sinh lao động của trường cũng chỉ ở mức trung bình. BÀI TẬP 2 Tìm hiểu về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp I.Tai nạn lao động I.1 Khái niệm Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết hoặc tổn thương hay phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể con người. I.2 Thống kê tai nạn lao động trong năm năm gần đây a) Tình hình tai nạn lao động năm 2004(theo BLĐTBXH) Theo số liệu thống kê báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, trong năm 2004 (tính đến ngày 31/12) đã xảy ra 6026 vụ tai nạn lao động làm 6186 người bị nạn, trong đó có 85 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên; 561 vụ TNLĐ chết người làm 575 người bị chết. Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ TNLĐ xảy ra trong năm 2004 là do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, 4 không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn (có 2087 vụ chiếm 34,8% về số vụ). Về phía người sử dụng lao động - Không huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ về an toàn lao động cho người lao động (206 vụ chiếm 3,4% về số vụ) - Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn (chiếm 354 vụ chiếm 5,9% về số vụ); Nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng; - Không có quy trình biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (215 vụ chiếm 3,6% về số vụ). - Nguyên nhân khác (2779 vụ chiếm 41,6% về số vụ): Không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội } Bộ Y tế } Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và những nguyên nhân khách quan khó tránh.v.v Về phía người lao động - Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc vì vậy không hiểu biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình.Vì vậy người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động cũng khá phổ biến. - Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc bên cạnh. - Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu nhạy bén. - Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động với các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh 5 tra viên chưa tương xứng với yêu cầu. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành mà không tiến hành được các cuộc thanh tra lao động. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra. - Một số lĩnh vực quản lý còn lỏng lẻo như: các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề. - Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đề nghị truy tố trước pháp luật chưa kịp thời, chưa nghiêm. Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời. - Việc điều tra TNLĐ ở một số địa phương còn kéo dài do sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa tốt; Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và đầy đủ các biện pháp phòng ngừa TNLĐ tái diễn. b) Tình hình tai nạn lao động năm 2005 Cho đến ngày 13/2/2006, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được báo cáo tai nạn lao động năm 2005 của 60/64 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo số liệu thống kê của 60 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2005 như sau - Tổng số vụ 4.050, trong đó có 443 vụ tai nạn lao động chết người, 59 vụ có 2 người bị nạn trở lên. - Tổng số người bị nạn: 4.164, trong đó có 473 người chết, 1.026 người bị thương nặng. Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người - Liên quan đến mặt bằng sản xuất 33 vụ chiếm 13,04% tổng số vụ và 15,05% tổng số người chết - Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác có 24 vụ chiếm 9,49% tổng số vụ và 8,79% tổng số người chết, - Liên quan đến đường dây tải điện các loại có 33 vụ chiếm 13,04 tổng số vụ và 12,46 tổng số người chết, - Liên quan đến thiết bị nâng có 15 vụ chiếm 5,93% tổng số vụ và 5,86% tổng số người chết. - Liên quan đến phương tiện vận tải có 16 vụ do ô tô chiếm 6,32% và 12 vụ do xe máy chiếm 4.74%. Các loại tai nạn lao động gây chết người nhiều nhất - Điện giật có 46 vụ làm chế 46 người; - Rơi ngã có 54 vụ làm chết 57 ngươì; - Vật đổ, đè có 21 vụ làm chết 24 người; 6 - Vật văng bắn có 10 vụ làm chết 10 người. Các nguyên nhân gây nhiều tai nạn lao động chết người nhất - Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động: 69 vụ làm 72 người chết; - Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp an toàn lao động có 52 vụ làm 58 người chết; - Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động có 34 vụ làm 36 người chết; - Chưa huấn luyện an toàn lao động có 24 vụ làm 24 người chết. c)Tình hình tai nạn lao động năm 2006 Theo số liệu thống kê, báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2006 như sau: - Tổng số vụ tai nạn lao động: 5.881 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn lao động chết người, 147 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên. - Tổng số người bị nạn: 6.088 người, trong đó có 536 người chết và 1.142 người bị thương nặng. Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người. - Liên quan đến mặt bằng sản xuất chiếm 21,72% tổng số vụ và 20,38% tổng số người chết. - Liên quan đến Thiết bị nâng, thang máy chiếm 7,8% tổng số vụ và 7,55% tổng số người chết. - Liên quan đến đường dây tải điện chiếm 6,15% tổng số vụ và 5,66% tổng số người chết. - Liên quan đến máy hàn điện chiếm 4,92% tổng số vụ và 4,53% tổng số người chết. - Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác chiếm 4,1% tổng số vụ và 4,15% tổng số người chết. Các yếu tố chấn thương gây tai nạn lao động chết người nhiều nhất. - Điện giật chiếm 20,1% tổng số vụ và 18,87% tổng số người chết. - Ngã từ trên cao chiếm 16,4% tổng số vụ và 15,47% tổng số người chết. - Vật đổ, đè chiếm 7,78% tổng số vụ và 7,17% tổng số người chết. - Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 4,1% tổng số vụ và 4,15% tổng số người chết. - Vật văng bắn chiếm 2,87% tổng số vụ và 2,64% tổng số người chết. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người. - Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy phạm Kỹ thuật an toàn: Chiếm 17,62% tổng số vụ và 16,23% tổng số người chết. 7 - Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động: Chiếm 15,57% tổng số vụ và 15,47% tổng số người chết. - Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động: Chiếm 13,11% tổng số vụ và 12,45% tổng số người chết. - Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn: Chiếm 11,89% tổng số vụ và 11,32% tổng số người chết. - Chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân: Chiếm 4,92% tổng số vụ và 4,9% tổng số người chết d) Tình hình tai nạn lao động năm 2007 Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2007 như sau: - Tổng số vụ tai nạn lao động: 5.951 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn lao động chết người, 78 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người, bị thương 80 người và vụ sạt lở núi đá tại mỏ đá D3 công trình Thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) ngày 15/12/2007 làm chết 18 người; - Tổng số người bị nạn: 6.337 người, trong đó có 621 người chết và 2.553 người bị thương nặng. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 35,53% tổng số vụ, do người lao động chiếm 30%, còn lại là do các yếu tố khách quan hoặc không kết luận nguyên nhân cụ thể là 34,47% tổng số vụ tai nạn lao động, cụ thể là: - Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn chiếm 17,62% tổng số vụ; - Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 11,89% tổng số vụ; - Chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,72% tổng số vụ; - Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 1,7% tổng số vụ; không có thiết bị an toàn chiếm 2,2% tổng số vụ; - Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 25,3% tổng số vụ; - Người bị nạn vi phạm không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,7% tổng số vụ. e)Tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2008 Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 2.497 vụ tai nạn lao động làm 8 2.574 người bị nạn, có 250 vụ TNLĐ chết người làm 266 người chết, 546 người bị thương nặng. Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ *Về phía người sử dụng lao động - Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 195 vụ (chiếm 7,94% tổng số vụ); - Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 81 vụ (chiếm 3,30% tổng số vụ); - Không có thiết bị an toàn : 65 vụ (chiếm 2,65% tổng số vụ); - Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 58 vụ (chiếm 2,36% tổng số vụ); - Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 39 vụ (chiếm 1,59% tổng số vụ); - Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 29 vụ (chiếm 1,18% tổng số vụ); - Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động: 24 vụ (chiếm 0,97% tổng số vụ); - Do yếu tố khách quan, khó tránh: 452 vụ (chiếm 18,41% tổng số vụ); - Nguyên nhân khác 486 vụ chiếm 19,81%: Do không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… * Về phía người lao động - Có 825 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động (chiếm 33,60 % tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình…; 9 - Có 133 vụ (chiếm 5,42% tổng số vụ) do không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng. - Có 68 vụ (chiếm 2,77% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật kém… nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc xung quanh; *Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước - Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, thiếu nhạy bén dẫn đến việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp chưa tốt; - Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động còn rất ít. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra. - Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động còn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề. - Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6 tháng đầu năm 2008 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được 69 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa phương trong đó chỉ có 1 trường hợp TNLĐ nghiêm trọng bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự (vụ TNLĐ sập lò gạch xảy ra tại cơ sở sản xuất gạch của Ông Nguyễn Văn Đủ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây). Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời. 10 [...]... thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên" Anh Tạ Anh Quang – Chuyên gia về kiểm soát độc chất và phòng ngừa rủi ro về ô nhiễm môi trường: "Năm 2009, ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp của cộng đồng sẽ được nâng cao Luật Bảo vệ môi trường sẽ được tuân thủ triệt để hơn Các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn trong việc bảo vệ môi trường Các cơ quan quản lý môi trường sẽ phải bận rộn hơn Trên bình diện... nhà nước về bảo vệ môi trường KCN: a Kết quả rà soát, thanh kiểm tra: Hiện nay, nhiệm vụQLNN về BVMT của Ban quản lý các KCN vẫn thực hiện theo cơ chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh, kiểm tra các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước Từ tháng 6 – 9/2008, Ban tham gia 02 đoàn thanh tra, khảo sát về Tài nguyên nước; chủ trì 01 đoàn làm việc rà soát hồ sơ môi trường với chủ đầu... Tập huấn thanh tra, kiểm tra về môi trường và nước: Phân định rõ quyền hạn, tổ chức của lực lượng thanh tra "Công tác thanh kiểm tra ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, ngăn chặn được những vi phạm lớn, cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, người dân và các cơ quan quản lý tài nguyên môi trường ở địa phương Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra tài nguyên môi trường. .. Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp KCN - Chỉ đạo các Công ty đầu tư hạ tầng nâng cao vai trò theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp KCN Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải theo đúng tiến độ, thực hiện tốt việc thu gom t an bộ nước thải phát sinh về khu xử lý tập trung 22 III -Môi trường. .. dụng sản phẩm công nghệ sinh học bảo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn của Viện Môi trường nông nghiệp đã góp phần quan trọng tạo nên những phương pháp xử lý môi trường hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Mặt khác, Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chi hàng trăm tỷ đồng cho các hoạt động môi trường làng nghề như điều tra đánh giá, nghiên cứu công nghệ xử lý chất... tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, nhưng chỉ có tính chất đối phó, một số DN còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường Cụ thể như: - Chưa thực hiện thủ tục pháp lý về môi trường: Công ty TNHH thủy sản Đông Nam (KCN Mỹ Xuân A), trạm phân phối khí, Công ty Happro, nhà máy sản xuất bình Gas (KCN Phú Mỹ I)… - Chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường. .. gia về môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc trước tiên cần xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn, đồng thời cụ thể hóa những điều luật bảo vệ môi trường Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng mạng lưới quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn từ Trung ương đến địa phương nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và tăng cường công tác quản lý môi trường. .. tư hạ tầng và một số doanh nghiệp tại KCN Mỹ Xuân A và Mỹ Xuân A2; tham gia 01 đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Thị Vải do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Trong 9 tháng đầu năm 2008, qua công tác rà soát, phối hợp thanh kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy công tác bảo vệ môi trường còn một số mặt tồn tại sau: a1- Đối với Doanh nghiệp trong KCN: Đa... vệ môi trường cũng cần việc quản lý ban đầu, hạn chế cao nhất nguồn gây ô nhiễm và ngăn chặn ô nhiễm kịp thời, xử lý khi ô nhiễm còn sơ khai cũng là yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường Cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp khoa học nhằm xử lý bằng cách tận dụng, tái sử dụng nguồn gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người cũng có vai trò quan... sinh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dự án và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng phát sinh khiếu nại, tố cáo về môi trường giữa các dự án trong KCN - Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng cũng như trong giai đoạn đi vào hoạt động như cam kết trong báo cáo ĐTM - Chưa đầu tư xây dựng khu tập kết rác . với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh, kiểm tra các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước. Từ tháng 6 – 9/2008, Ban tham gia 02 đoàn thanh tra,. ro về ô nhiễm môi trường: "Năm 2009, ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp của cộng đồng sẽ được nâng cao. Luật Bảo vệ môi trường sẽ được

Ngày đăng: 25/01/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan