Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

76 1K 5
Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo kỹ thuật công nghệ, chuyên ngành tin học Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGTên Đề Tài: Nghiên cứu đê xuất hình Khu sinh thái công nghiệp- Ứng dụng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.Sinh viên: Phạm Thị Lan AnhLớp : Kinh tế Môi TrườngKhóa : 47Hệ : Chính quyGVHD : T.S Nguyễn Chí QuangHải Dương, năm 2009 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBCSD Hội đồng kinh doanh về phát triển bền vữngEPA Cơ quan bảo vệ môi trường MỹISO Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tếCCN Cụm công nghiệpKCN Khu công nghiệpKĐT Khu đô thịNCEID Trung tâm phát triển sinh thái công nghiệp quốc giaSTCN Sinh thái công nghiệpUNEP Chương trình môi trường liên hợp quốcUSD Đôla MỹDANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼHình 1.1. Sơ đồ hệ sinh thái Hình 1.2. Sơ đồ chức năng hệ STCN Hình 1.3. tả khái niệm STCN Hình 1.4. hình sự cộng sinh công nghiệp Kalundborg –Đan MạchHình 1.5. hình STCN tại thành phố Quý Châu (Quảng Tây-Trung Quốc)Hình 1.6. hình cụm STCN An GiangHình 1.7. Các bước cơ bản xây dựng khu STCN tại Việt Nam Hình 2.1. hình STCN cho huyện Tứ Kỳ Hình 2.2. Lợi ích của STCN Bảng 1.1. sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuấtBảng 1.2. Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái công nghiệpBảng 1.3. kết quả của khu STCN Kalundborg –Đan MạchBảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ Bảng 2.2. Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn huyệnBảng 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tứ Kỳ Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng nước cho KCN Bảng 2.5. Đầu vào- Đầu ra của nhà máy sản xuất lương thực, thực phẩmLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Chọn lựa công nghiệp hóa làm chiến lược phát triển, Việt Nam hiện nay đang phải đối phó với những thách thức về vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang từng ngày, từng giờ diễn ra làm cho chất lượng môi trường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Thế hệ hiện tại không có quyền chạy theo những lợi ích trước mắt để các thế hệ mai sau phải gánh chịu những hậu quả về môi trường thảm khốc. Mặc dù hiệu quả kinh tế do sản xuất công nghiệp đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến việc chữa trị môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá hủy môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường.Hiện nay,có nhiều giải pháp đưa ra để dung hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Một trong những giải pháp này là tổ chức các hệ thống công nghiệp theo cách tiếp cận khái niệm sinh thái công nghiệp. Nội dung chính của sinh thái công nghiệp cho rằng hệ thống công nghiệp muốn phát triển bền vững cần bắt chước cơ chế hoạt động của các hệ sinh thái tự nhiên, nghĩa là nếu như trong hệ thống công nghiệp, chu trình vật chất được khép kín như trong các hệ sinh thái tự nhiên thì sẽ tiết kiệm được nguyên liệu và giảm thiểu chất thảihại cho môi trường. hình STCN đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên đây còn là hình khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo khảo sát của UNEP cho thấy, chỉ một số ít KCN có khả năng quản lý hoặc hiện nay có kế hoạch quản lý môi trường ở mức độ KCN. Tuy nhiên, do nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao và quy định ngày càng chặt chẽ, các KCN buộc phải tìm kiếm các giải pháp “Chi phí- hiệu quả” để cải thiện các hoạt động bảo vệ môi trường của mình. Cũng giống như hầu hết các KCN khác trong cả nước, các KCN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ đã và đang được hình thành, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nhưng cùng với những lợi ích đem lại, các KCN này cũng đang từng ngày từng giờ hủy hoại môi trường trong lành khu vực nông thôn. Trước tình trạng này, ban quản lý các KCN cũng như chính quyền các cấp phải có các giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường sống địa phương. Với lý do trên, trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chọn Đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất hình khu sinh thái công nghiệp- Ứng dụng tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương”. Khóa luận tốt nghiệp của tôi dựa trên những lý luận cơ bản ban đầu về STCN cũng như thực tế phát triển công nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình phát triển công nghiệp tại địa phương và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn để xây dựng các khu công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường trên địa bàn huyện Tứ Kỳ .2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm đạt 3 mục tiêu sau:+ Về lý luận, làm rõ khái niệm về STCN và những vấn đề lý thuyết liên quan.+ Đánh giá thực trạng các hình sản xuất công nghiệp của huyện trên quan điểm STCN.+ Đề xuất giải pháp phù hợp để phát triển các khu STCN 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được xác định giới hạn trên phạm vi sau:• Về không gian, đề tài tiến hành nghiên cứu tại 4 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ. • Về thời gian, tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động sản xuất công nghiệp từ năm 2000 đến nay.4. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận chung của đề tài là dựa trên quan điểm coi các KCN là một phức hệ sinh thái, kết nối hài hòa giữa hệ sinh thái công nghiệp với hệ sinh thái tự nhiên.phương pháp thực tế: Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra thực địa: Thu thập thộng tin cần thiết từ cơ quan chức năng( số liệu thống kê của các sở, ban, ngành), kết hợp với quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên- kinh tế- xã hội trên địa bàn.5. Kết cấu của đề tàiNgoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp của tôi được chia làm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về sinh thái công nghiệpChương 2: Thực trạng về tình hình phát triển công nghiệp tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng khu STCN tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải DươngĐể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của T.S Nguyễn Chí Quang, cùng các thầy cô giáo trong khoa kinh tế môi trường, cũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của ban lãnh đạo phòng tài nguyên và môi trường huyện Tứ Kỳ .Do thời gian, hiểu biết và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và bạn đọc về khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn!Chương 1. Tổng quan về sinh thái công nghiệpI.Khái niệm về hệ sinh thái, hệ sinh thái công nghiệp và quá trình trao đổi chất công nghiệp1.1.1. Khái niệm về hệ sinh tháiTheo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hệ sinh thái (ecosystem) là một đơn vị không gian hay đơn vị cấu trúc trong đó bao gồm các sinh vật sống và các chất vô cơ tác động lẫn nhau tạo ra sự trao đổi vật chất giữa các bộ phận sinh vật và thành phần vô sinh.Hình 1.1. Sơ đồ hệ sinh thái1.1.2. Đặc điểm của hệ sinh tháiHệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ…)Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài cao hay thấp, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất( chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó). Hệ sinh thái có kính thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3 dòng( dòng vào, dòng ra và dòng đối lưu) vật chất, năng lượng và thông tin.Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng. Nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.Dựa vào nguồn năng lượng, hệ sinh thái được chia thành:• Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời, rừng, biển, đồng cỏ…• Hệ sinh thái nhận năng lượng từ môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ sung.• Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng do con người bổ sung như: hệ sinh thái công nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp • Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: Điện, nguyên liệu…1.1.3. Hệ sinh thái công nghiệpHệ sinh thái công nghiệp là một hệ công nghiệp được thiết kế theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh- tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng. Hay nói cách khác, hệ sinh thái công nghiệp nhằm tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải. Các nhà khoa học cho rằng: hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên. Hệ STCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Với mục tiêu bảo vệ sự tồn tại sinh thái của hệ thống tự nhiên, đảm bảo chất lượng sống của con người và duy trì sự tồn tại mang tính kinh tế của hệ thống CN, kinh doanh, thương mại.Hệ sinh thái công nghiệp được chia làm 2 loại: - Hệ STCN theo chu trình vòng đời sản phẩm: Trong trường hợp này, ranh giới của hệ STCN được xác định theo các thành phần kinh tế (cả nhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể.- Hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu: Tương tự hệ sinh thái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thành phần liên quan đến một loại nguyên liệu cụ thể.1.1.4. Quá trình trao đổi chất công nghiệpQuá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật chất và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ công nghiệp, đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ. Trao đổi chất công nghiệp cung cấp cho chúng ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến môi trường.1.1.5. Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học. [...]... vào giảng dạy ở đại học Nauy Năm 2001, thành lập cộng đồng quốc tế về sinh thái công nghiệp ISIE (international Society for industrial Ecosystem) Sau đó, hàng loạt các dự án sinh thái công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái, cụm công nghiệp sinh thái được nghiên cứu và thành lập STCN hình thành trên cơ sở sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng... càng nhiều, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM., Hải Phòng, Đà Nẵng…Cùng với đó, những vấn đề về môi trường đang đặt ra tại các KCN , CCN đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải tìm ra một hình phát triển mới thay thế hình công nghiệp truyền thống Hiện tại, hình STCN đang được các nước phát triển áp dụng rộng rãi, vậy Việt Nam có thể áp dụng hình này vào điều kiện... vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên như sau: • Bước 1: Ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn • Bước 2: Tái sinhtái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải ) • Bước 3: Thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh • Bước 4: Xử lý hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) ... Sinh thái công nghiệp, đáp ứng yêu cầu về môi trường, tạo việc làm và đổi mới công nghệ Trên cơ sở Dự án chung, đã hình thành 4 dự án nhỏ: Chattanooga (Tennessee), Port of Cape Charles (Virginie), BaltiMore (Maryland) và Brownsville (Texas) Dự án Hệ sinh thái công nghiệp đã xác định các cơ sở cho một hình thức phát triển mới đối với các khu công nghiệp Hiện nay, ở nước Mỹ đã hình thành 14 hệ sinh thái. .. môi trường của nước ta sẽ phải tiến tới hình đó Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, chúng ta phải áp dụng hình theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Tái sinhtái sử dụng chất thải, (2) Xử lý cuối đường ống, (3) thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải... thành 14 hệ sinh thái công nghiệp EPA đã thiết lập được 2 công cụ mới hỗ trợ Hệ Sinh thái công nghiệp: Trước hết là công cụ tổ chức, EPA đã cho thành lập Trung tâm Phát triển Sinh thái công nghiệp quốc gia - NCEID NCEID có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển dựa trên quan điểm phát triển sinh thái công nghiệp, phát triển các công cụ và tạo dựng... xây dựng các khu STCN trên thế giới, ta thấy rằng: hình xây dựng hệ sinh thái khu STCN gồm có 4 bước chính: • Bước một là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến khu công nghiệp nghiên cứu • Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn • Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinhtái sử dụng các chất thải còn lại... cấp tài chính cho các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu tiền khả thi về việc thành lập Hệ sinh thái công nghiệp Grande-Synthe Kết quả nghiên cứu đã đưa ra Dự án Sinh thái và Kinh tế đối tác Khu vực Grande-Synthe” Đến nay, Dự án đã thực hiện được những hạng mục công việc sau: • Tổng kết và đánh giá chất thải công nghiệp, xác định danh sách chất thải phải nộp thuế; • Tối ưu hóa thủ tục đánh thuế (phương... ta có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động, do đó hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng với các KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau Thứ ba, khi áp dụng hình này vào Việt Nam, chúng ta không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa hình lý thuyết vào... STCN thể hiện sự chuyển hóa hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng hình tổng thể hơn_hệ STCN (industry ecosystem) Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác Trong khu STCN cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu . MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNGTên Đề Tài: Nghiên cứu đê xuất mô hình Khu sinh thái công nghiệp- Ứng dụng. các khu STCN 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu

Ngày đăng: 21/11/2012, 10:03

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ hệ sinh thái - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 1.1..

Sơ đồ hệ sinh thái Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 1.1. Sơ đồ hệ sinh thái - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 1.1..

Sơ đồ hệ sinh thái Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 1.2. đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện tại. - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 1.2..

đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện tại Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.3. mô tả khái niệm STCN - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 1.3..

mô tả khái niệm STCN Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.3. kết quả thu được khi xây dựng khu STCN Kalundborg - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 1.3..

kết quả thu được khi xây dựng khu STCN Kalundborg Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 1.6. Mô hình cụm STCN An Giang - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 1.6..

Mô hình cụm STCN An Giang Xem tại trang 30 của tài liệu.
Mô hình cụm STCN cho nghề các ở An Giang hiện đang được nhiều địa phương áp dụng, Mô hình này phù hợp với điều kiện các vùng có thế  mạnh về khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu. - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

h.

ình cụm STCN cho nghề các ở An Giang hiện đang được nhiều địa phương áp dụng, Mô hình này phù hợp với điều kiện các vùng có thế mạnh về khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình1. 7: Các bước cơ bản xây dựng mô hình kỹ thuật khu STCN tại Việt Nam - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 1..

7: Các bước cơ bản xây dựng mô hình kỹ thuật khu STCN tại Việt Nam Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tứ Kỳ - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 2.1..

Cơ cấu kinh tế huyện Tứ Kỳ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 2.2..

Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.3. cơ cấu sử dụng đất tại các KCN - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 2.3..

cơ cấu sử dụng đất tại các KCN Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng2.4: Nhu cầu dùng nước cho KCN - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 2.4.

Nhu cầu dùng nước cho KCN Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 2.1. Mô hình STCN tại huyện Tứ Kỳ - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 2.1..

Mô hình STCN tại huyện Tứ Kỳ Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.5: Đầu vào- đầu ra của nhà máy sản xuất lương thực- thực phẩm - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Bảng 2.5.

Đầu vào- đầu ra của nhà máy sản xuất lương thực- thực phẩm Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 2.2.Các lợi ích của STCN - Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương

Hình 2.2..

Các lợi ích của STCN Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan