Tài liệu Giấy phép-Hợp đồng kinh tế pdf

7 304 0
Tài liệu Giấy phép-Hợp đồng kinh tế pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối phó với làn sóng giấy phép con? VNECONOMY cập nhật: 04/01/2007 Sự “tái xuất” của "làn sóng" giấy phép kinh doanh đang làm dấy lên những bức xúc trong các doanh nghiệp. Họ cho rằng việc bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh nhưng không thay đổi triệt để cách làm luật của các cơ quan hành chính nên vẫn không thay đổi được “bản chất sự việc”. Vì sao Chính phủ không thể đẩy lùi làn sóng giấy phép con trong những năm qua, và hướng xử lý sẽ như thế nào? Ông Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, kiêm Tổ phó Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, vừa có cuộc trao đổi với chúng tôi về vấn đề này Sự trở lại của "làn sóng" giấy phép kinh doanh thời gian vừa qua được các doanh nghiệp xem như là tái ban hành các luật lệ cũ dưới hình thức mới nhưng các phản ứng lại không thu hút được sự chú ý của xã hội. Liệu có phải Tổ công tác hiện tại hoạt động kém hiệu quả so với tổ công tác trước? Tổ công tác hiện nay được kế thừa từ Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp trước kia, và mới đi vào hoạt động được gần 3 tháng nay. Tuần nào chúng tôi cũng họp để xem xét cách áp dụng của 2 luật và các nghị định kèm theo của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp để cố gắng tháo gỡ khó khăn thực tế. Trong khi đó, việc ban hành các giấy phép con của các bộ, ngành, địa phương là cả một quá trình, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây. Ngoài chức năng giám sát việc thực hiện hai luật này, Thủ tướng cũng giao cho Tổ rà soát lại các giấy phép con. Chúng tôi đã chuẩn bị Nghị định về quản lý Nhà nước về giấy phép, nhưng tiếc là không thể ban hành được. Tại sao lại khó khăn vậy, thưa ông? Chính phủ đã không thể ban hành nghị định này vì hai lý do. Thứ nhất, Việt Nam đã có Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Theo luật này, các cơ quan soạn thảo cấp dưới và Quốc hội khi xem xét thông qua các luật cũng đã phải xem liệu tính hợp lý của các giấy phép cài trong luật đó và đồng ý chấp nhận có giấy phép hay không trong từng lĩnh vực, trong từng luật. Vì vậy, khi luật đã ban hành (mà có cài giấy phép con) thì không còn thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Thứ hai, Luật Doanh nghiệp mới đã quy định cụ thể là chỉ Chính phủ và cơ quan trên Chính phủ (Quốc hội) mới được quyền ban hành các văn bản quy định về giấy phép con. Nghĩa là các bộ, ngành và chính quyền địa phương không được quy định về giấy phép con, hay điều kiện kinh doanh trong các thông tư, hướng dẫn, hay văn bản. Nếu trong một nghị định của Chính phủ mà nói sửa đổi hoặc không cho thực hiện một giấy phép đã được quy định trong luật hay pháp lệnh của Quốc hội, hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì vi hiến, trái pháp luật. Đây là lý do không thể có nghị định này. Tuy nhiên, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Tổ công tác xem xét lại toàn bộ hệ thống giấy phép con hiện tại trong các luật và sau đó sẽ kiến nghị lên Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để điều chỉnh luật đó. Còn những giấy phép con không phù hợp cài trong nghị định, thì sẽ được Chính phủ xem xét vì đây thuộc quyền của Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan hành chính thường tìm cách mở rộng quyền lực của mình thông qua việc tái ban hành các luật lệ cũ dưới hình thức mới. Nhưng rõ ràng việc các bộ, ngành ban hành các giấy phép con là vi phạm pháp luật, và vi hiến. Ông bình luận như thế nào? Thực ra, việc các bộ, ngành, chính quyền địa phương ban hành các giấy phép cũng có tính lịch sử. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện Nhà nước pháp quyền, và hệ thống văn bản đang trong quá trình hoàn thiện. Hơn nữa, cũng chỉ Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7 vừa qua vừa rồi mới chính thức quy định là các bộ và UBND không được quy định về giấy phép và điều kiện kinh doanh. Còn trước đó, các bộ và chính quyền địa phương vẫn có quyền ban hành các giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh, theo yêu cầu quản lý. Cho nên, họ vẫn còn quen với nếp cũ. Thực tế là các giấy phép con đang mọc thêm, và điều này chứng tỏ chúng ta đang có tình trạng lạm dụng giấy phép. Bộ nào, ngành nào cũng muốn ban hành giấy phép thì mới cho rằng mới quản lý được, đấy là tôi chưa nói đến những tiêu cực khác. Hơn 150 giấy phép đã bị bãi bỏ theo đề nghị của Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp trước kia, nhưng nay thì số giấy phép lại trở lại như cũ, thậm chí là hơn. Theo thống kê của VCCI thì hiện tại có tới 300 giấy phép đã được ban hành. Vậy Tổ công tác sẽ có kế hoạch như thế nào với những giấy phép mới này? Sang n m m i T công tác t p trung r soát các to n b h th ng gi y phép, v trên c s ó ki n ngh v iă ớ ổ ậ à à ộ ệ ố ấ à ơ ởđ ế ị ớ Th t ng bãi b . Nh ng i u quan tr ng h n l chúng tôi ph i tìm m t c ch t ng th v th ch , thủ ướ ỏ ư đề ọ ơ à ả ộ ơ ế ổ ể ề ể ế ủ t c h nh chính, n ng l c b máy n gi n hóa c qu n lý Nh n c nh ng t o thu n l i cho doanhụ à ă ự ộ đểđơ ả đượ ả à ướ ư ạ ậ ợ nghi p.ệ Linh Đan thực hiện Hợp đồng và khế ước trong kinh tế thị trường VNECONOMY cập nhật: 02/12/2006 Trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, pháp luật của nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều sử dụng hai hình thức ký kết hợp đồng hoặc ký kết khế ước. Ở nước ta, vào công cuộc đổi mới trên 20 năm, năm 2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự làm nền tảng cho các mối giao lưu dân sự, kinh tế. Đáng chú ý là tất cả các mối giao lưu kể trên đều được Luật Dân sự và các đạo luật khác quy định chỉ dùng hình thức hợp đồng, không dùng hình thức khế ước. Nói riêng Bộ luật Dân sự gồm 777 điều đã có tới 205 điều từ điều 388 đến 593 ấn định về các loại hợp đồng, nội dung cụ thể của từng chủng loại, quyền nghĩa vụ các bên tham gia, trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật về nhà ở (2005), Luật kinh doanh bất động sản (2006) cùng sử dụng hình thức hợp đồng trong tất cả các mối giao lưu về bất động sản và nhà ở. Hình thức khế ước tuy không xuất hiện trong các đạo luật nhưng đã được sử dụng trong đời sống thực tiễn của dân ta từ lâu đời như việc mua bán ruộng đất, nhà cửa trước đây chúng ta có phòng quản lý văn khế, (giấy tờ khế ước) hoặc trong một thời gian sau giải phóng miền Nam có phòng chưởng khế, nay ở các tỉnh gọi là phòng công chứng có chức năng chính là chứng thực các giấy tờ giao dịch dân sự (các giao dịch bằng khế ước). Vậy nên chẳng cần phân biệt hình thức hợp đồng với hình thức khế ước xem nó có tác dụng thực tiễn gì, nếu không phân biệt thì nó có tác hại như thế nào trong đời sống kinh tế thị trường, trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội dân sự ở nước ta. Từ những giao lưu dân sự nhỏ trong công việc thường ngày đến những mối quan hệ lớn có tầm bao quát vĩ mô, giữa cá nhân với các nhân, tổ chức với tổ chức, cá nhân với tổ chức nói chung, được thể hiện ở 3 mối quan hệ lớn. 1. Quan hệ cạnh sinh Quan hệ cạnh sinh (antibiose) được hiểu như nếu hai bên ký 1 văn bản hợp đồng hoặc khế ước thì quyền của bên này phải là nghĩa vụ của bên kia, quyền của bên kia phải là nghĩa vụ của bên này. Quyền, lợi ích và nghĩa vụ của hai bên là ngược chiều, lợi ích của bên này là thiệt hại của bên kia (và ngược lại). Trong quan hệ mua bán, người mua muốn mua được giá thấp, người bán lại muốn bán với giá cao, hai bên có lợi ích ngược chiều nên mỗi bên đều nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình, mâu thuẫn với lợi ích bên kia. Trong quan hệ giữa chủ nợ với người đi vay, giữa người thuê với người cho thuê, giữa người đi cầm cố, thế chấp tài sản với người nhận cầm cố, thế chấp đều là các mối quan hệ ngược chiều qua lại về quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên. Trong quan hệ giữa các doanh nghiệp dù là quan hệ quốc nội hay quốc tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào: mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền hay thương quyền mỗi bên đều phải giữ được lợi thế của mình, tăng sức cạnh tranh nên các quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa các bên đều quan hệ ngược chiều, ngược hướng. Đã là những quan hệ cạnh sinh thì hai bên cần ký kết một bản khế ước (contrat) không nên ký một bản hợp đồng (convention). Vì sao cần có sự phân biệt? Hãy xem một bản hợp đồng có điều gì khác với một bản khế ước. 2. Quan hệ cộng sinh Quan hệ cộng sinh (symbiose) được hiểu khi hai bên ký một văn bản hợp đồng hoặc khế ước thì hai bên đều cùng hưởng, cùng chịu, cùng chia sẻ các hoạt động, thụ hưởng kết quả. Gặp khó khăn các bên gặp nhau tìm biện pháp khắc phục bao gồm cả những biện pháp có lợi hoặc không có lợi cho mình. Trong quan hệ cộng sinh, các quyền, lợi ích và nghĩa vụ phần lớn là thuận chiều, cùng chiều, ít trái ngược hoặc không có trái ngược. Trong quan hệ thành lập một công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc 1 hợp tác xã, một liên doanh với nước ngoài, các thành viên tham gia đều cùng chung một mục đích, cùng thực hiện các nghĩa vụ, cùng hưởng các lợi ích theo điều lệ, được coi như 1 bản hợp đồng gốc. Trong quan hệ thành lập các hội, các hiệp hội hiện nay, theo pháp luật nước ta, các bên tham gia đều có các quyền, nghĩa vụ cùng chiều, cùng hưởng, không có mối quan hệ ngược chiều giữa các thành viên. Những quan hệ cộng sinh cần được ký kết bằng một bản hợp đồng (convention) không thể ký bằng một bản khế ước. Do có thói quen của mấy thập kỷ hoạt động theo chế độ bao cấp, các mối quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại đều được giao lưu trong quan hệ cộng sinh, mọi hoạt động đều tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch, các bên đều cùng chung một mục đích phục vụ nền kinh tế tập trung, lợi nhuận nhiều hay bị thua lỗ, hưởng nhiều hưởng ít đều được chia sẻ qua lại. Đã là các quan hệ cộng sinh, nhà lập pháp coi hình thức hợp đồng hay hơn hình thức khế ước, coi nhẹ các quan hệ cạnh sinh của kinh tế thị trường nên không đề cập đến hình thức khế ước là một hình thức cần có bên cạnh hình thức hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cộng sinh – khế ước là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cạnh sinh. Đương nhiên khi muốn giao ước hợp tác trong một lĩnh vực nhất định, hai bên có thể thoả thuận lựa chọn hình thức hợp đồng hay khế ước miễn là cân nhắc kỹ các mối quan hệ cộng sinh hay cạnh sinh trong giao ước. Sự lựa chọn linh hoạt giữa 2 hình thức hợp đồng hoặc khế ước được áp dụng nhiều trong hoạt động dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ y tế, quan hệ tặng cho tài sản Các quan hệ mua bán hàng hoá, tài sản, vay mượn, thuê mướn, cầm cố, thế chấp tài sản thì cần thiết phải dùng hình thức khế ước, không thể có sự lựa chọn giữa 2 hình thức, không nên dùng hình thức hợp đồng. 3. Quan hệ phụ thuộc Quan hệ phụ thuộc (subordination) được hiểu như hai bên giao ước, trong đó bên này phụ thuộc hoàn toàn vào bên kia. Các tập đoàn kinh tế lớn ở một số nước thành lập ra công ty mẹ, công ty con, các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, mối quan hệ nội bộ đó đều là các quan hệ phụ thuộc. Ở nước ta, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp các thành phần kinh tế đang có xu hướng thành lập công ty mẹ, công ty con. Các mối quan hệ phụ thuộc đó, xét trong điều kiện kinh tế thị trường, cái nào thuộc quan hệ cộng sinh, cái nào thuộc quan hệ cạnh sinh, đều chưa thật rõ ràng. Quan hệ giữa các Cty con với nhau trong một Cty mẹ là quan hệ cộng sinh hay cạnh sinh, chưa có lời giải đáp. Trong lĩnh vực thuần tuý dân sự, quan hệ phụ thuộc 1 chiều được xem như một bên hoàn toàn có nghĩa vụ, một bên hoàn toàn có quyền. Bên có nghĩa vụ phải làm (hoặc không làm) những công việc cần thiết vì lợi ích của bên có quyền – Luật dân sự năm 2005 gọi tên là hợp đồng đơn vụ. Hai bên trong quan h ph thu c có th l a ch n hình th c h p ng ho c hình th c kh c. k tệ ụ ộ ể ự ọ ứ ợ đồ ặ ứ ế ướ Để ế lu n, c n coi kh c l m t lo i h p ng, nh ng không th coi h p ng l kh c, m c n có s phânậ ầ ếướ à ộ ạ ợ đồ ư ể ợ đồ à ế ướ à ầ ự bi t, l a ch n khi ký k t n u tranh ch p x y ra d b gi i quy t.ệ ự ọ ế để ế ấ ả ễ ề ả ế LS Nguyễn Văn Thảo Ranh giới công ty và gia đình VNECONOMY cập nhật: 02/01/2007 Từ những cửa hàng “gia công” bánh kẹo, Kinh Đô mua đứt kem Wall’s, “thôn tính" Tribeco và không đứng ngoài thị trường địa ốc. Nhưng tài sản lớn hơn mà Kinh Đô tạo lập trong những năm gần đây không chỉ là nhà cửa hay bánh kẹo mà còn là một nền quản trị đem đến tự tin cho những nỗ lực mới, vươn ra. Linh hồn của công cuộc thiết lập nền quản trị ấy là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Trần Kim Thành Thưa ông, người ta trầm trồ nhưng không ngạc nhiên khi Kinh Đô mua kem Wall’s hay Tribeco, nhưng, giờ đây, Kinh Đô "nhảy" sang kinh doanh cả địa ốc? Khi gia đình tôi ra định cư ở nước ngoài, để lại cơ sở buôn bán bánh kẹo Đô Thành, tôi và em trai tôi, Trần Lệ Nguyên, mỗi người vốn đang có một tiệm bánh, đưa hết, lập ra Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô. Nói dài dòng như thế để thấy, anh em chúng tôi đã nghĩ đến bất động sản từ trước, và đã có một quá trình chuẩn bị cho nó, chứ không phải chạy theo. Ở thời điểm này, thưa ông, đã có nhiều đại gia "thống lĩnh" trong lĩnh vực bất động sản? Nhưng cũng tới thời điểm này, hành lang pháp lý cho kinh doanh bất động sản mới từng bước hoàn thiện. Chúng tôi không có ý định "buôn đất" nên không nghĩ là mình đã đặt chân vào địa ốc quá chậm. Đã từng có nhiều đột phá trong lĩnh vực thực phẩm, tôi tin chúng tôi cũng sẽ có những đột phá để tạo thương hiệu cho Kinh Đô về mặt bất động sản. Thưa ông, Kinh Đô bắt đầu từ quy mô của một cơ sở sản xuất gia đình, có không ít những cơ sở gia đình, nhờ nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đã giàu có rất nhanh, trở thành những đại gia. Tuy nhiên, các “đại gia” này vẫn thường thích “quát nạt” và điều hành đại công ty của mình theo hình thức gia trưởng. Điều gì đã khiến cho ông không biến mình trở thành một “gia trưởng”? Mục tiêu mà một công ty hướng tới luôn là sự phát triển. Mục tiêu mà những cá nhân lãnh đạo công ty tìm kiếm là muốn trở thành những nhà quản trị giỏi chứ không phải có quyền quản trị nhờ nắm giữ phần vốn lớn hay có chức hàm. Ngoài việc làm tất cả để đưa công ty phát triển, bản thân tôi còn muốn trở thành một nhà quản trị thực thụ. Chính vì thế mà tôi đã không ngừng học hỏi và liên tục trau dồi. Và, người ta thấy ông có mặt ở hầu hết các lớp học dành cho các doanh nhân? Các doanh nhân cần một kiến thức lớn hơn nhiều cái mà nhà trường có thể cung cấp cho họ. Tôi dự nhiều lớp học, nhưng không chỉ trông chờ những gì thầy trao cho mình, tự học là một phần hết sức quan trọng. Tôi tự học bằng đọc và quan sát. Tôi tin vào khả năng tự học không mệt mỏi của mình. Ở công ty, tôi cho mở một chương trình dạy về quản trị kinh doanh riêng cho công ty, chương trình được coi là một “MBA nội bộ”. Các lãnh đạo cấp cao được yêu cầu phải đứng lớp, những người học trước truyền lại những kinh nghiệm của mình trong những lớp này. Mai này, khi Kinh Đô phát triển tới quy mô 50-100 công ty thì lực lượng được đào tạo từ những lớp “MBA” đó sẽ trở thành những nhà quản trị. Lớp học đã tổ chức được hơn hai năm nay, những người theo học thấm nhuần văn hoá chia sẻ. Và điều quan trọng là, đội ngũ của Kinh Đô có từ nhiều nguồn, được đào tạo từ nhiều nước khác nhau. Thông qua những lớp học như vậy, họ sẽ hiểu cùng một ý nghĩa, áp dụng cùng một phương pháp và nói cùng một ngôn ngữ. Ông là người Hoa lại học theo Tây, thế ông thích cách hành xử của phương Tây hay của người Hoa hơn? Có lẽ cách hành xử của người phương Tây là cách hành xử dựa trên nền tảng của khoa học quản trị thay vì dựa vào mối quan hệ của các ông chủ. Tuy nhiên, tôi kết hợp cả hai và tùy đối tác nào thì nghiêng hơn về phương thức ấy. Thưa ông, nếu Kinh Đô vẫn là một công ty gia đình thì ông Thành, ông Nguyên sẽ là những ông chủ gần như tuyệt đối, nhưng với một Kinh Đô phát triển như ngày nay, ông Thành ông Nguyên sẽ không thể nhất cử, nhất động dùng “quyền huynh, thế phụ” được nữa, bước phát triển ấy có đôi khi làm ông chạnh lòng? Mỗi thành viên ở Kinh Đô đều phải mất mấy năm chuẩn bị về mặt tâm lý để đón nhận sự thay đổi này. Tới một thời điểm nào đó, mọi người đều thấy rằng, làm ra một sản phẩm tốt không còn là điều khó nữa. Cái khó hơn là làm ăn lớn mà chất lượng sản phẩm và hoạt động kinh doanh vẫn phát triển một cách bền vững. Quản trị đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Muốn công ty trở thành công ty lớn thì không có cách nào khác là phải thoát khỏi cung cách quản lý gia đình. Từ năm 1999 khi xu hướng mở cửa và hội nhập đã rõ, chúng tôi nhận ra, trước sau gì, công ty cũng phải lớn lên. Một câu hỏi mà các thành viên Kinh Đô cũ phải trả lời được là mọi người muốn công ty hoạt động chỉ để kiếm tiền hay để công ty tồn tại lâu dài. Khi mọi người đã thống nhất với mục tiêu này, tôi nói với họ, từ nay, chúng ta sẽ không còn quyết định tất cả nữa. Bản thân ông cảm thấy thế nào khi chuyển từ một ông chủ sang một ông Trần Kim Thành CEO? Từ chỗ mọi việc đều do mình quyết đến chỗ phải làm cho cả một hệ thống vận hành, phải tranh luận và nghe phản biện không phải là một điều đơn giản. Nhưng, quả thực là làm việc trong môi trường như thế, tôi thấy hứng thú hơn rất nhiều. Thực ra thì trong nhà, tôi là anh lớn nhất (ông Thành sinh năm 1960, ông Nguyên sinh năm 1968), nhưng kể cả trước đây, tôi không bao giờ dùng quyền anh cả để ép buộc. Tôi không bao giờ lẫn lộn mối quan hệ công ty với gia đình. Có những gia đình, việc làm ăn chung không tồn tại lâu, theo tôi là vì họ không làm rõ được ranh giới đó. Ông gần như rất ít được biết đến cho đến khi ông Trần Lệ Nguyên (2002) gặp rắc rối và ông thay thế vai trò Tổng giám đốc của ông Nguyên? Thực ra thì kể cả trước đây, tôi vẫn là người hoạch định đường hướng phát triển. Nhưng vì lúc đó, Nguyên giữ chức Tổng giám đốc, tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Ông Trần Lệ Nguyên là một người “chơi hết mình” như ông ấy có lúc tuyên bố, và đôi khi, những cuộc chơi của ông ấy cũng đã gây ra một vài điều tiếng. Dư luận bây giờ cũng rất quan trọng với Kinh Đô, hai anh em có thường chia sẻ với nhau về điều đó? Em tôi đã lớn, và có những sở thích không thuộc phạm vi công ty, tôi để cho Nguyên hành xử như một người đã trưởng thành. Là người anh, tôi luôn đứng ở sau lưng Nguyên, luôn làm hết mình để dù trong tình huống nào cũng không được để cho em mình ngã. Bây giờ hai anh em ở hai nhà khác nhau, nhưng buổi trưa nếu ở công ty lại ngồi ăn cơm với nhau. Điều gì cần chia sẻ thì chia sẻ, khi nào cần lời khuyên thì khuyên. Từ khi ông bắt đầu xuất hiện trước công chúng, hình ảnh của Kinh Đô trở nên được tin cậy nhiều hơn, ông có thấy, với một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng, hình ảnh cá nhân của người đứng đầu là hết sức quan trọng? Tôi không phủ nhận vai trò cá nhân, nhưng Kinh Đô phát triển mạnh lên không phải chỉ vì do tôi làm Tổng giám đốc. Từ khi tôi thay thế em tôi kiêm thêm chức vụ này, thời cuộc mở ra nhiều cơ hội cho Kinh Đô phát triển lớn hơn. Ông nghĩ sao về con cái, ông có muốn con ông rồi cũng trở thành một nhà quản trị Kinh Đô? Không nên bắt con cái sống cho mình mà hãy để chúng sống cho bản thân chúng. Mình cũng đã từng ước mơ và bươn chải tạo lập sự nghiệp. Con cái mình cũng có ước mơ của nó, cũng mong muốn có sự nghiệp riêng. Để nó thực hiện được ước mơ riêng của nó thì nó mới hạnh phúc. Cha mẹ chỉ nên tạo điều kiện chứ cái gì cũng quyết hết thì đâu có công bằng. Theo Sài Gòn tiếp thị . hiện Hợp đồng và khế ước trong kinh tế thị trường VNECONOMY cập nhật: 02/12/2006 Trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, pháp luật của nhiều nước có nền kinh. định về giấy phép và điều kiện kinh doanh. Còn trước đó, các bộ và chính quyền địa phương vẫn có quyền ban hành các giấy phép hoặc các điều kiện kinh doanh

Ngày đăng: 24/01/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan