Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư

30 2.7K 16
Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn nguyễn ngọc tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn Nguyễn Ngọc Vũ Thị Hải Yến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trình bày nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Phân tích ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Keywords. Văn học Việt Nam; Truyện ngắn; Nghệ thuật trần thuật Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Ngọc là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng Tổ quốc. Chị sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân. Sau hơn mười năm cầm bút, chị đã trở thành một hiện tượng độc đáo khiến bạn đọc trong nước và ngoài nước quan tâm. Truyện của Nguyễn Ngọc vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại vừa mang nét duyên của “trái sầu riêng” Nam Bộ, có người thích, khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của chị thực sự tạo được “hiệu ứng” với bạn đọc. Điều gì đã làm nên thành công vang dội của một nhà văn trẻ tuổi ở những bước đầu tiên đến với văn chương nghệ thuật? Muốn lí giải điều đó chúng tôi đã chọn đề tài: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Đặc trưng của phương thức tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng là nghệ thuật trần thuật. Nắm được những đặc điểm trần thuật sẽ giúp chúng ta khám phá những tầng sâu kín, những vẻ đẹp độc đáo của truyện ngắn. Ở lĩnh vực văn xuôi, truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế. Với những đặc điểm riêng, truyện ngắn có thể coi là một thể loại bắt nhịp nhanh với những chuyển biến muôn màu của đời 2 sống hiện đại. Nó là thể loại phát triển mạnh nhất trong văn học đương đại, góp phần làm nên diện mạo chính của nền văn học hôm nay. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc sẽ cho chúng ta thấy được sự đóng góp của chị trong quá trình vận động chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát về những chuyến biến mạnh mẽ cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của thể loại truyện ngắn trong nền văn học hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài, vì thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của chị thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên cứu, phê bình, thảo luận về Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi xin điểm lại một số ý kiến bàn đến sáng tác của Nguyễn Ngọc có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ Từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (2000), Nguyễn Ngọc đã sớm nổi tiếng. Mặc dù không gây xôn xao dư luận, nhưng tập truyện ngắn đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc và giới chuyên môn. Khi viết bài “May mà có Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Văn nghệ, nhà văn Dạ Ngân đã bộc bạch tâm sự: “Chính văn nghệ đã in cho tác giả này một truyện đậm chất Nam Bộ dù truyện khá mảnh”. Cũng trên báo Văn nghệ, nhà văn Dạ Ngân đã trả lời: “tôi đã viết bài “Nguyễn Ngọc như thế nào?” bằng tâm trạng thú vị khi nhớ tới lời khen mà người ta từng giành cho Solokhov: “trên bầu trời văn học nước Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông”. Cũng vì yêu mến Nguyễn Ngọc mà giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng - một Việt kiều Mỹ đã lập một tủ sách Nguyễn Ngọc trong trang web “Văn hóa và giáo dục” của mình. Ông tự bạch trong website của mình: “tôi lập trang web với mục đích trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc rải rác trên các web và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc như tôi”. Nhưng nhiều người bắt đầu sốt ruột về Nguyễn Ngọc khi nghĩ rằng chị đang bằng lòng với những vinh quang chị đã có: “Đọc mãi, thấy lo lo, hình như tác giả viết bắt đầu trơn tay, ít thể nghiệm. Có cảm giác Nguyễn Ngọc đang quá thảnh 3 thơi trên con đường mà dư luận nhiều ưu ái đã phát quang cho, sự kỳ vọng bắt đầu trở thành sự sốt ruột, kiên nhẫn” [21,1]. Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng trong bài viết: Nguyễn Ngọc Tư, “đặc sản” miền Nam, cũng có những nhận xét tương tự: “Phần nào, sự chuyên biệt của Nguyễn Ngọc vào những truyện loại này, có thể làm người đọc lo ngại. Chẳng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những mối tình không trọn, những kí sự đồng quê? Quả là Nguyễn Ngọc có tài thiên phú, cô viết rất nhiều (trong vòng 3 năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cái đáng lo là ở chỗ đó. Người đọc bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện của cô. Chúng na ná như nhau…Sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên con đường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư” [11,3]. Tháng 8 năm 2005, truyện Cánh đồng bất tận đã ra mắt bạn đọc. Một Nguyễn Ngọc rất mới khuấy động đời sống văn học, những nhận định trái chiều về chị được đăng trên các báo tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Đã có nhiều ý kiến, đánh giá và những bài báo tỏ ra không có cảm tình thậm chí phê phán gay gắt về tác phẩm. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến đánh giá của các nhà phê bình, các nhà văn lên tiếng ủng hộ Cánh đồng bất tận và Nguyễn Ngọc Tư. Đoàn Ánh Dương khẳng định: “đến truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” trong tập truyện cùng tên, người đọc thực sự ngỡ ngàng trước sự bứt phá của tác giả. Tác phẩm kết thúc một bước quá độ dài để khẳng định sự trưởng thành của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là một tín hiệu đáng mừng cho đời sống văn học đương đại” [10,1]. Nhà văn Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nhận xét: “đây là một tác phẩm văn chương, không phải là một bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu hay sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc” [4,57]. Những khó khăn, vấp váp trên con đường văn chương đối với một người trẻ tuổi như Nguyễn Ngọc là khó tránh khỏi. Đáp lại những nhận xét, đánh giá, Nguyễn Ngọc vẫn tiếp tục trau dồi và không ngừng sáng tác. Khi Gió lẻ và chín câu chuyện khác ra đời, cũng có nhiều cảm nhận về tập truyện mang nhiều nét mới trong cách kể, ngôn ngữ, Phạm Xuân Nguyên trên báo Tuổi trẻ nhận thấy: “Truyện hứa hẹn là một đột phá mới của người viết. Nhưng “Gió lẻ” chưa được đến độ như mong đợi”. 4 Sau này, khi Khói trời lộng lẫy ra mắt bạn đọc, Phạm Xuân Nguyên cũng khẳng định: “Sách mỏng mà hay như thế này ngày nay cực hiếm”. Hiện nay, Nguyễn Ngọc vẫn đang sung sức trên con đường văn chương và những nhận xét, đánh giá về chị cũng rất sôi động. Đó là những gợi ý sâu sắc cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 2.2 Lịch sử nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ Hiện có nhiều bài viết in trên các báo và tạp chí của các nhà nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của chị dưới góc nhìn Trần thuật học về cốt truyện, nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ,…. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết và những nhận xét tiêu biểu Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng - người đặc biệt quan tâm đến các sáng tác của Nguyễn Ngọc có nhận xét: “Trong cách lựa chọn tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc “trung thành” với cái tình tự Nam Bộ của quê hương cô.” [11,2]. Khi viết bài “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, Phan Quý Bích nhận định: “Nhiều người viết truyện ngắn thường cố tìm ra những cốt truyện li kỳ, những sự kiện mà người ta hay gọi là đắt giá Thường thì Nguyễn Ngọc cho ta biết những cái “tin” giản dị: một cô gái sửa soạn đồ mang theo trong ngày cưới, một anh bạn trẻ thấy nhớ ông già hàng xóm đã đi xa. Những cái tin như thế không cần đến những cốt truyện li kỳ, những biến cố giật gân, mà chỉ như sự thông báo về những gì diễn ra quanh ta với những con người mà ta có thể bắt gặp thường ngày mà thôi. Tuy vậy, nó vẫn là “tin”, vẫn đáng chú ý vì có một cái gì đó khiến ta phải suy nghĩ, phải chiêm nghiệm. Và đây mới là điều đáng nói” [8, 1]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng nhận thấy: “Nguyễn Ngọc thường kể cho ta nghe những chuyện buồn, rất buồn. Những cảnh đời éo le, những thân phận đau đớn” [8, 2]. Về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Phỏng Diều có những nhận xét rất tinh tế: “Mặc dù phần lớn người nông dân Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc đều nghèo, đều có một số phận long đong, vất vả, nhưng trên hết, họ sống với nhau bằng cái tình, bằng sự yêu thương và đùm bọc lẫn nhau…Nguyễn Ngọc quả có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn những người nông dân Nam Bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc trưng cũng như bản chất cố hữu của họ” [9, 4]. Nhà phê bình Văn Công Hùng đã khẳng định: “Cái làm nên Nguyễn Ngọc còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc đã thiết lập cho riêng mình một hệ thống ngôn 5 ngữ đậm chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tung tẩy, thăng hoa theo từng ngữ cảnh cụ thể” [17, 1]. Đoàn Ánh Dương trong bài viết “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật” nhận xét: “Tác giả đã lồng ghép hai hệ thống tự sự với ba mô hình cốt truyện trong “Cánh đồng bất tận”. Trực diện với tác phẩm, cốt truyện sự kiện đã ít nhiều bị phân rã và cốt truyện tâm lí đã có phần lấn lướt. Truyện như một bức tranh ghép mảnh những mảng kí ức chắp nối, đứt đoạn của nhân vật. Ở đó, nhân vật tan chảy thành dòng xúc cảm hỗn độn giữa quá khứ và hiện tại, tâm cảnh và ngoại cảnh mà một sự phục dựng đầy đủ chỉ có được khi người đọc đã lật đến trang cuối cùng. Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm “một hiện thực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tức là gia tăng sự tham gia của người đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hướng tự sự giàu tính hiện đại” [10, 2]. Đồng thời ông còn chú ý đến giọng điệu và người kể chuyện: “Để có một giọng văn chân thật, một mặt như đã nói, tác giả rời chuyển ngôi kể từ người kể chuyện sang nhân vật chính, cho nhân vật “nói” bằng ngôn ngữ cảm xúc, suy tưởng, mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của nhân vật khác lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân vật chính” [10, 3]. Phạm Phú Phong trong bài Lời đề từ trong Truyện ngắn Nguyễn Ngọc nhận xét: “Lời đề từ có thể là một danh ngôn, một đoạn trích từ kinh Phật, một câu hát dân gian, hoặc đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng quơ, nêu một sở thích ngộ nghĩnh, hoặc một đoạn tự sự tồn tại song song với truyện…nhưng tất cả đều có thể vận vào, đều thể hiện chiều sâu của tưởng, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm…” [25]. Có thể nói, những ý kiến, nhận định về truyện ngắn của cây bút trẻ Nguyễn Ngọc đều có những phát hiện sâu sắc về nét riêng trong cách kể chuyện, hành văn của chị. Điều đó góp phần làm cho các sáng tác của chị ngày càng được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Hiện cũng đã có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến một vài khía cạnh của nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc như: Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2006. 6 Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa, Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thoa, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2008. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp của Lương Thúy Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2009. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị; hi vọng sẽ góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định tài năng, cũng như những đóng góp của Nguyễn Ngọc với thể loại truyện ngắn nói riêng và với nền văn học đương đại nói chung. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn sau của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: - Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn , NXB Trẻ, 2000). - Ông ngoại (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2001). - Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003). - Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003). - Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TPHCM, 2004). - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc (Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005). - Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ, 2005). - Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ, 2008). - Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Thời đại, 2010). Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ đang trên con đường kiếm tìm và định hình phong cách, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm nổi bật một số nét phong cách trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc đồng thời cũng thấy được rõ hơn những đóng góp của chị trong sự vận động của Văn học Việt Nam đương đại. 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tác phẩm; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân loại, thống kê; Phương pháp hệ thống, tổng hợp. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai phần nội dung thành 3 chương : Chương 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 1.1 Giới thuyết về ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự 1.1.1 Khái niệm ngƣời kể chuyện Tz.Todorov đã khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng…Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị trí hoàn toàn đặc biệt…”. Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, sẽ hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn trình bày, tái hiện một cách sáng tạo thế giới hiện thực thông qua lời kể, lời miêu tả,…của một người trần thuật nào đó. Người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó khác với người kể chuyện thực tế trong đời sống. Khi nhà văn lựa chọn dạng thức xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự cũng là cách để nhà văn thể hiện ý đồ sáng tác. Có nhiều cách phân loại người kể chuyện. Nếu căn cứ vào vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm, ta có: 8 người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, cá biệt có trường hợp người kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Nếu căn cứ vào vai trò của người kể chuyện, sẽ có hai loại: Người kể chuyện không đáng tin cậy, không biết hết và người kể chuyện đáng tin cậy 1.1.2 Vai trò, chức năng của ngƣời kể chuyện Có thể khẳng định trong truyện ngắn nói riêng cũng như trong tác phẩm tự sự nói chung người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm. Viết truyện, nhà văn thường xây dựng những kết cấu riêng. Người kể chuyện phải thay mặt nhà văn cố gắng tìm cho mình một kết cấu tốt nhất để làm câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc. Với những cách kể chuyện khác nhau, cách xuất hiện khác nhau của người kể chuyện, ta sẽ có các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt truyện tâm lý, cốt truyện “chuyện lồng chuyện”… Người kể chuyện còn có chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật. Nhà văn Gorki khẳng định: “Trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả; tác giả luôn bên cạnh họ, tác giả mách cho người đọc hiểu rõ cần phải hiểu như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả”. Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy nhà văn đã sử dụng tất cả các dạng thức xuất hiện của người kể chuyện tạo nên nét duyên, cái tạng riêng cho mỗi trang văn của chị. 1.1.3 Ngƣời kể chuyện chi phối điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhà văn muốn phản ánh được thế giới ấy thì phải chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn để từ đó quan sát, chiêm nghiệm. Điểm nhìn là “cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [42, 149]. Bản chất của khái niệm điểm nhìn là sự phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể ngôn từ tức là người kể chuyện và khách thể ngôn từ là đối tượng được kể lại. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể. Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào điểm quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện. Người ta phân chia thành nhiều loại điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian - thời gian, điểm nhìn di động. 9 Tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc chúng tôi nhận thấy các sáng tác của chị có sức hấp dẫn ở cách xây dựng nhân vật người kể chuyện kết hợp với hệ thống điểm nhìn trần thuật vừa linh hoạt vừa độc đáo. 1.2 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 1.2.1 Ngƣời kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm tình, khiến họ có cảm giác thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ. Để có thể diễn tả được tất cả các ngõ ngách của đời sống và nội tâm con người của vùng đất Nam Bộ máu thịt, Nguyễn Ngọc đã chọn cho người kể chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong. 1.2.1.1 Cái tôi tự kể về mình Một số truyện của Nguyễn Ngọc có người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kể về chính câu chuyện của bản thân mình. Là cái “tôi” tự kể về mình nên câu chuyện thường được kể theo sự vận động của nội tâm, dòng chảy của tâm lý nhân vật: Ngổn ngang, Nhà cổ, Một mối tình, Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy, Của ngày đã mất, Thổ Sầu, Khói trời lộng lẫy,… Của ngày đã mất, người kể chuyện xưng “tôi” để giãi bày những trạng thái yêu thương, dằn vặt, đau khổ,…của mình trước mối tình “so le” về tuổi tác. Truyện Cánh đồng bất tận là những khúc xạ tâm lý và suy nghĩ của một cô gái mới lớn sống cơ cực từ nhỏ. Câu chuyện thương tâm của gia đình và cả những mất mát của bản thân cô được kể một cách chân thực. Không rành rọt thời gian, hiện tại và quá khứ đan xen, người đọc nương theo những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật sẽ thấy những cảnh đời, những con người bất hạnh, những ngang trái ở đời. Có thể nói, toàn truyện là chuỗi tâm trạng, những hồi ức, kỉ niệm đau đớn của nhân vật Nương về những gì cô phải trải qua và chứng kiến. Chọn ngôi kể thứ nhất, với điểm nhìn bên trong, Nguyễn Ngọc đã đi sâu vào những ngóc ngách trong tâm hồn con người, mở ra những cung bậc, trạng thái tình cảm thầm kín nhất. Nhờ vậy, chị đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình với những cảnh đời ngang trái, những câu chuyện éo le. Hơn nữa, với cách kể chuyện này, chị đã để người đọc thật sự được sống và trải nghiệm cùng những nhận vật của mình. Và nhiều khi người đọc nhận thấy đó cũng là cảm xúc, tâm trạng của chính mình, của những người xung quanh mình. 10 1.2.1.2 Cái “tôi” kể chuyện ngƣời khác Nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng không kể chuyện mình mà kể chuyện người khác. Ở đó, “tôi” đóng vai trò của người quan sát, tỏ ra thấu hiểu cuộc đời, tâm hồn nhân vật và tái hiện lại bằng lời kể của mình. Đó là những truyện: Dòng nhớ, Cái nhìn khắc khoải, Người năm cũ, Nước chảy mây trôi, Núi lở, Tình lơ,… Không kể về những gì mình trải qua như cái “tôi” kể chuyện mình, cái “tôi” kể chuyện người khác chỉ giữ vai trò như một chứng nhân trong câu chuyện, kể lại những gì mình biết, mình chứng kiến. Nhờ vậy, những gì được kể mang tính chủ quan. Tuy không phải là đồng nhất nhưng dạng thức xuất hiện này của người kể chuyện được cho là hình thái của hình tượng tác giả - mang tiếng nói, quan điểm của tác giả. Tác phẩm trở thành một “chứng minh thư tâm lý” bởi với hình thức kể chuyện này nhà văn có cơ hội tự biểu hiện một cách có hiệu quả nhất. Người kể chuyện trong Dòng nhớ cũng là nhân vật xưng “tôi”. Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện đầy éo le của ba má mình và dì (vợ trước của ba). Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, nhân vật “tôi” trong Tình lơ đã kể lại chuyện tình giữa ba người dì, dượng (chồng dì) và má mình. Với cách kể này, câu chuyện vừa chân thực vừa khách quan. Người kể chuyện ở đây ít bộc lộ cảm xúc của mình, chỉ kể lại sự quan sát, cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình. Cách kể này đã tạo những “khoảng trống” cộng hưởng cảm xúc ở độc giả. Cái “tôi” chứng kiến và kể lại trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc thường có quan hệ gần gũi với nhân vật chính trong truyện kể. Bởi truyện của chị thường viết về những con người gần gũi với chính mình, những cảnh đời số phận thực như ùa vào mỗi truyện. Chọn ngôi kể thứ nhất và điểm nhìn bên trong là kiểu kể chuyện quen thuộc trong truyện ngắn của nhà văn trẻ nhiều day dứt, trăn trở về cuộc đời, về con người, về nỗi đau, Với cách kể này, Nguyễn Ngọc thật sự khơi gợi được sự đồng cảm nơi bạn đọc. 1.2.2 Ngƣời kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba Tìm hiểu các sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh nhiều truyện được kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong còn xuất hiện người kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba. Một số truyện của Nguyễn Ngọc được kể theo ngôi thứ ba như: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Cuối mùa nhan sắc, Ngày đùa, Bởi yêu thương,…Nếu như ở ngôi kể thứ nhất, [...]... truyện ngắn, NXB Trẻ, 2000 34 Nguyễn Ngọc Tư, Ông ngoại, Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2001 35 Nguyễn Ngọc Tư, Biển người mênh mông, Tập truyện, NXB Trẻ, 2003 36 Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, Tập truyện, NXB Trẻ, 2003 37 Nguyễn Ngọc Tư, Nước chảy mây trôi, Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TPHCM, 2004 38 Nguyễn Ngọc Tư, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005 39 Nguyễn Ngọc Tư, Cánh... người 2.1.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 2.1.3.1 Chi tiết nghệ thuật Trong mỗi truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển Các chi tiết hay tạo cho tác phẩm có sức ám ảnh đối với người đọc Với Nguyễn Ngọc Tư, ấn ng mà chị để lại qua mỗi truyện ngắn chính là những chi tiết nghệ thuật gợi nhiều ám ảnh Trong truyện... giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2006 17 Văn Công Hùng, Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 25, ra ngày 24/6/2007 18 Manfret Jahn, Trần thuật học: Nhập môn lí thuyết trần thuật Nguyễn Thị Như Trang dịch – SV K46 Văn chất lượng cao, trường Đại học KHXH &NV 19 Phương Lựu, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2002 20 Hoàng Thiên Nga, Đọc Nguyễn Ngọc qua... Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê sau đổi mới, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2009 30 Minh Thi, Nguyễn Ngọc và những bộ mặt tâm trạng, 2004, http://laodong.com 31 Huỳnh Công Tín, Nguyễn Ngọc Tư- nhà văn trẻ Nam Bộ, 2006, http://vanngheongcuulong.org 32 Kiệt Tuấn, Cái rầu bất tận http://www.viet.studies.info 29 của Nguyễn Ngọc 2007, 33 Nguyễn Ngọc Tư, Ngọn đèn... CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 2.1.1 Khái niệm cốt truyện Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào Trong tác phẩm tự sự, “cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [44,181] Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng... từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6-2008 26 Phạm Thị Thanh Phượng, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV Hà Nội, 2008 27 Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 28 Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1999 29 Vũ Thị Thêm, Nghệ thuật trần. .. đặc trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, tạo nên nét đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của chị Đặc biệt khi những dấu chấm lửng, những câu hỏi ở kết truyện vừa day dứt, trăn trở vừa khơi mở ra chân trời cảm xúc, suy nơi độc giả Có thể thấy, dấu chấm lửng và câu hỏi tu từ là phương tiện hiệu quả thể hiện giọng điệu trữ tình nhưng đầy khắc khoải, lo âu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. .. Phan Vàng Anh, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại, Tạp chí Sông Hương số 237 6 Lại Nguyên Ân, Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, H.1994 7 Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 8 Phan Quý Bích, Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 46 ra ngày 12/11/2006 9 Trần Phỏng Diều, Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, http:// www.Evan.com.vn... ngôn ngữ trần thuật, http://tieuluan-hopto-org, tháng 8/2006 11 Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư- đặc sản miền Nam Báo diễn đàn tháng 2/2005 12 Phan Cự Đệ, Tuyển tập (tập 3), NXB Giáo dục, 2006 13 Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992 14 Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, H 2001 28 15 Lương Thúy Hà, Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa... trần thuật còn mang tính hiện đại Ngôn ngữ trần thuật không còn là tiếng nói quyền uy mà trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết; tính chất văn hóa vùng miền trong ngôn ngữ trần thuật thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng 3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan